Đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu áp dụng phương pháp sửa van sử dụng dây chằng nhân tạo trong bệnh hở van hai lá (Trang 63 - 64)

2.3.1. Thời gian đánh giá kết quả

Ngắn hạn: trong vòng 30 ngày sau mổ Trung hạn: 3 năm theo dõi sau mổ

2.3.2. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả

Đánh giá kết quả phẫu thuật được dựa vào hai tiêu chuẩn chính: - Tiêu chuẩn lâm sàng: dựa theo phân loại suy tim NYHA [35].

- Tiêu chuẩn cận lâm sàng: dựa theo đánh giá độ nặng hở van hai lá bằng siêu âm tim của tác giả Phạm Nguyễn Vinh [12] (Bảng 1.1).

Kết quả tốt: Nhóm hở van độ 1, áp lực động mạch phổi về bình thường, đường kính thất trái bình thường, khơng có triệu chứng lâm sàng (NYHA I).

Kết quả trung bình: Nhóm hở van độ 2, khơng có dấu hiệu lâm sàng,

áp lực động mạch phổi và đường kính thất trái bình thường.

Kết quả xấu: Nhóm hở van độ 3 hoặc độ 4, có dấu hiệu suy tim

(NYHA III), còn cao áp động mạch phổi và đường kính thất trái cịn lớn. Dùng siêu âm Doppler màu để đánh giá mức độ hở van hai lá. Cụ thể là:

+ Tính tỉ lệ diện tích dịng hở (cm2) trên diện tích nhĩ trái. Hở nhẹ độ 1 khi tỉ lệ là 20%

Hở vừa độ 2 khi tỉ lệ là 21% - 40% Hở nặng và rất nặng khi tỉ lệ trên 40%

+ Dựa vào Vena contracta (VC): Đo độ rộng tại gốc của dòng hở (mm) Hở nhẹ độ 1 : < 3 mm

Hở vừa độ 2 : 3-6 mm Hở nặng và rất nặng: > 6 mm

+ Đôi khi dựa trên lượng máu phụt ngược: Là hiệu số của lượng máu qua van hai lá kỳ tâm trương (QM) với lượng máu qua van động mạch chủ kỳ tâm thu (QA) so với chụp buồng thất có cản quang, phương pháp này có hệ số tương quan từ 0,82-0,91, cịn có thể tính phân suất tống máu:

Phân suất tống máu = (QM – QA) / QM

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu áp dụng phương pháp sửa van sử dụng dây chằng nhân tạo trong bệnh hở van hai lá (Trang 63 - 64)