Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần chế biến gỗ đức thành tài chính và ngân hàng (Trang 39 - 86)

1 .3Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh

1.4 Các yếu tố cơ bản tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh

1.4.2 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài

Là những tác động của lực lượng bên ngồi có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Có thể mở ra những cơ hội ( O - Opportunity) thúc đẩy phát triển hoạt động kinh doanh, đồng thời chứa đựng những nguy cơ ( T - Threat) tác động xấu đến hoạt động kinh doanh, chủ yếu gồm:

- Môi trường kinh tế.

Các nhân tố kinh tế có vai trị quan trọng hàng đầu và ảnh hưởng có tính chất quyết định đến hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Các nhân tố kinh tế ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thường là trạng thái phát triển của nền kinh tế: tăng trưởng, ổn định hay suy thoái.

Nền kinh tế quốc dân tăng trưởng với tốc độ cao sẽ tác động đến các doanh nghiệp theo hai hướng: Thứ nhất, do tăng trưởng làm cho thu nhập của các tầng lớp dân cư dẫn đến khả năng thanh toán cho nhu cầu của họ. Điều này dẫn tới đa dạng hóa các loại nhu cầu và xu hướng phổ biến là tăng cầu. Thứ hai, do tăng trưởng kinh tế làm cho khả năng tăng sản lượng và mặt hàng

của nhiều doanh nghiệp đã làm tăng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này. Từ đó làm tăng khả năng tích lũy vốn nhiều hơn, tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh làm cho môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn.

Nền kinh tế quốc dân ổn định các hoạt động kinh doanh cũng giữ ở mức ổn định. Khi nền kinh tế quốc dân suy thối nó sẽ tác động theo hướng tiêu cực đối với các doanh nghiệp.

Tỷ lệ lạm phát, mức độ thất nghiệp cũng tác động đến cả mặt sản xuất và tiêu dùng. Khi tỷ lệ lạm phát cao nó sẽ tác động xấu đến tiêu dùng, cầu giảm, làm cho lượng hàng tiêu thụ giảm, khơng khuyến khích sản xuất và đầu tư giảm.

Chất lượng hoạt động của ngành ngân hàng không chỉ tác động đến kinh doanh của bản thân ngành này mà còn tác động nhiều mặt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tác động đến cơng tác kiểm tra, kiểm sốt, giám sát của nhà nước. Điều này thể hiện ở việc tác động đến huy động và sử dụng vốn kinh doanh, chi tiêu, tiết kiệm của dân cư, cầu của người tiêu dùng từ đó ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Ngồi ra tỷ giá hối đối cũng tác động đến các doanh nghiệp thông qua nguồn hàng nhập khẩu và xuất khẩu của các doanh nghiệp.

- Mơi trường pháp luật, chính trị, văn hóa xã hội.

Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh hay khơng hồn tồn phụ thuộc vào yếu tố luật pháp và quản lý nhà nước về kinh tế. Việc ban hành hệ thống luật pháp có chất lượng và đưa vào đời sống là điều kiện đầu tiên đảm bảo mơi trường kinh doanh bình đẳng, tạo điều kiện cho mọi doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh lành mạnh; thiết lập mối quan hệ đúng đắn, bình đẳng giữa người sản xuất và người tiêu dùng; buộc mọi doanh nghiệp phải làm ăn chân chính, có trách nhiệm đối với xã hội và người tiêu dùng… Điều này tác động

trường kinh doanh và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Khơng những thế, nó cịn ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống, đời sống của người tiêu dùng. Đến lượt mình, các vấn đề này lại tác động tiêu cực trở lại đối với sản xuất.

Quản lý nhà nước về kinh tế là nhân tố tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp. Chất lượng hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, trình độ và thái độ làm việc của các cán bộ công quyền tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh đã làm cho các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế làm tốt công tác dự báo để điều tiết đúng đắn các hoạt động đầu tư tránh để tình trạng cung vượt quá cầu, hạn chế việc phát triển độc quyền, tạo ra mơi trường bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

Các chính sách đầu tư, chính sách phát triển kinh tế, chính sách cơ cấu… sẽ tạo ra sự ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành, từng vùng kinh tế cụ thể, do đó tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thuộc các ngành, vùng kinh tế nhất định.

