1.3.1. Kinh nghiệm hoàn thiện chiến lược kinh doanh của một số doanhnghiệp nghiệp
Chiến lƣợc kinh doanh là vơ cùng quan trọng, chính vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp đều xây dựng và hồn thiện cho mình một chiến lƣợc riêng, là kim chỉ nam xuyên suốt mọi hoạt động. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động thực tiễn, những biến đổi của môi trƣờng, các yếu tố kinh tế, xã hội, ... chiến lƣợc
kinh doanh của doanh nghệp sẽ nảy sinh các vấn đề bất cập. Chính vì vậy, việc hồn thiện chiến lƣợc kinh doanh cho phù hợp với tình hình thực tiễn là vấn đề tất yếu và hết sức quan trọng. Có thể dẫn chứng kinh nghiệm hồn thiện chiến lƣợc kinh doanh của một số doanh nghiệp, điển hình nhƣ:
* Nhà máy Z199, Tổng cục Cơng nghiệp Quốc phịng là doanh nghiệp quân
đội, với nhiệm vụ sản xuất, sửa chữa các khí cụ điện - điện tử chuyên dùng cho Bộ Quốc phòng và sản xuất các mặt hàng điện gia dụng cũng nhƣ điện tử cho nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh sản xuất mặt hàng Quốc phòng, Nhà máy xác định mục tiêu chiến lƣợc là chiếm lĩnh thị trƣờng trong nƣớc đối với các mặt hàng quạt điện. Quạt điện mang thƣơng hiệu “PEC-Điện cơ 91-Bộ Quốc phòng là dòng sản phẩm mà ngƣời tiêu dùng trên khắp cả nƣớc vốn đã quen thuộc với,
với sản lƣợng hàng trăm nghìn sản phẩm/năm.
Tuy nhiên, quạt điện vốn là mặt hàng phổ biến có mặt trong mọi gia đình, mọi tầng lớp nên phải chịu sự cạnh tranh gay gắt bởi nhiều sản phẩm thay thế trên thị trƣờng. Bên cạnh đó, giá thành khơng ổn định của nguyên liệu đầu vào đã tác động mạnh đến chi phí sản xuất, ảnh hƣởng tới giá thành sản phẩm, trong khi giá sản phẩm đầu ra không thể tăng theo tƣơng ứng. Bên cạnh đó, sản phẩm quạt của Nhà máy phải cạnh tranh với nhiều dịng sản phẩm nƣớc ngồi nhƣ Nhật Bản, Thái Lan, … cũng nhƣ các loại sản phẩm nhập lậu tràn lan trên thị trƣờng trong nhiều năm qua.
Trƣớc khó khăn và thách thức đó, Nhà máy đã tiến hành phân tích, đánh giá mơi trƣờng kinh doanh bên trong và bên ngoài, xác định cần đổi mới, hồn thiện chiến lƣợc kinh doanh trong tình hình mới, cụ thể:
Một là, khẳng định uy tín và thƣơng hiệu qua chất lƣợng sản phẩm. Ngay từ những ngày đầu, Nhà máy Z199 là một trong số ít các doanh nghiệp quốc phịng nhận thức đƣợc ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng nhãn hiệu và
thƣơng hiệu hàng hóa. Mặc dù chịu sự biến động bởi yếu tố đầu vào song quyết không “thỏa hiệp” để làm giảm chất lƣợng sản phẩm đầu ra. Tất cả nguyên liệu đều phải đƣợc kiểm soát nghiêm ngặt theo hệ thống tiêu chuẩn ISO, đặc biệt là chất lƣợng động cơ – trái tim của sản phẩm. Bên cạnh đó, Nhà máy thƣờng xuyên động viên CB, CNV tích cực áp dụng sáng kiến, cải tiến khoa học kỹ thuật nhằm duy trì và nâng cao chất lƣợng, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tạo sức cạnh tranh, giữ vững thị phần và nâng cao uy tín thƣơng hiệu sản phẩm. Mặt khác, chú trọng tới yếu tố cải tiến mẫu mã, tính năng sản phẩm cho mục đích xuất khẩu (thị trƣờng Cu Ba)
Hai là, đa dạng hóa các dịng sản phẩm cho nhiều đối tƣợng ngƣời dùng và mục đích sử dụng khác nhau. Với hàng chục chủng loại quạt rút, quạt công nghiệp, quạt trần, … sản phẩm của Nhà máy liên tục giữ vững thƣơng hiệu “Hàng Việt Nam chất lƣợng cao” và nhiều thƣơng hiệu giá trị khác.
