Tham khảo các nghiên cứu trước đó, NCS đưa ra các giả thuyết về mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc như sau:
- Giả thuyết H1: Sự quản lý của Nhà nước có ảnh hưởng thuận chiều tới sự phát
triển của dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt.
- Giả thuyết H2: Năng lực của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ VTHKCC bằng
xe buýt có ảnh hưởng thuận chiều tới sự phát triển của dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt.
- Giải thuyết H3: Nhận thức của người dân có ảnh hưởng thuận chiều tới sự phát
triển của dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, luận án đã trình bày những nội dung sau
“Cơ sở lý luận cơ bản về đô thị, VTHKCC đo thị và VTHKCC bằng xe buýt. Từ
đó luận án xác định các tiêu chí đánh giá sự phát triển của dịch vụ VTHKCC bằng xe
buýt, qua đó xác định và chia nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển này. Nghiên cứu sinh đã xác định được 3 nhóm yếu tố chính có thể chia thành nhóm yếu tố thuộc về chính quyền, nhịm yếu tố thuộc về doanh nghiệp và nhóm yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng xe buýt của người dân.“
Sau đó luận án tiến hành xây dựng mơ hình nghiên cứu ban đầu, định hình các mối quan hệ , tương quan cần kiểm chứng trong mơ hình, cùng với đó là xây dựng thang
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Khái quát quy trình nghiên cứu
Để có thể trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, luận án tiến hành sử dụng cả phương
pháp định lượng và định tính kết hợp cùng việc phân tích các số liệu trong các bản báo cáo, bao gồm các nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp:
“Số liệu thứ cấp là số liệu trong các bản báo cáo định kỳ của Tổng công ty vận tải Hà Nội Transerco. Ngồi ra luận án cón sử dụng nhiều nguồn dữ liệu đa dạng khác của các cơ quan chuyên môn như Bộ GTVT, Đại học GTVT, các hiệp hội về mội trường, Tổng cục đường bộ Việt Nam.“
“Nguồn số liệu sơ cấp là số liệu do NCS tự triển khai điều tra bằng phương pháp phỏng vấn chuẩn hóa (điều tra thơng qua bảng hỏi thiết kế sẵn). Việc phỏng vấn được thực hiện với 20 người gồm các chuyên gia trong lĩnh vực VTHKCC, các cán bộ quản lý thuộc Tổng công ty vận tải Hà Nội Transerco và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xe buýt. Dữ liệu thu được dùng để rút ra những hiểu biết chi tiết về các khía cạnh
khác nhau của phát triển VTHKCC bằng xe buýt, cụ thể: việc phỏng vấn 20 chuyên gia nhằm rút ra những dữ liệu đánh giá bộ thang đo các yếu tố liên quan tới nhóm yếu tố thuộc về hành khách, chuẩn hóa bộ thang đo những yếu tố thuộc nhóm các yếu tốt của Nhà nước và Doanh nghiệp. Dữ liệu từ các cuộc phỏng vấn 20 cán bộ sẽ cung cấp các dữ liệu và thông tin cần thiết của những người trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý, lập kế hoạch, điều phối sự hoạt động của mạng lưới xe buýt tại Hà Nội.“
Bên cạnh đó, luận án cũng tiến hành phỏng vấn chuẩn hóa bằng bảng hỏi với mẫu phỏng vấn gồm 500 người bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, là những hành khách sử dụng xe buýt, người lao động đang sinh sống tại thành phố Hà Nội, cán bộ của các cơ quan quản lý giao thông vận tải, nhân viên của các công ty kinh doanh dịch vụ xe buýt. Việc phỏng vấn chuẩn hóa với mẫu là 500 người này được kỳ vọng giúp bổ sung số liệu để đám bảo tính đánh giá tồn diện, đồng thời cũng giúp kiểm soát sai số và tăng
độ tin cậy cho nghiên cứu. Dữ liệu định lượng được xử lý, ước lượng và kiểm định với