Văn hóa xã hội ảnh hưởng một cách chậm chạp hơn song cũng rất sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Các vấn đề về phong tục tập quán, lối sống, trình độ dân trí, tơn giáo, tín ngưỡng,… có ảnh hưởng sâu sắc đến cơ cấu của cầu trên thị trường. Nhân tố này tác động trực tiếp và rất mạnh mẽ đến hoạt động của các doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp dệt may, các sản phẩm tiêu dùng truyền thống.

Văn hóa xã hội cịn tác động trực tiếp đến việc hình thành mơi trường văn hóa của doanh nghiệp, văn hóa nhóm cũng như thái độ cư xử, ứng xử của các nhà quản trị, nhân viên tiếp xúc với đối tác kinh doanh cũng như khách hàng.

- Khách hàng.

Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức sử dụng sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp.Vì vậy,nếu khơng có khách hàng thì sẽ khơng có động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tiếp tục sản xuất.Trước đây,trong thời kì nền kinh tế tập trung bao cấp,các sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất ra đều nộp lại cho nhà nước và được nhà nước tổ chức phân phối cho người tiêu dùng.Vì vậy,tác động của khách hàng đến doanh nghiệp là khơng đáng kể.Điều này dẫn đến sự trì trệ trong sản xuất và lạc hậu về cơng nghệ sản xuất cũng như mẫu mã sản phẩm vì các doanh nghiệp khơng có động lực để sản xuất và khơng có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để thu hút khách hàng.Hiện nay,trên thực tế,các doanh nghiệp đã và đang thực hiện các chương trình tiếp thị,chương trình khuyến mãi,chương trình chăm sóc khách hàng…đều này cho thấy các doanh nghiệp ngày càng quan tâm hơn đến yếu tố khách hàng và khách hàng là một nhân tố quan trọng đối với doanh nghiệp.Bởi vì khách hàng là người mua sản phẩm,thị trường là do khách hàng quyết định,tôn trọng khách hàng,đối xử với khách hàng một cách tận tình chu đáo đó là phương thức đang được các doanh nhân thực hiện để cạnh tranh trên thị trường.Luôn luôn chú ý tới nhu cầu của khách hàng là cách để một sản phẩm đứng vững trên thị trường.Chỉ có nắm vững được sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng thì mới có thể tạo ra hiệu quả.

- Đối thủ cạnh tranh .

Khi thị trường tăng trưởng chậm, doanh thu và lợi nhuận của công ty giảm sút mạnh một phần do nhu cầu của khách hàng, một phần là do sự cạnh tranh gay gắt từ những đối thủ cạnh tranh. Chiếc bánh ngày càng nhỏ lại, nhưng số lượng người ăn vẫn giữ nguyên, để có một phần bánh trong thị trường, doanh nghiệp phải nắm bắt được đối thủ và có được những chiến lược

Những đối thủ cạnh tranh gần nhất của cơng ty là những đối thủ tìm cách thỏa mãn cùng những khách hàng với những nhu cầu giống nhau và ản xuất ra những sản phẩm tương tự. Công ty cần chú ý đến những đối thủ cạnh tranh ngầm, những người có thể đưa ra những cách mới để thỏa mãn cùng một nhu cầu. Công ty cần thu thập thông tin về những chiến lược, mục tiêu, các mặt mạnh yếu và các cách phản ứng của các đối thủ cạnh tranh. Công ty cần biết các chiến lược của từng đối thủ cạnh tranh để phát hiện ra những đối thủ cạnh tranh để dự đoán những biện pháp và những phản ứng sắp tới. Khi biết được những mặt mạnh và mặt yếu của đối thủ cạnh tranh, cơng ty có thể hồn thiện chiến lược của mình để giành ưu thế trước những hạn chế của đối thủ cạnh tranh, đồng thời tránh xâm nhập vào những nơi mà đối thủ đó mạnh. Biết được các cách phản ứng điển hình của đối thủ cạnh tranh sẽ giúp công ty lựa chọn và định thời gian thực hiện các biện pháp. Nắm bắt được đối thủ, cơng ty mới có khả năng phát triển và nâng cao vị thế trên thị trường.

Vị thế cạnh tranh của cơng ty thơng thường được phân tích qua ma trận hình ảnh cạnh tranh. Ma trận này đánh giá vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Tổng số điểm được đánh giá của các công ty cùng ngành được đem so sánh với công ty mẫu. Các mức phân loại đặc biệt của những cơng ty đối thủ có thể được đem so sánh với các mức phân loại của công ty mẫu. Việc phân tích so sánh này cung cấp thơng tin quan trọng để xây dựng chiến lược phát triển.

