Tất cả bệnh nhân (N=100) Hạ thân nhiệt 28 1 30 42 32 57
Thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể (phút) 102,93 ±27,49(100,0 [62,0 - 220,0]) Thời gian kẹp ĐM chủ (phút) 67,25 ± 17,77 (64,5 [39,0 - 150,0]) Số lần sử dụng liệt tim 1 5 2 34 3 52 4 8 5 1
Nhận xét: Để bảo vệ cơ tim, hạ thân nhiệt trong lúc phẫu thuật là rất quan trọng. 57% bệnh nhân được hạ thân nhiệt 320C, các bệnh nhân còn lại, chiếm 43% được hạ thân nhiệt 300C hoặc 280C. Việc hạ thân nhiệt trong lúc phẫu thuật khác nhau trên từng bệnh nhân, do mức độ tổn thương của bệnh hở van hai lá hoặc các bệnh lý đi kèm.
Thời gian chạy máy tuần hoàn ngoài cơ thể trung bình là 109,2 phút. Thời gian kẹp động mạch chủ trung bình khoảng 1 giờ.
Dung dịch liệt tim để bảo vệ cơ tim được sử dụng là dung dịch liệt tim gián đoạn pha với máu ấm có nồng độ Kali cao, truyền vào gốc động mạch chủ để vào mạch vành qua bơm tiêm điện. Kết quả cho thấy khoảng ½ trường hợp bệnh nhân (chiếm 52%) cần phải truyền lặp lại 3 lần dung dịch liệt tim trong lúc phẫu thuật. 34% bệnh nhân cần 2 lần truyền dung dịch liệt tim, và có 5 trường hợp phẫu thuật thuận lợi chỉ cần 1 lần truyền dung dịch liệt tim. Tuy nhiên, cũng có các trường hợp phức tạp hơn, thực hiện thời gian phẫu thuật kéo dài; trong đó có 8% trường cần truyền 4 lần dung dịch liệt tim, và 1 trường hợp cần 5 lần truyền dung dịch liệt tim.
Liều đầu tiên được thực hiện trong 4 phút, nồng độ ion K+ đạt được là 22-24 mEq/l; liều thứ hai trở đi, thực hiện trong 2 phút, nồng độ K+ đạt được 11-12 mEq/l.
3.1.3.2. Trụ cơ và số cặp dây chằng sử dụng trên mỗi bệnh nhân
Biểu đồ 3.5. Số cặp dây chằng sử dụng trên mỗi bệnh nhân
Nhận xét: Đa số trường hợp bệnh nhân được sử dụng 1 cặp dây chằng
nhân tạo (chiếm 55%) đến 2 cặp dây chằng nhân tạo (chiếm 41%), nghĩa là từ 2 dây chằng đến 4 dây chằng nhân tạo được gắn trên van hai lá (chiếm tổng cộng 96%). Có 4 trường hợp cần phải gắn 3 cặp dây chằng nhân tạo, tức là 6 dây chằng nhân tạo.