Lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần chế biến gỗ đức thành tài chính và ngân hàng (Trang 25 - 30)

1.2.1 Tổng quan về hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Khái niệm:

chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh doanh phải được xem xét một cách toàn diện về cả thời gian và không gian trong mối quan hệ với hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân( hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội)”[16].

Hiệu quả kinh tế: phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực mà doanh nghiệp có được để đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất, trong từng thời kỳ kinh doanh nhất định.

Hiệu quả xã hội: phản ánh những lợi ích về mặt xã hội đạt được từ quá trình sản xuất kinh doanh.

Phân biệt giữu kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là số tuyệt đối phản ánh quy mô đầu ra của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau mỗi kỳ kinh doanh.Trong quá trình sản xuất kinh doanh thì kết quả cần đạt được bao giờ cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp. Nóđược xác định bằng các chỉ tiêu định lượng như: số lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận... và cũng có thể phản ánh bằng chỉ tiêu định tính như uy tín, chất lượng sản phẩm.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh trình độ tổ chức và được xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nó là thước đo quan trọng cho sự tăng trưởng, là chỗ dựa cơ bản đẻ đánh giá việc thực hiện các mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.

Xét về bản chất hiệu quả và kết quả là hai yếu tố khác hẳn nhau. Kết quả phản ánh quy mơ cịn hiệu quả phản ánh sự so sánh giữa các khoản bỏ ra và các khoản thu về. Kết quả chỉ cho ta thấy quy mô đạt được là lớn hay nhỏ và không phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh. Có kết quả mới tính đến hiệu quả. Kết quả là cơ sở để tính tốn và phân tích hiệu quả trong từng kỳ kinh

doanh. Tuy kết quả và hiệu quả là hai khái niệm khác hẳn nhau nhưng chúng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Bản chất.

Theo nghĩa tổng quát thì hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh trình độ quản lý, đảm bảo thực hiện có kết quả cao về nhiệm vụ kinh tế xã hội đặt ra với chi phí nhỏ nhất.

Phạm trù kinh tế được hiểu trên hai góc độ đó là định tính và định lượng. Về định lượng: Hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ kinh tế xã hội biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra. Nếu xét tổng hợp thì người ta chỉ thu lại được hiệu quả kinh tế khi kết quả thu về lớn hơn chi phí bỏ ra, chênh lệch càng lớn thì hiệu quả càng cao.

Về mặt định tính: mức độ hiệu quả kinh tế thu được phản ánh trình độ năng lực quản lý sản xuất kinh doanh.

Hai mặt định tính và định lượng của hiệu quả kinh doanh khơng được tách rời nhau.

Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Căn cứ vào nội dung và tính chất của các kết quả sản xuất kinh doanh, người ta phân biệt hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp thành hai loại chính:

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Hiệu quả kinh tế - xã hội.

Trong đó, chúng ta đặc biệt quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh vì hiệu quả sản xuất kinh doanh gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cũng là đối tượng nghiên cứu chính của đề tài.

Dựa vào hệ thống các chỉ tiêu phân tích và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, chúng ta có các cách phân loại sau:

*Căn cứ vào cơ cấu tổ chức sản xuất:

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp. - Hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp phản ánh khái quát và cho phép kết luận về hiệu quả của tồn bộ q trình sản xuất kinh doanh của tồn doanh nghiệp (hay một đơn vị bộ phận) trong một thời kỳ xác định.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận phản ánh từng lĩnh vực hoạt động cụ thể của danh nghiệp như quá trình thu mua, sử dụng nguyên vật liệu, tài sản nguồn vốn, hoạt động kinh doanh tài chính, hoạt động bán hàng.v.v…

* Căn cứ theo thời gian.

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh ngắn hạn. - Hiệu quả sản xuất kinh doanh dài hạn.

Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn là hiệu quả kinh doanh được xem xét, đánh giá ở từng khoảng thời gian ngắn như theo tuần, tháng và theo quý.

Hiệu quả kinh doanh dài hạn là hiệu quả kinh doanh được xem xét đánh giá trong khoảng thời gian dài gắn với các chiến lược, kê hoạch dài hạn, thậm

chí người ta cịn nói đến hiệu quả kinh doanh lâu dài ngắn với quãng đời tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Giữa hiệu quả kinh doanh dài hạn và ngắn hạn có mối quan hệ biện chứng với nhau và trong nhiều trường hợp cịn mâu thuẫn với nhau. Đơi khi vì mục tiêu hiệu quả trong dài hạn mà người ta có thể hy sinh hiệu quả trong ngắn hạn, chẳng hạn như xem xét đối với các tập đoàn bán lẻ nổi tiếng trên thế giới đang thâm nhập vào thị trường Việt Nam như METRO (Carh&Carry) và BIG C (Big Coral).

1.1.2 Vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh : Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì các doanh nghiệp đều phải huy động và sử dụng các nguồn lực mà doanh nghiệp có khả năng có thể tạo ra kết quả phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Ở mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp thì doanh nghiệp đều có nhiều mục tiêu khác nhau, nhưng mục tiêu cuối cùng bao trùm tồn bộ qúa trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở sử dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp. Để thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cũng như các mục tiêu khác, các nhà doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp, nhiều công cụ khác nhau. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một trong các công cụ hữu hiệu nhất để các nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị của mình.

Thơng qua việc tính tốn hiệu quả sản xuất kinh doanh khơng những cho phép các nhà quản trị kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (các hoạt động có hiệu quả hay khơng và hiệu quả đạt ở mức độ nào), mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp, để từ đó đưa ra được các biện pháp điều chỉnh thích hợp trên cả hai phương diện giảm chi phí, tăng kết quả nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với tư cách là một công cụ quản trị kinh doanh hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ được sử dụng để kiểm tra, đánh giá và phân tích trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào trong phạm vi tồn doanh nghiệp mà cịn được sử dụng để kiểm tra đánh giá trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp. Do vậy xét trên phương diện lý luận và thực tiễn thì phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trị rất quan trọng và khơng thể thiếu được trong việc kiểm tra đánh giá và phân tích nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu nhất, lựa chọn được các phương pháp hợp lý nhất để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp đã đề ra.

Ngoài ra, trong nhiều trường hợp các nhà quản trị còn coi hiệu quả kinh tế như là các nhiệm vụ, các mục tiêu để thực hiện. Vì đối với các nhà quản trị khi nói đến các hoạt động sản xuất kinh doanh thì họ đều quan tâm đến tính hiệu quả của nó. Do vậy mà hiệu quả sản xuất kinh doanh có vai trị là cơng cụ để thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh đồng thời vừa là mục tiêu để quản trị kinh doanh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần chế biến gỗ đức thành tài chính và ngân hàng (Trang 25 - 30)