Ba là, triển khai đầu tƣ các dự án nâng cấp dây chuyển, đổi mới thiết bị công nghệ nâng cao năng lực sản xuất đổi mới cơng nghệ sản xuất, điển hình nhƣ dây chuyền sản xuất động cơ cổ góp. Với đặc điểm của dây chuyền lƣỡng dụng, vừa đáp ứng cho sản xuất các mặt hàng kinh tế phục vụ nội địa hóa ngành chế tạo ơ tơ, xe máy, lại vừa đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng quốc phòng nhƣ động cơ cổ góp cho các thiết bị xe máy quân sự chuyên dụng và ngành đóng tàu quân sự. sự vận hành và khai thác có hiệu quả các dây chuyền tiên tiến sẽ tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm, phù hợp với nhiều đối tƣợng ngƣời dùng, mục đích sử dụng, tạo thêm công ăn việc làm và nâng cao đời sống ngƣời lao động của Nhà máy.
Với việc đánh giá và hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn cùng với sự quyết tâm, tinh thần đổi mới dám nghĩ dám làm của tập thể đội ngũ cán bộ quản lý, cơng nhân viên, các dịng sản phẩm quạt điện của Nhà máy đã có vị trí
tƣơng đối vững chắc trên thị trƣờng tiêu dùng cả nƣớc, đủ sức cạnh tranh với sản phẩm nhập ngoại.
* Công ty TNHH Một thành viên Điện tử Sao Mai (Nhà máy Z181 – Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng ) là doanh nghiệp Quốc phòng - An ninh
của Bộ Quốc phịng. Sau năm 1990, Cơng ty đã nhanh chóng chuyển đổi cơ chế đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Ngồi các nhiệm vụ Quốc phịng thƣờng xuyên, Công ty xác định chiến lƣợc kinh doanh là nghiên cứu, sản xuất mặt hàng dân dụng có chất lƣợng cao, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc nhƣ: tivi, khuếch đại ăng ten, chấn lƣu điện tử, bể rửa siêu âm, máy khử độc thực phẩm (Ozon),… Các sản phẩm này đã khẳng định năng lực công nghệ của Công ty trong lĩnh vực điện, điện tử, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bảo đảm thu nhập cho hơn 300 CB, CNV của Công ty từ năm 2015 trở về trƣớc.
Trong những năm gần đây, sản phẩm dân dụng của Công ty chịu sự cạnh tranh gay gắt bởi các dòng sản phẩm từ các nhà sản xuất trong và ngoài nƣớc, nhất là các hãng đến từ Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, … với chất lƣợng tốt, mẫu mã đẹp. Bên cạnh đó, thị hiếu của ngƣời tiêu dùng cũng có sự thay đổi, ƣu tiên lựa chọn các sản phẩm có tích hợp cơng nghệ thơng minh, tiện lợi cho ngƣời dùng; trong khi đó, dây chuyền và cơng nghệ sản xuất của Công ty phần lớn chƣa đƣợc cải tiến, nâng cấp nên khó khăn trong đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh hiện nay.
Trƣớc thực trạng đó, Cơng ty TNHH Một thành viên Điện tử Sao Mai đã đã có sự nhìn nhận và xác định một số nội dung cần hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh, cụ thể:
Một là, đầu tƣ nguồn lực vào nghiên cứu, sản xuất lắp ráp các dòng sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, sản lƣợng lớn và dễ tiêu thụ của đời sống hàng ngày, điển hình nhƣ: Các loại xe gắn máy 2 bánh, tivi màu, máy tính,
gia cơng cơ khí, hàng điện gia dụng với tính chất của sản phẩm đƣợc lắp ráp từ các bộ linh kiện của nƣớc ngoài, đạt chất lƣợng tốt và ổn định. Việc lắp ráp bán thành phẩm tại mỗi công đoạn sản xuất phải tuyệt đối tn thủ quy trình cơng nghệ sản xuất và đạt yêu cầu kỹ thuật mới chuyển qua khâu tiếp theo, do đó chất lƣợng sản phẩm đầu ra tƣơng đối ổn định, đồng đều về chất lƣợng. Bên cạnh đó, Cơng ty tăng cƣờng hợp tác với các đơn vị trong và ngoài quân đội trong việc nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao cơng nghệ, sản xuất các sản phẩm có chất lƣợng và yêu cầu kỹ thuật cao phục vụ quốc phòng và kinh tế.
