HIỆN TRẠNG CÁC TUYẾN XE BUÝT TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các đô thị ở việt nam nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội (Trang 109 - 129)

TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1 Số tuyến

buýt Tuyến 82 86 89 91 91 110 123 127 2 Tổng chiều

dài tuyến Km 2.440,0 2.491,0 2.585,2 2.625,1 2.676,1 3843,6 4297,8 4.437,6

3 Khối lượng vận chuyển

Triệu HK/Nă

m

483,0 496,6 499,8 506,0 468,9 441,0 453,6 482,64 (Nguồn: NCS tổng hợp từ báo cáo Transerco)

Sự đa dạng về chiều dài và lộ trình tuyến dẫn đến có sự khác biệt về số lượng

điểm dừng đỗ trên mỗi tuyến, đặc biệt một số tuyến có số điểm dừng đỗ rất chênh lệch

giữa chiều đi và về. Với các tuyến xe buýt nội đơ, có sự khác biệt rất lớn về mật độ điểm dừng xe buýt giữa các tuyến nội thành và ngoại ô. Khoảng cách trung bình giữa 2 điểm dừng xe buýt dài 0,88 km, ngắn nhất bằng 0,33 km và dài nhất bằng 1,8km. Đặc biệt, có 02 tuyến vịng trịn là Nguyễn Công Trứ - Nguyễn Công Trứ và Bờ Hồ - Bờ Hồ đi 1 vòng qua các quận Hồn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng với mật độ điểm dừng cao nhất, khoảng cách trung bình giữa 2 điểm dừng từ 0,33 đến 0,57 km.

Số lượng tuyến phát triển còn hạn chế đặc biệt là khu vực phía Tây và Tây Nam của Thành phố (Hà Nội mở rộng), hiện nay một số trung tâm hành chính khu vực này mới chỉ được các tuyến buýt kinh doanh phục vụ với tần suất thấp, giá vé cao, dịch vụ chưa hấp dẫn.

Mức độ phủ mạng trong nội đơ kín trên các trục đường chính nhưng chưa có các tuyến bt gom, kết nối giữa các khu đô thị với mạng tuyến trục hiện nay. Tại các khu vực đô thị mới, các khu chung cư người dân tiếp cận xe buýt phải di chuyển với quãng

đường đi bộ xa từ 1 - 3km.

Mạng lưới tuyến buýt nội đô hiện nay chưa có hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn cho tuyến xe buýt để đánh giá hiệu quả và phân loại tuyến. Do vậy khó khăn cho việc đánh giá so sánh hiệu quả khai thác giữa các tuyến của các Đơn vị vận tải cũng như việc mở mới và quyết định tần suất, dịch vụ của các tuyến buýt hiện nay.

Dịch vụ về tần suất phục vụ của nhiều tuyến vào giờ cao điểm trên một số các trục đường chính cịn thấp nên khách thường phải chờ đợi lâu và bị quá tải. Nếu chỉ xem xét trong phạm vi 12 quận nội thành, Hà Nội có mạng lưới tuyến xe buýt đạt khoảng 5,6 km/km2, tính cho tồn thành phố là 0,6 km/km2. Hay nói cách khác, mạng lưới xe buýt tại Hà Nội hiện đang mất cân bằng nghiêm trọng giữa nội và ngoại thành, điều này khẳng định sự cần thiết phải mở rộng mạng lưới xe buýt tới các khu vực chưa có xe buýt trên

các địa bàn Hà Nội.

Mạng lưới tuyến xe buýt Hà Nội phân bố theo các trục chính, hướng tâm, các cửa ngõ ra vào thành phố. Mạng lưới tuyến xe buýt của thành phố Hà Nội khá phức tạp, với sự đa dạng về chiều dài, mật độ điểm dừng đỗ giữa khu vực nội thành và ngoại ô. Đặc biệt, những tuyến đi qua các quận nội thành với phần đường dành cho xe buýt hạn chế, mật độ điểm dừng cao dẫn đến làm giảm tốc độ chạy xe.