Bảng 1.1 Ma trận hình ảnh cạnh tranh.

Các yếu Cơng ty cạnh tranh mẫu

tố Liệt kê các yếu

tố Tổng

(Nguồn: Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Micheal E.Porter)

Các yếu tố bao gồm: Uy tín thương hiệu; thị phần; nguồn vốn; nguồn nguyên liệu; chiến lược maketting ; mạng lưới phân phối và phục vụ, khoa học kỹ thuật.v.v…

Các mức phân loại cho thấy cách thức mà theo đó phản ứng của cơng ty với mỗi nhân tố: 4 điểm là tốt nhất; 3 điểm là mức khá; 2 điểm là trung bình; 1 điểm là kém.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN GỖ ĐỨC THÀNH .

2.1 Giới thiệu tổng quát về công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Thành.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của cơng ty cổ phần chế biến gỗ Đức Thành.

Công ty Cổ phần chế biến Gỗ Đức Thành gọi tắt là công ty CP gỗ Đức Thành, được thành lập vào ngày 19/5/1991, theo quyết định số 4103000126, trụ sở đặt tại 21/6D Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gị Vấp , TP. Hồ Chí Minh. Là cơng ty chuyên kinh doanh về lĩnh vực chế biến gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ. Sau hơn 20 năm thành lập từ một cơ sở chế biến gỗ có quy mơ nhỏ ban đầu, với số vốn 105 triệu đồng và khoảng 60 công nhân, gỗ Đức Thành đã không ngừng phát triển và từng ngày lớn mạnh. Hiện nay số vốn điều lệ của công ty lên tới 103,7 tỷ đồng, với 2 nhà máy gia công và chế biến ở Tp. Hồ Chí Minh và Bình Dương, cùng 1175 cửa hàng, siêu thị làm đại lý phân phối ( 647 cửa hàng đồ chơi, 528 cửa hàng gia dụng)[2]. Tháng 11/2009 cổ phiếu của cơng ty chính thức được niêm yết trên sàn HOSE, với khối lượng 10.372.365 cổ phiếu, đánh dấu một bước tiến mới trên con đường phát triển và quảng bá cơng ty.

Hình 2.1: Mạng lƣới phân phối sản phẩm nội địa của Công ty cổ phần chế biến Gỗ Đức Thành năm 2013.

( Nguồn : Báo cáo thường niên của GĐT năm 2013).

Các sản phầm chính của cơng ty là nhóm mặt hàng nội thất, đồ gia dụngnhà bếp và đồ chơi gỗ mang thương hiệu Winwintoys.

“Nâng cao quản lý chính là nâng cao chất lượng Giữ uy tín chính là giữ khách hàng”.

Các sản phẩm của gỗ Đức Thành dù xuất khẩu hay ở thị trường nội địa đều có chất lượng tương đương nhau và đều đạt chứng nhận chất lượng của nước sở tại. Đặc biệt, mặt hàng đồ chơi gỗ của công ty đã đạt cả chứng nhận CE (an toàn theo tiêu chuẩn châu Âu) và chứng nhận CR (Theo quy chuẩn Việt Nam).

Vớinhững gì cam kết và đã làm được, Gỗ Đức Thành đã lọt vào topten những : “Doanh nghiệp tiêu biểu năm 2007” do ủy ban nhân dân Tp.Hồ Chí Minh trao tặng; đạt doanh hiệu “ Hàng Việt Nam chất lượng cao 2010” do người tiêu dùng bình chọn; “Thương hiệu nổi tiếng quốc gia 2010”, “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2011” của bộ Công thương; và gần đây nhất là “Doanh nghiệp xanh năm 2012” do Ủy ban nhân dân và sở Tài nguyên- mơi trường Tp.Hồ Chí Minh trao tặng…Ngồi ra cịn rất nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp các ngành với công tác xã hội, tình nghĩa mà cơng ty đã thực hiện.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của cơng ty.

Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức.

2.1.3Các chỉ tiêu hoạt động chính của cơng ty cổ phần chế biến gỗ Đức Thành các năm 2010 - 2013.

