Kinh nghiệm của Trung Quốc trong thực thi Hiệp định TRIPs

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ ( TRIPs ) và một số vấn đề đặt ra đối với việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 37 - 42)

1.3.1.1 Sự tham gia của Trung Quốc vào Hiệp định TRIPs và những biện pháp Trung Quốc thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định

Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới trong một thời gian dài. Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái hiện nay, Trung Quốc vẫn là nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Theo số liệu về phát triển kinh tế xã hội mà Cục thống kê Trung Quốc công bố ngày 27 tháng 2 năm 2009, năm 2008, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đã vượt hơn 30.000 tỷ NDT, tăng 9% so với năm 2007. Tốc độ này không chỉ nhanh hơn tốc độ tăng trưởng bình qn của tồn cầu, mà cịn nhanh hơn cả tốc độ tăng trưởng của các quốc gia và khu vực chính trên thế giới. Ước tính ban đầu, kinh tế Trung Quốc năm 2008 đã vượt quá 20% hiệu suất cống hiến tăng trưởng kinh tế thế giới. Phó cục trưởng Cục thống kê Trung Quốc Tạ Hồng Quang đánh giá: “Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới ảm đạm, sự phát triển của kinh tế Trung Quốc vẫn là khả quan nhất” [9, tr.15].

Trung Quốc đã gia nhập WIPO năm 1980, phê chuẩn Công ước Paris về Bảo hộ Sở hữu Trí tuệ năm 1985 và Hiệp định Madrid liên quan đến Đăng ký quốc tế nhãn hiệu thương mại năm 1989, cũng như đã ký Hiệp ước Vi mạch Tích hợp vào cùng năm. Ngoài ra, trong những năm 1990, Trung Quốc đã ký Công ước Berne về Bảo hộ Bản quyền các Tác phẩm văn học và Cơng trình nghệ thuật, Cơng ước Bản quyền Phổ biến chung năm 1992, Công ước Geneva năm 1993, Hiệp ước Hợp tác Sáng chế (PCT) và Hiệp ước Budapest năm 1994. Với việc trở

thành thành viên của WTO năm 2001, Trung Quốc đã chấp nhận thực hiện các nghĩa vụ gắn với Hiệp định TRIPs của WTO.

Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã có những cố gắng rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực thương mại và rất tích cực trong việc thực hiện các nghĩa vụ quốc tế về bảo hộ sở hữu trí tuệ. Việc gia nhập WTO là động cơ thúc đẩy đáng kể việc thực thi bảo hộ IPR ở Trung Quốc. Trung Quốc đã tiến hành sửa đổi lại các quy định và luật lệ về quyền sở hữu trí tuệ, ban hành nhiều quy định mới và bãi bỏ các quy định cũ nhằm nâng tầm phạm vi và hiệu lực bảo hộ IPR của mình lên cho phù hợp với Hiệp định TRIPs. Vào cuối năm đầu tiên gia nhập WTO của Trung Quốc, Hội đồng WTO đã đánh giá cao việc thực thi các nghĩa vụ của Trung Quốc, trong đó có các điều khoản TRIPs. Năm 2003, Trung Quốc đã tiếp tục các nỗ lực bằng việc áp dụng một số quy định luật pháp và các biện pháp bảo hộ hành chính như các quy định về bảo hộ thuế quan đối với IPR, các biện pháp xử phạt hành chính về xâm phạm bản quyền, quy định về chuyển nhượng bằng sáng chế và các quy định về quản lý hành chính đối với các cơ quan sáng chế.

Trên thực tế, đối với các nhà đầu tư nước ngồi và các cổ đơng của Trung Quốc, vấn đề thực thi hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ là mối quan tâm lớn nhất. Để nâng cao hiệu lực thực thi, Trung Quốc thực hiện nhiều biện pháp khác nhau và trên thực tế, những biện pháp này đã mang lại thành tựu kinh tế đáng kể. Các cơ chế thực thi sở hữu trí tuệ chính ở Trung Quốc đã được tăng cường, trong đó có các yếu tố hành chính và áp dụng thuế hải quan. Bên cạnh đó, Hội đồng nhà nước cịn thành lập Văn phòng Quốc gia về điều chỉnh và chuẩn hóa trật tự kinh tế thị trường nhằm tăng cường sự điều phối và đẩy mạnh việc thực thi bảo hộ sở hữu trí tuệ. Có 21 Bộ và cơ quan quốc gia, trong đó có SIPO tham gia vào cơng tác điều phối của Văn phòng. Việc đấu tranh chống lại sản xuất, kinh doanh hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ chính là mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của nhóm điều phối này. Văn phịng quốc gia cịn tổ chức một chiến dịch kéo dài một tuần lễ trên phạm vi cả nước vào tháng 4 năm 2004 để nâng cao nhận thức về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến khía cạnh thương mại trong

nhân dân, một trở ngại mấu chốt cho việc nâng cao bảo hộ sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc.