Các tuyến xuyên tâm và ngoại ô thường đi qua các tuyến phố cửa ngõ ra –vào thành phố có mật độ giao thông rất lớn vào các giờ cao điểm nên ảnh hưởng không nhỏ

đến việc đảm bảo an tồn giao thơng và chạy đúng giờ của các hành trình. Mặc dù mạng

lưới tuyến được điều chỉnh liên tục với chính sách đầu tư phát triển hạ tầng theo hướng

đồng bộ và hiện đại, nhưng trước áp lực gia tăng đột biến phương tiện cá nhân, kết cấu

hạ tầng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu khi nhu cầu đi lại gia tăng, đặc biệt là vào giờ cao

điểm. Trong những năm gần đây, mạng lưới tuyến VTHKCC bằng xe buýt liên tục được điều chỉnh cho phù hợp với quy hoạch phát triển thành phố, hình thành mạng lưới tuyến

xe buýt phủ kín diện tích thành phố.

Tóm lại, (1) Do sự phát triển hệ thống hạ tầng và đường bộ nên nhìn chung mạng lưới tuyến xe buýt hiện tại đã tương đối hợp lý với hiện trạng mạng lưới đường của Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

(2) Mạng lưới tuyến có hình dạng hỗn hợp, khơng có phân cấp rõ ràng về năng lực và vai trò của tuyến.

(3) Các tuyến buýt hiện nay (chủ yếu trong vành đai 3) chủ yếu là các tuyến

xuyên tâm, hướng tâm bám vào các trục đường chính của Thành phố và kết nối các bến xe, điểm trung chuyển chính.

(4) Mơ hình trung chuyển đa dạng, chủ yếu là kết hợp giữa trung chuyển dọc (tại

điểm dừng trên tuyến) và trung chuyển đầu cuối (tại các bến xe), trung chuyển ngang

(giao ngang giữa tuyến) có xu hướng giảm.

(5) Hệ số trùng tuyến tương đối cao đặc biệt trên các đoạn trục giao thơng chính. (6) Việc phát triển mở tuyến tới các quận, huyện ngoại thành cịn hạn chế; chưa có các tuyến buýt chuyên trách để phục vụ riêng các loại đối tượng khác nhau như HSSV và CBCNV các Khu công nghiệp (hiện nay vẫn kết hợp phục vụ bởi các tuyến bt thường), chưa có loại hình minibus.

(7) Các khu vực trong vành đai 3 của thành phố đều có các tuyến buýt với 144

đoạn phố có tuyến bt. Khi Hà Nội mở rộng thì các khu vực ở ngoài vành đai 3 nối

liền với các trung tâm như Phú Xuyên, Sơn Tây, Xuân Mai, Mê Linh, Thanh Trì, ... cần phải mở thêm tuyến.

4.2.2.2. Điểm dừng, nhà chờ

Hiện nay trong mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội có 2.255 điểm dừng

điểm dừng có thiết kế nhà chờ đạt 16,14%. Trong đó, khu vực nội thành có 1.152 điểm

(cự ly bình quân giữa các điểm dừng là 630m, mật độ 3,8 điểm/km2). Tỷ lệ người dân tiếp cận xe buýt với cự ly dưới 500m đạt khoảng 80%. Một số khu vực người dân tiếp cận xe buýt với cự ly đi bộ trên 500m do hệ thống đường giao thơng có mặt cắt nhỏ khơng thể tổ chức dịch vụ xe buýt. Tại khu vực ngoại thành có 2.661 điểm dừng (cự ly bình qn giữa các điểm dừng là 900m, mật độ 0,8 điểm/km2). Các điểm dừng chủ yếu bố trí trên các đường trục chính, quốc lộ, tỉnh lộ và đường liên huyện. Tỷ lệ người dân tiếp cận xe buýt cự ly dưới 500m đạt khoảng 30%.

