Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần chế biến gỗ đức thành tài chính và ngân hàng (Trang 32 - 34)

1 .3Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh

1.3.2 Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA)

Khái niệm:

Tỷ suất sinh lợi trên tài sản ( tỷ suất doanh lợi tài sản) ROA, là một chỉ số tài chính dùng để đo lường hiệu quả sử dụng và quản lý nguồn tài sản của doanh nghiệp [7 - 12].

Ý nghĩa:

Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Cịn nếu tỷ số <0 thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết cách mà doanh nghiệp dùng tài sản của mình để tạo ra thu nhập.

Cách tính:

Tiêu chuẩn so sánh:

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh. Do đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số này trong so sánh doanh nghiệp với bình qn tồn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành và so sánh cùng một thời kỳ.

- Chỉ tiêu Lợi nhuận/ Doanh thu (Tỷ suất lợi nhuận biên ROS):

Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Chỉ tiêu này càng cao càng chứng minh doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Đây thường là những doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao trong công tác bán hàng, maketting, cũng như tiết giảm đáng kể chi phí sản xuất..v.v…. Ngược lại, những doanh nghiệp có biên lợi nhuận thấp chỉ có thể tăng lợi nhuận bằng doanh thu, và thường là những doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi biến cố gia tăng chi phí. Như vậy, việc theo dõi biên lợi nhuận theo thời gian không chỉ giúp nhà quản lý chủ động ứng phó với cơ hội và nguy cơ từ thị trường, mà cịn giúp nhà đầu tư tránh những nhận định cảm tính để nhận diện được những doanh nghiệp có tiềm lực trong cơn bão giá.

Biên lợi nhuận cũng đặc biệt hữu dụng khi so sánh các doanh nghiệp cùng ngành. Nó có thể chỉ ra ngay lập tức những lợi thế doanh nghiệp có được so với các doanh nghiệp khác.Thơng thường, doanh nghiệp nào có biên lợi nhuận cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm sốt chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh của nó.

- Chỉ tiêu Doanh thu/ Tổng tài sản ( Hệ số vòng quay tổng tài sản): Đây là chỉ tiêu khái quát tình hình sử dụng nguồn tài sản của doanh nghiệp. Nó cho biết mỗi một đồng tài sản bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu càng cao càng cho thấy doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn, tài sản càng hiệu quả. Có nhiều phương pháp để làm tăng doanh thu và giảm tài sản nhưng thông dụng nhất là tăng doanh số bán hàng, giảm các khoản phải thu cũng như hàng tồn kho, tăng khấu hao, sử dụng .v.v..Tuy nhiên việc điều chỉnh này phải phụ thuộc vào đặc điểm cũng như tình hình của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này đặc biệt hiệu quả khi đánh giá, so sánh với các doanh nghiệp cũng như mức chung của ngành.

Tùy theo điều kiện kinh doanh của ngành và từng doanh nghiệp cần có sự điều chỉnh hợp tăng giảm hợp lý các thành phần ảnh hưởng. Theo như cách tính tổng qt thì phương pháp tốt nhất là làm gia tăng lợi nhuận và giảm lượng tài sản.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần chế biến gỗ đức thành tài chính và ngân hàng (Trang 32 - 34)