Ngồi ra, trong lĩnh vực phần mềm, để giảm bớt mức độ phụ thuộc vào các sản phẩm độc quyền nước ngồi và giảm chi phí mua bản quyền, Trung Quốc đã quyết định thay thế bằng sản phẩm mã nguồn mở Linux, NeoShine, OpenOffice. Với chủ trương "Người nội xài phần mềm nội", chính phủ Trung Quốc dự định cung cấp hơn 140.000 máy tính Linux cho các trường tiểu học và phổ thông cơ sở trên tồn tỉnh Giang Tơ. Đây là chiến dịch triển khai Linux lớn nhất châu Á cho đến nay. Việc hậu thuẫn mạnh cho các phần mềm nội địa được giới phân tích nhìn nhận như một nhân tố quyết định trong sự lên ngôi của nguồn mở tại Trung Quốc.

Các vấn đề về sở hữu trí tuệ có tầm quan trọng ngày càng tăng đối với Trung Quốc khi nước này tiếp tục hiện đại hóa hệ thống khoa học cơng nghệ và nâng cao hiệu quả của nó. Năm 1995, Trung Quốc thực hiện chiến lược Chấn hưng đất nước bằng khoa học và giáo dục, coi đó như một chiến lược phát triển tổng thể của đất nước. Trong chiến lược đó, vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ được coi là có vai trị trọng tâm đối với các tập đồn đa quốc gia vì đầu tư R&D của các tổ chức này đang là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế nhanh ở Trung Quốc trong những năm qua. Bộ Khoa học và Cơng nghệ Trung Quốc ước tính tài trợ cho R&D của các cơng ty nước ngồi, bao gồm cả Hồng Kông, Macao và Đài Loan chiếm tới 15% tổng chi tiêu R&D doanh nghiệp ở Trung Quốc. Theo báo cáo của UNCTAD năm 2007, Trung Quốc đã trở thành quốc gia năng động nhất thế giới về đầu tư mới cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các sản phẩm ứng dụng thế hệ mới. 61% các doanh nghiệp tồn cầu có kế hoạch hoặc đã thiết lập trung tâm R&D tại Trung Quốc, cao hơn hẳn tỷ lệ 41% dành cho thị trường Mỹ và 29% cho Ấn Độ [27].

Việc bảo hộ sở hữu trí tuệ cũng rất quan trọng đối với các cơng ty trong nước đang ngày càng có hàm lượng cơng nghệ cao hơn và khối doanh nghiệp đang chiếm một tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng R&D. Theo số liệu của Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, năm 2006, tổng vốn R&D của nước này đạt 300 tỷ nhân dân tệ (38,5 tỷ USD), tăng 22% so với năm 2005 và chiếm 1,4%

GDP. Trong tổng vốn đầu tư đó, khối tư nhân đóng góp khoảng 60%, khối nhà nước khoảng 30% và khối trường học khoảng 10%. Trên 80% tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc hiện nay là các hàng công nghệ cao và là sản phẩm trực tiếp của chính sách đầu tư R&D trong nước [27].

Song song với việc tăng chi tiêu R&D, Chính phủ Trung Quốc cịn tiến hành cải cách các tổ chức nghiên cứu công, thành lập các khu phát triển công nghệ cao, triển khai thành công một loạt các kế hoạch quốc gia về khoa học và công nghệ, thành lập một số phịng thí nghiệm quốc gia then chốt bên cạnh Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Chính phủ cịn áp dụng các biện pháp nhằm đẩy mạnh năng lực đổi mới và đánh giá cao các tài sản vơ hình, đáng chú ý có các tài sản trí tuệ của các doanh nghiệp Trung Quốc. Để thúc đẩy nhanh chuyển giao công nghệ từ các tổ chức nghiên cứu công sang khu vực tư nhân và sự hợp tác giữa các tổ chức nghiên cứu công và doanh nghiệp, Trung Quốc đã ban hành Luật Sáng chế và thúc đẩy sự hình thành các trung tâm chuyển giao công nghệ và thị trường công nghệ.

1.3.1.2 Kinh nghiệm thực thi Hiệp định TRIPs của Trung Quốc

Trung Quốc đang nắm giữ tiềm năng to lớn trong phát triển kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, để hiện thực hóa tiềm năng đó, yếu tố mang tính quyết định đối với Chính phủ nước này là cần đặt đúng chỗ thích hợp các biện pháp khuyến khích đổi mới, phát triển cơng nghệ và cần có các chính sách sáng suốt để mở rộng sự phổ biến và khả năng tiếp cận tới các tiến bộ khoa học và cơng nghệ. Trong bối cảnh đó, việc phát triển một hệ thống sở hữu trí tuệ mạnh là điều quan trọng, không phải chỉ để thu hút FDI và tiếp cận các cơng nghệ nước ngồi mà cịn để phát huy được năng lực sáng tạo đổi mới trong nước.