Trong khu vực nội đô, các điểm dừng đỗ thông thường chỉ cắm biển với các thơng

tin về tên, số hiệu và lộ trình các tuyến đi qua. Các nhà chờ được thiết kế khá đẹp mắt, tiện lợi, có mái che, ghế ngồi cho hành khách và bản đồ mạng lưới tuyến, tuy nhiên tất cả chỉ ở dạng bảng thông thường. Hiện nay trên 1 số tuyến phố khu vực trung tâm đã có nhà chờ đã được lắp bảng điện tử thơng tin trực tuyến, thông báo khoảng cách, thời gian xe buýt sắp tới để tiện cho hành khách theo dõi. Hành khách dễ dàng chuyển tuyến với cự ly đi bộ ngắn (khoảng 200m). Tuy nhiên, sự kết nối giữa xe buýt với các tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - Ga Hà Nội (đang trong quá trình xây dựng) chưa hợp lý, khoảng cách giữa nhà ga và điểm dừng xe buýt khá xa, không thuận lợi cho việc trung chuyển của hành khách. Trong đó, tuyến Cát Linh - Hà Đơng có 8/12 nhà ga cách điểm dừng xe buýt hiện tại từ 350m đến 500m; tuyến Nhổn - Ga Hà Nội có 9/12 nhà ga cách điểm dừng xe buýt hiện tại từ 350m đến 500m. Với 2.000 hành khách cho thấy, chỉ có 5,59% hành khách đánh giá hệ thống điểm dừng xe buýt chưa hợp lý, chủ yếu do nằm xa các ngõ, nút giao thông.

Mặc dù hệ thống nhà chờ và điểm dừng xe buýt liên tục được cải tạo, bổ sung, nhưng do hạn chế về kinh phí và quỹ đất xây dựng (nguồn kinh phí chủ yếu từ kinh

doanh dịch vụ cho thuê quảng cáo) nên các thiết bị phục vụ hành khách còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng.

4.2.2.3. Điểm trung chuyển

Mạng lưới xe buýt Hà Nội hiện có 6 điểm trung chuyển xe buýt trong nội đô và 6 điểm trung chuyển ở các bến xe liên tính. Các điểm trong nội đơ tập trung chủ yếu ở phía Tây (Nhổn, Cầu Giấy, Hồng Quốc Việt, Nam Thăng Long) và khu vực trung tâm Thành phố (Long Biên, Trần Khánh Dư) đang khai thác khá hiệu quả góp phần rất lớn trong cơng tác tổ chức mạng lưới, giảm trùng tuyến và tạo thuận lợi cho hành khách.

Tại các điểm trung chuyển các hạng mục phụ trợ phục vụ cho hoạt động xe buýt cũng được đầu tư khá tốt phù hợp với không gian đô thị và các hạng mục thiết yếu phục

vụ cho hoạt động xe buýt. Tuy nhiên, hệ thống thông tin dịch vụ và biển chỉ dẫn cho hành khách đi xe buýt còn lạc hậu, sơ sài, chưa cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết.

Bảng 4. 3: Hiện trạng các điểm trung chuyển xe buýt nội đô

(Nguồn: Sở GTVT Hà Nội)

4.2.2.4. Điểm đầu cuối

Tồn mạng lưới có 63 điểm đầu cuối, các tuyến bt nội đơ hiện có 52 điểm đầu cuối, trong đó có 10 điểm đầu cuối chính, bao gồm 6 bến xe (bến xe Yên Nghĩa, Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm, Kim Mã, Lương Yên) và 4 điểm là Hoàng Quốc Việt, Bờ Hồ, Trần Khánh Dư, Long Biên.

Ngoài các điểm đầu cuối thuộc các bến xe có khu vực đỗ xe dành riêng cho xe buýt, còn lại các điểm đầu cuối khác hầu hết tận dụng, lòng, lề đường, vỉa hè trống để làm nơi đỗ xe, hệ thống biển báo với thơng tin về các tuyến cịn thiếu.

