(Nguồn: NCS tự tổng hợp từ báo cáo Transerco) Cơ cấu phương tiện theo sức chứa: Hầu hết là các xe có sức chứa trung bình (45- 60 chỗ, chiếm 52%) và sức chứa lớn (80 chỗ, chiếm 44%), số lượng xe buýt sức chứa nhỏ chiếm tỷ lệ thấp (4%). Trong những năm trở lại đây, để đáp ứng nhu cầu sử dụng xe buýt ngày càng tăng của nhân dân, nhu cầu sử dụng xe buýt có sức chứa trung bình trở lên ngày một tăng để thay dần cho những xe bt có sức chứa nhỏ. Tổng cơng ty vận tải Hà Nội hiện có 1.033 xe buýt các loại chiếm 73% tổng số xe toàn Thành phố.
Theo độ tuổi phương tiện: Phương tiện có tuổi thọ nhỏ hơn 5 năm chiếm tỷ lệ là 36%, từ 5 – 10 năm là 30% và trên 10 năm chiếm tỷ lệ 34%. Như vậy có thể thấy tuổi thọ phương tiện vận tải hành khách công cộng ở Thủ đơ Hà Nội có tuổi thọ tương đối cao, phương tiện ít được đổi mới, đặc biệt là đối với các tuyến xã hội hóa, tuyến khơng có trợ giá và các tuyến buýt kế cận.
“Về tiêu chuẩn khí thải: Vẫn cịn 49% số lượng phương tiện đạt tiêu chuẩn khí thải Euro I, 20% phương tiện đạt tiêu chuẩn khí thải Euro II và có 31% số lượng phương tiện đạt tiêu chuẩn khí thải Euro III. Chưa có phương tiện nào đạt tiêu chuẩn khí thải Euro IV.“
4.2.1.3. Kết quả kinh tế - tài chính
Theo giá hiện hành thì trong 6 năm qua (2010-2015) tốc độ doanh thu tăng 2,1 lần (từ 395 tỷ năm 2010 tăng lên 826 tỷ năm 2015) và chi phí tăng 1,83 lần/ năm (từ 983 tỷ năm 2010 tăng lên 1.798 tỷ năm 2015). Nguyên nhân do giá vé từ tháng 10/2012 tăng hơn 1000 đ/HK và đầu năm 2014 giá vé tăng lần 2.
Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Xe 1.360 1.399 1.465 1.480 1.482 1.781 1.915 1.952
Theo giá quy đổi (quy về năm gốc 2010, theo chỉ số trượt giá qua các năm) tìh trong giai đoạn này tốc độ doanh thu tăng 1,44 lần và chi phí tăng 1,26 lần.
Sản lượng vận chuyển của xe buýt trên các tuyến buýt nội đô hiện nay đã đạt
ngưỡng bão hịa: Năm 2001 bình qn 1 xe bt chỉ vận chuyển 119 HK/ngày thì năm 2015 là 1.152 HK/ngày. Hệ số sử dụng sức chứa bình qn tồn mạng đạt mức cao tới 70%; giờ cao điểm hệ số sử dụng sức chứa vượt thiết kế (bình quân là 140%- 160% sức chứa) từ đó ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cung cấp trong giờ cao điểm.
Chính sách trợ giá trực tiếp và chủ yếu dựa trên số km xe chạy, chưa đánh giá theo chất lượng dịch vụ và năng lực của các doanh nghiệp tham gia. Tỷ lệ phân phối vé tháng liên tuyến còn bất hợp lý (sản lượng vé tháng liên tuyến được chia bình qn cho tồn mạng theo sức chứa, cự ly và tần suất các tuyến) dẫn đến chưa đánh giá được chính xác hiệu quả khai thác của từng tuyến buýt.
4.2.2. Phát triển mạng lưới
4.2.2.1. Mạng lưới tuyến xe buýt
- Số lượng tuyến: Tính đến năm 2019, Hà Nội có 127 tuyến trong đó có 113 tuyến nội đơ, 02 tuyến City Tour và 12 tuyến kế cận đi các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh. Tổng chiều dài mạng lưới tuyến là 4.437,6km, chiều dài bình quân tuyến là 34,94 km; các tuyến buýt kế cận thường dài hơn các tuyến nội đơ và có sự khác biệt giữa chiều
đi với chiều về. Hầu hết các tuyến buýt kế cận có chiều dài lớn hơn 20km, tuyến dài
nhất tới 50 km (tuyến buýt Mỹ Đình- Trung Hà, Mỹ Đình – Phú Cường); chiều dài trung bình của các tuyến nội đô khoảng 17 km, tuyến ngắn nhất 10,8 km (Long Biên – Cầu Giấy) và tuyến dài nhất 22km (Gia Lâm - Yên Nghĩa).