Hai là, xác định chất lƣợng là nhân tố cốt lõi, khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty. Do tính chất sản phẩm phục vụ đời sống dân sinh rất đa dạng, đáp ứng nhu cầu sử dụng khác nhau nên tất cả các yêu cầu đặt ra đều đƣợc công ty cố gắng đáp ứng để thoả mãn nhu cầu của khách hàng, cho dù đó là mặt hàng thời vụ hay truyền thống, số lƣợng ít hay loạt lớn. Do quan tâm đến chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ phong cách phục vụ nên thị phần của công ty ngày càng nâng cao và thị trƣờng ngày càng mở rộng, nhất là các mặt hàng: Vỏ tủ điện, tủ sắt để đồ, xe đẩy hàng đa năng, đèn led chiếu sáng, sản xuất mạch in nhiều lớp, thi công và lắp đặt hệ thống tự động, …
Ba là, tăng cƣờng các hoạt động quảng bá đến khách hàng về uy tín, thƣơng hiệu và sản phẩm của Công ty. Trong điều kiện kinh phí chi cho marketing cịn hạn hẹp, Cơng ty đã lựa chọn một số giải pháp phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp nhƣ: Tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm hàng năm; Gửi thƣ trực tiếp tới các tổ chức, doanh nghiệp lớn; Quảng cáo thông qua các tạp chí chuyên ngành nhƣ Tạp chí doanh nghiệp, Tạp chí Hải quan, Tạp chí Xuất nhập khẩu, … và các tập san chuyên ngành. Việc quảng cáo này đã có những tác động đến cả khách hàng trong và ngồi nƣớc, mang lại nhiều hợp đồng có giá trị lớn cho Cơng ty trong thời gian qua.
1.3.2. Bài học rút ra về hoàn thiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Q trình hồn thiện chiến lƣợc kinh doanh, mỗi doanh nghiệp cần quán triệt và tuân thủ các yêu cầu sau:
- Hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh phải chú trọng tới tầm nhìn và
mục
tiêu của doanh nghiệp. Nội dung hoàn thiện phải theo định hƣớng, mục tiêu đặt ra, tuy nhiên có thể phải xem xét, điều chỉnh lại tầm nhìn, mục tiêu cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của doanh nghiệp. Công tác thực hiện không đơn thuần chỉ dựa vào học hỏi mà phải có sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt và phù hợp với các yếu tố nhƣ nguồn lực tài chính, con ngƣời, văn hóa của tổ chức.
- Nội dung hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh phải đảm bảo tính khả thi,
phù hợp với điều kiện bên trong và bên ngồi doanh nghiệp. Đổi mới để thích ứng với điều kiện mới nhƣng trong bối cảnh đầy biến động nhƣ hiện nay, cần chú ý đến năng lực cốt lõi của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chiến lƣợc cũng phải có yếu tố thách thức nhằm tạo động lực và quyết tâm thực hiện cho CB,CNV trong doanh nghiệp.
- Nội dung hồn thiện chiến lƣợc phải có tính ƣu việt về kỹ thuật, đƣợc
sự cam kết, ủng hộ của lãnh đạo doanh nghiệp, yêu cầu phải cụ thể, tránh chung chung, phải giới hạn thời gian thực hiện và chỉ rõ các mục tiêu cần đạt đƣợc, đồng thời phải đảm bảo tính linh hoạt, có khả năng thích nghi với nguy cơ và cơ hội thƣờng xảy ra trong thực tiễn.
- Cần tính tốn sự cân bằng giữa các mục tiêu ngắn hạn cho hiệu quả trƣớc mắt song vẫn giữ vững tầm nhìn dài hạn, và đặc biệt cần duy trì sự tập trung vào
khách hàng. Bất kỳ nội dung hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh nào cũng phải dựa trên cơ sở của việc xác định và hiểu rõ về nhu cầu của khách hàng.
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu
2.1.1. Nguồn số liệu
Nguồn dữ liệu bên trong để thực hiện luận văn: Luận văn đã thu thập thông tin và dữ liệu báo cáo hàng năm của Tập đoàn CN-VT Quân đội Viettel , của các Công ty sản xuất thiết bị trong ngành, báo cáo thƣờng niên của Công ty TNHH Một thành viên Thông tin M1.