4.2.2.5. Làn đường dành riêng cho xe buýt

Hà Nội đã từng có làn ưu tiên cho xe buýt trên tuyến đường Nguyễn Trãi (dài 5

Km) và đã thể hiện được hiệu quả khai thác, tuy nhiên do việc xây dựng tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đơng, lịng đường Nguyễn Trãi bị thu hẹp. Để đảm bảo lưu thông thuận lợi, làn dành cho xe buýt đã bị chuyển đổi thành làn thông thường từ năm 2014.

Hiện nay, Hà Nội chỉ còn 1,3 Km đường dành riêng cho xe buýt (trên tổng số 3.974 km đường phố có thể chạy buýt) tại điểm trung chuyển Long Biên trên đường Yên Phụ. Còn lại xe buýt Hà Nội hiện nay đang phải vận hành “vật lộn, giành giật” với các phương tiện giao thông khác (ô tô con, xe máy, xe đạp điện...) trên những trục đường hỗn hợp gây khơng ít khó khăn cho việc đảm bảo tốc độ vận hành của xe buýt, kéo dài thời gian chuyến đi của hành khách.

Như vậy, có thể thấy tỷ lệ chiều dài làn dành riêng cho xe buýt của Hà Nội so với tổng chiều dài đường ở mức rất thấp, chỉ bằng 1/40 so với Hàn Quốc và 1/68 so với

Singapore. Xem xét về số lượng xe buýt trên 1 Km làn dành riêng cho xe buýt, tỷ lệ của Hà Nội gấp khoảng 35 lần so với Seoul và 13 lần so với Bắc Kinh. Đáng chú ý hơn là trong khi Seoul, Singapore, Bắc Kinh đều có các phương tiện công cộng sức chứa lớn khác (Metro, Subway, Light Rail...) thì VTHKCC ở Hà Nội hiện nay duy nhất chỉ là buýt. Điều này chứng tỏ làn dành riêng cho xe buýt hiện nay ở Hà Nội là hết sức hạn chế so với thế giới.

4.2.3. Phát triển về chất lượng dịch vụ

4.2.3.1 Năng lực cung ứng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt

Hiện tại hệ thống xe buýt Hà Nội đang cung ứng các loại hình dịch vụ xe buýt bao gồm:

Dịch vụ xe buýt thường: Đây là loại hình dịch vụ cơ bản trong hệ thống xe buýt, hành khách sử dụng được trợ giá, có tần suất phục vụ cao, thời gian cung ứng dài (thường từ 5h00 đến 22h00), dừng đỗ tại tất cả các điểm dừng dọc tuyến.

Dịch vụ xe buýt tăng cường vào giờ cao điểm: Đây là loại hình tổ chức chạy xe bt có hướng tuyến và cơ sở hạ tầng trùng với các tuyến xe buýt thường nhưng chỉ dừng đón/trả khách tại một số điểm dừng đỗ chính, có tần suất phục vụ thấp, thời gian cung ứng chủ yếu vào các khoảng cao điểm trong ngày. Tuy nhiên, năm 2013 đang cung

ứng trên 6 tuyến nhưng đến năm 2014 thì loại hình này khơng cịn hoạt động.

Dịch vụ xe buýt chuyên trách: Đây là loại hình dịch vụ đã cung ứng từ lâu nhưng thường không thống kê, đặc biệt là các xe buýt đưa đón học sinh tại các trường phổ

thơng, tuyến bt đưa đón cán bộ cơng chức. Hiện tại thành phố chỉ thống kê và trợ giá cho 5 tuyến xe buýt phục vụ cán bộ-công chức đi lại giữa các trụ sở hành chính trong quận Hà Đông đến các địa bàn khác trong nội thành. Dịch vụ này được xác định cụ thể hành trình, thường từ 2-4 chuyến/ngày/tuyến, thời gian cung ứng chủ yếu theo giờ đi làm và về nhà của đối tượng phục vụ. Ngồi ra cịn có dịch vụ xe buýt du lịch City Tour sử dụng loại xe buýt 2 tầng. Tuyến 1 của tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) được gọi Hanoi City tour. Tuyến xe bus 2 tầng thứ 2 được gọi: Thăng Long-Hà Nội City Tour của công ty Công ty cổ phần Du lịch Việt Nam-Hà Nội. Các tuyến xe Bus 2 tầng tại Hà Nội có lộ trình khác nhau, nhưng có chung đặc điểm dưới đây;

