Những kỹ thuật mới trong phẫu thuật sửa van hai lá có sử dụng dây chằng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu áp dụng phương pháp sửa van sử dụng dây chằng nhân tạo trong bệnh hở van hai lá (Trang 49 - 50)

chằng nhân tạo

1.6.1. Cách tạo dây chằng nhân tạo kiểu vòng lặp (loop)

* Phương pháp tạo dây chằng nhân tạo kiểu vòng lặp của Changping Gan.

Tác giả đã sử dụng bìa cứng vơ khuẩn để tạo nên dây chằng nhân tạo đa vòng một cách đơn giản và có thể hiệu chỉnh độ dài các dây chằng.

* Phương pháp tạo dây chằng kiểu vòng lặp của tác giả Shigehiko Tokunaga [72]

Hình 1.19. Dây chằng kiểu vịng lặp của tác giả Shigehiko Tokunaga

“Nguồn: Tokunaga S, Yasuda S, (2014) [72]

Tác giả đã mô tả kỹ thuật sửa van hai lá với dây chằng nhân tạo kiểu vòng lặp rất hữu dụng khi cần tạo nhiều dây chằng. Mặc dù kỹ thuật này rất dễ khâu lên bờ tự do của lá van, tuy nhiên việc hiệu chỉnh lại độ dài là khơng dễ dàng và nhanh chóng.

Hiện tại, dây chằng nhân tạo vòng lặp bằng chỉ PTFE có nhiều loại như: 3 vòng, 4 vòng hay 5vòng và với chiều dài khác nhau 16mm, 18mm, 20mm, 22mm và 24mm.

1.6.2. Sửa van hai lá xâm lấn tối thiểu [55],[36]

Nội soi hỗ trợ phẫu thuật van hai lá qua đường mở ngực nhỏ trong những năm gần đây ngày càng phát triển bởi tính ít xâm lấn và thẩm mỹ.

Những phẫu thuật xâm lấn tối thiểu này được thực hiện qua đường mở ngực bên phải 6-8cm, dần dần đường phẫu thuật này được cải thiện nhỏ dần qua nhiều nghiên cứu với kết quả tốt. Đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ của người bệnh.

1.6.3. Sửa van hai lá bằng Robot [59]

Ngày nay, ngoài phẫu thuật van hai lá xâm lấn tối thiểu mang tính thẩm mỹ, hiệu quả. Sự xuất hiện của robot đã tạo nên một bước tiến mới trong lĩnh vực ngoại khoa. Phẫu thuật robot ngồi tính chính xác gần như tuyệt đối trong các thao tác phẫu thuật, còn cho phép thực hiện những trường hợp cần phẫu thuật khẩn cấp khi ở xa thông qua mạng internet.

1.6.4. Thay thế dây chằng nhân tạo tim đập [57]

Năm 2011, tác giả Joerg Seeburger và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu cắm lại dây chằng nhân tạo tim đập trên van hai lá ở 57 con heo và kết quả thành công với dụng cụ chứa 1 dây chằng nhân tạo CV4 là DS1000. Năm 2017 tác giả đã công bố nghiên thay thế dây chằng nhân tạo van hai lá tim đập trên người là khả thi.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu áp dụng phương pháp sửa van sử dụng dây chằng nhân tạo trong bệnh hở van hai lá (Trang 49 - 50)