Những năm gần đây, có thể nói là những năm khó khăn nhất với ngành gỗ Việt Nam. Thị trường ngồi nước ảm đạm, trong nước thì sức tiêu thụ giảm, cạnh tranh cao, hàng tồn kho lớn…nguồn gỗ nguyên liệu thiếu hụt trầm trọng, thiếu nhân công lành nghề, nguy cơ cháy nổ cao.v.v…Trong bối cảnh đó, Hội đồng quản trị và Ban điều hành công ty cổ phần gỗ Đức Thành đã linh hoạt và nhạy bén trong chính sách kinh doanh, giúp cơng ty trụ vững và đạt được những kết quả nhất định.

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần chế biến Gỗ Đức Thành (2010 - 2013)

Đơn vị: 1000 đồng.

Kết quả kinh doanh

Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

Doanh thu thuần Tổng lợi nhuận trƣớc thuế

Thuế phải đóng Lợi nhuận sau thuế

Có thể dễ dàng nhận thấy sự thay đổi mạnh mẽ trong kết quả kinh doanh của công ty trong 2 giai đoạn 2010 -2011 và 2012 – 2013.

Năm 2012, Tổng tài sản của GDT gia tăng đột biến từ 206 tỷ năm 2011 lên đến 257 tỷ và giữ mức tăng vào năm 2013 là 263,8 tỷ năm . Trong khi đó VCSH lại tăng khá đều trong 4 năm từ 2010 đến 2013 có thể cho thấy sự chủ động trong năng lực tài chính của doanh nghiệp. Hàng tồn kho gia tăng mạnh trong 3 năm 2011 đến 2013 có thể cho thấy mức độ khó khăn trong khâu tiêu thụ mà doanh nghiệp đang gặp phải. Nó khiến cho lợi nhuận năm 2012, giảm xuống đến mức thấp nhất và duy trì đến năm 2013.

Năm 2010, doanh thu thuần của công ty đạt 175, 017 tỷ, chỉ tăng 0,4% so với năm 2009. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế lại tăng 2,8 tỷ đồng, tương đương 9,2% lên mức 33,66 tỷ. Sang năm 2011, Doanh thu của công ty vọt lên mức 219,7 tỷ đồng , tăng 25,5% so với năm 2010; lợi nhuận sau thuế đạt tăng 9,1 tỷ lên mức 42,76 tỷ, tương đương 27% so với năm 2010 . Trước tình hình khó khăn của năm 2010, cơng ty đã có sự thay đổi cơ cấu, đưa ranhững chiến lược kinh doanh mới phù hợp như : tập trung vào thị phần đồ gia dụng, nhà bếp; lấn sân sang thị trường đồ chơi bằng gỗ.v.v..có thể nói đây là những chiến lược hồn tồn đúng đắn.

Năm 2012, cơng ty vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định nhưng vẫn chưa được như mong đợi, tổng doanh thu ước đạt 231,3 tỷ, tăng 5% vào khoảng 11,6 tỷ so với năm 2011 ( đạt 96,9% kế hoạch đề ra ). Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 38,3 tỷ đồng giảm 4,5 tỷ so với mức 42,76 của năm 2011. Sang đến năm 2013, tuy doanh thu có tăng lên 237 tỷ, nhưng lợi nhuận lại tiếp tục giảm 5% còn 36,4 tỷ . Nền kinh tế trong năm 2012, 2013 có nhiều khó khăn và thách thức, vì thế mà chỉ tiêu kế hoạch do HĐQT và ĐHĐ CĐ đề

ra khó thực hiện. Để xoay chuyển tình thế, BĐH đã cố cố gắng đẩy mạnh thị trường nội địa để gánh bớt gánh nặng cho xuất khẩu.

Trong giai đoạn khó khăn này, cơng ty vẫn có cơ cấu tài sản và nguồn vốn lành mạnh....Đây chính là thế mạnh, sự đảm bảo về phát triển bền vững của Gỗ Đức Thành. Bên cạnh đó, để tránh rủi ro khách quan từ thị trường, công ty đã cơ cấu lại nguồn vốn, tăng cường theo dõi sát tỷ giá ngoại tệ, biến động lãi suất giữa các thời kỳ, giữa các ngân hàng…để đưa ra những quyết định điều chỉnh kịp thời.

2.2 Thực trạnghiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Thành trong những năm 2010 -2013.

2.2.1 Tình hình thị trường.

Tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 6 tháng đầu năm 2013.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có mức tăng khá, kim ngạch đạt 2,45 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2012.Tuy nhiên , tính riêng trong tháng 6/2013, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này giảm nhẹ 5,68% so với tháng trước đó.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần chế biến gỗ đức thành tài chính và ngân hàng (Trang 39 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w