(i) Đều xuất phát và kết thúc tại khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm; (ii) Đi qua các điểm

danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thành phố: Bảo tàng lịch sử quân đội Việt Nam - Hoàng thành Thăng Long - Đền Quán Thánh - Chùa Trấn Quốc - Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh - Văn Miếu - Nhà tù Hỏa Lò - Nhà thờ Lớn - Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và dừng chân tại điểm Nhà hát Lớn thành phố; (iii)Được trang bị hệ thống cơng nghệ hiện đại với nhiều tiện ích, thuyết minh tự động đa ngôn ngữ: Việt, Anh, Trung Quốc, Pháp, Hàn, Nhật, Nga… thuận lợi cho nhiều cá nhân hoặc nhóm khách với các quốc tịch khác nhau trên cùng chung một hành trình. Trước mỗi điểm đến, hệ thống âm thanh đều sẽ thuyết minh, giới thiệu về điểm du lịch này để hành khách có thêm thơng tin; và (iv)Các xe Hanoi City Tour khởi hành liên tục, 30 phút mỗi chuyến. Du khách có thể bắt đầu hành trình vào bất cứ thời gian nào, từ 9h sáng đến 17h chiều.

Dịch vụ xe buýt kế cận: Đây là các tuyến xe buýt kết nối nội thành tới các trung tâm hành chính/dân cư của các huyện ngoại thành hoặc những tuyến xe buýt nối nội thành với trung tâm của các địa phương lân cận, có tần suất phục vụ thấp, độ ổn định

cung ứng thấp (dừng đỗ theo nhu cầu của khách), thời gian phục vụ ngắn do các tuyến buýt kinh doanh không được trợ giá.

“Dịch vụ xe buýt nhanh BRT: là một loại hình giao thơng cơng cộng tại Hà Nội do Xí nghiệp xe buýt nhanh Hà Nội vận hành. Theo quy hoạch được Thủ tướng chính phủ Việt Nam phê duyệt năm 2016, thành phố Hà Nội sẽ có 8 tuyến xe buýt nhanh và 3 tuyến quá độ.“

Trong báo cáo mới nhất gửi tới UBND thành phố, Sở GTVT TP Hà Nội cho biết, tính đến hết tháng 8-2020, qua khảo sát trên toàn hệ thống, tổng sản lượng hành khách

đạt 221,3 triệu lượt (giảm 26,8% so với cùng kỳ), trong đó xe buýt trợ giá đạt 203,4 triệu

lượt hành khách (đã bao gồm khách đi xe buýt miễn phí), giảm 23,8% so với cùng kỳ. Doanh thu đạt 291,1 tỷ đồng, giảm 45,9% so với kế hoạch năm 2020…

“Ngồi ra, cơng tác kiểm soát vận hành trên tuyến và đảm bảo ATGT đã được các doanh nghiệp hoạt động xe buýt chú trọng; Các đơn vị đều có bộ phận theo dõi ATGT tại đơn vị, chủ động và kịp thời xử lý các trường hợp VCGT xảy ra, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để hạn chế vi phạm về nghiệp vụ lái xe buýt. Tất cả các lượt xe buýt hiện nay đều được theo dõi về tốc độ qua hệ thống thiết bị giám sát hành trình, nhìn chung các lái xe đều chấp hành nghiêm túc kỷ luật chạy xe, kỷ luật vận hành và pháp luật về giao thông đường bộ. Theo thống kê về ATGT thì trong năm 2015 có tới gần

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các đô thị ở việt nam nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội (Trang 109 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)