Nguồn dữ liệu bên ngoài để thực hiện luận văn: Luận văn sử dụng các thơng tin thu thập đƣợc từ các sách giáo trình, báo và các trang web của các hiệp hội nghề nghiệp có liên quan đến cơng trình nghiên cứu; Các bài viết của các nhà nghiên cứu về sản xuất thiết bị điện tử viễn thông và công nghệ thông tin, các loại sách báo, các trang web trong nƣớc và ngoài nƣớc để đánh giá cách tiếp cận của các cá nhân và tổ chức trong và ngồi nƣớc một số tƣ liệu có liên quan thu thập từ các cá nhân, đơn vị trong và ngồi nƣớc; Báo và Tạp chí nghiên cứu khoa học về chiến lƣợc kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất điện tử viễn thơng,
… q trình phân tích đánh giá để biết đƣợc rằng các cá nhân và các tổ chức họ
có quan điểm nhƣ thế nào về việc hồn thiện chiến lƣợc kinh doanh, từ đó rút ra cách tiếp cận, một số bài học kinh nghiệm, phƣơng hƣớng và giải pháp cho q trình hồn thiện chiến lƣợc kinh doanh của Công ty TNHH Một thành viên Thông tin M1.
2.1.2. Phân tích số liệu
Để làm cơ sở cho q trình phân tích, từ số liệu thu thập đƣợc qua các nguồn nêu trên, tác giả thực hiện chọn lọc để loại bỏ bớt những thơng tin cịn chƣa đƣợc kiểm chứng, xác thực để tổng hợp thành nguồn số liệu cuối cùng. Qua đó, tác giả phân tích để hệ thống hố những vấn đề lý luận và thực tiễn, đánh giá,
kiểm chứng để nghiên cứu, tổng kết, phân tích và đánh giá thực trạng các vấn đề cần nghiên cứu, xác định rõ các nguyên nhân làm cơ sở đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh của Công ty TNHH Một thành viên Thông tin M1.
2.2. Phƣơng pháp xử lý tài liệu, số liệu
2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Luận văn sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả cho tất cả các bảng thống kê về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ các nguồn lực khác của Công ty TNHH Một thành viên Thơng tin M1, vạch ra tính quy định thuộc về tính chất của hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty. Với phƣơng pháp này, các số liệu thống kê về thực trạng đƣợc dễ dàng đối chiếu và so sánh để làm sáng tỏ những kết quả cũng nhƣ những hạn chế trong việc thực thi chiến lƣợc kinh doanh ở Cơng ty. Từ đó luận văn đề xuất những giải pháp nhằm hồn thiện chiến lƣợc kinh doanh của Công ty TNHH Một thành viên Thơng tin M1 có căn cứ, có tính thuyết phục hơn.
2.2.2. Phương pháp phân tích
Tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích trong tồn bộ nội dung của luận văn. Khi một chủ để đƣợc nêu ra đều hƣớng đến thực hiện trả lời các câu hỏi “tại sao?” để cố gắng làm sáng tỏ vấn đề một cách thấu đáo, tƣờng minh.
Ở chƣơng 1, để xây dựng khung phân tích của đề tài, luận văn đã nghiên cứu và phân tích nội dung nhiều giáo trình có liên quan. Từ đó, tác giả đã nhận thức và kế thừa đƣợc những thành quả nghiên cứu trong lĩnh vực này; thấy đƣợc những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu. Trong chƣơng 3, khung lý luận và thực tiễn đã đƣợc sử dụng để phân tích thực trạng thực thi chiến lƣợc kinh doanh của Công ty TNHH Một thành viên Thông tin M1 trong những năm vừa qua. Phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng ở chƣơng 4 để tìm ra những điểm mạnh,
yếu trong chiến lƣợc phát triển kinh doanh của Cơng ty. Phân tích SWOT để xác định phƣơng hƣớng cho chiến lƣợc kinh doanh, đồng thời đề xuất các giải pháp áp dụng để hoàn thiện hơn nữa chiến lƣợc kinh doanh của Công ty TNHH Một thành viên Thông tin M1 trong thời gian tới.
2.2.3. Phương pháp tổng hợp
Trên cơ sở kết quả phân tích, phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để hệ thống và kết nối các nhân tố, từ đó có cái nhìn tổng thể và toàn diện về vấn đề cần nghiên cứu làm rõ.
Ở phần tổng quan, bằng phƣơng pháp tổng hợp, luận văn chỉ ra đƣợc
những kết quả đạt đƣợc và vấn đề cần làm rõ tiếp theo của các cơng trình nghiên cứu đã có. Đây là cơ sở quan trọng để luận văn vừa kế thừa các thành tựu nhằm tránh trùng lặp trong nghiên cứu.
Ở chƣơng 3, từ việc phân tích rất nhiều về nội dung chiến lƣợc kinh doanh và việc thực thi chiến lƣợc kinh doanh của Công ty TNHH Một thành viên Thông tin M1 trong giai đoạn trƣớc, luận văn đã sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để đƣa ra những đánh giá khái quát về thực trạng chiến lƣợc kinh doanh của
Công ty TNHH Một thành viên Thông tin M1; chỉ ra những hạn chế và nguyên