Các nỗ lực đó đã mang lại một số kết quả. Từ trước đến nay, Trung Quốc vẫn được coi là một trong những nước có tỷ lệ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ cao trên thế giới. Kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, chính phủ nước này đã nỗ lực tiến hành nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng này. Với 280 vụ án vi phạm quyền sở hữu trí tuệ được điều tra khám phá, giảm thiệt hại về kinh tế ước tính hơn 30 triệu nhân dân tệ kể từ khi Bộ Công an nước này triển khai chiến dịch tấn công

các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ tháng 11/2004 đến tháng 5/2005 là một trong những tín hiệu tốt thể hiện quyết tâm của chính phủ Trung Quốc trong cuộc chiến này, bảo vệ một cách hữu hiệu quyền lợi hợp pháp của người đăng ký thương hiệu và người tiêu dùng. Trọng điểm điều tra là các hành vi xâm phạm thương hiệu của các mặt hàng như thực phẩm, hàng vệ sinh, thuốc men... [27].

Trong chiến dịch tấn công các hành vi xâm phạm thương hiệu, các ban ngành hữu quan của Trung Quốc đã xây dựng cơ chế tổ chức và điều phối, tăng cường mối liên hệ với các doanh nghiệp và người đăng ký thương hiệu, thúc đẩy các doanh nghiệp kiện toàn chế độ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, giúp cơng chúng nâng cao ý thức về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thơng qua các hình thức như tuyên truyền về kiến thức, tập trung tiêu hủy hàng giả hàng nhái. Các ban ngành liên quan hết sức coi trọng việc xây dựng và kiện tồn cơ chế hợp tác, từ đó nâng cao mạnh mẽ hiệu suất công tác. Cơ quan công an các cấp ở Trung Quốc đã áp dụng nhiều hình thức xây dựng cơ chế hợp tác trong việc trao đổi thông tin, điều tra lấy bằng chứng, hình thành sức mạnh chung trong việc tấn công các hành vi xâm phạm thương hiệu. Năm 2004, Quốc vụ viện Trung Quốc đã thành lập nhóm cơng tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ quốc gia, có nhiệm vụ xây dựng chiến lược sở hữu trí tuệ của Trung Quốc. Bên cạnh đó, thơng qua triển khai hoạt động tun truyền giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng, Trung Quốc giới thiệu với công chúng mối nguy hại và trách nhiệm luật pháp của việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và những tác động tiêu cực đối với nhu cầu thúc đẩy tiến bộ khoa học-kỹ thuật và phát triển kinh tế, qua đó hình thành bầu khơng khí xã hội tơn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Mặc dù Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ, trong tương lai ngắn hạn và dài hạn họ vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức.

Về ngắn hạn, do đã trở thành thành viên WTO, Trung Quốc cần sửa đổi các quy định về sở hữu trí tuệ của mình cho phù hợp với Hiệp định TRIPs. Trong khi việc gia nhập WTO mang lại các cơ hội mới cho ngành cơng nghiệp của Trung Quốc thì điều này cũng buộc các công ty của Trung Quốc phải đối mặt với vấn đề

cạnh tranh quốc tế dựa trên cơ sở tuân theo các quy định của WTO, trong đó có TRIPs. Điều này có nghĩa là Chính phủ Trung Quốc và ngành cơng nghiệp của nước này cần phải học tập càng nhanh càng tốt việc làm thế nào để tham gia vào một trò chơi với các quy định mới, khơng chỉ liên quan đến sở hữu trí tuệ mà cịn đến cả việc tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp Trung Quốc trên thị trường toàn cầu.

Về lâu dài, một thách thức đặt ra đối với Trung Quốc là thiết kế và điều chỉnh các chính sách sở hữu trí tuệ cho phù hợp với các yêu cầu và quy định. Chính sách sở hữu trí tuệ cần phải khơng chỉ hỗ trợ cho đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao các cơng nghệ nước ngồi, mà cịn phải khuyến khích được R&D và đổi mới trong nước. Độ rộng lớn của nền kinh tế Trung Quốc cộng thêm sự nhận thức còn hạn chế về các vấn đề sở hữu trí tuệ của các quan chức, doanh nghiệp địa phương và đa số nhân dân Trung Quốc đã tạo nên một nhiệm vụ không mấy dễ dàng cho Chính phủ khi đối mặt với thách thức này.

Có hai lĩnh vực mà Trung Quốc cịn chưa làm được tốt để thực hiện các cam kết WTO bao gồm thực hiện cam kết về quyền phân phối nội địa đối với các cơng ty nước ngồi và quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại. Ngày 25/4/2008, USTR đã công bố báo cáo thường niên đặc biệt (báo cáo 301) về thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các đối tác thương mại của Mỹ. Theo đó, Trung Quốc là một trong 9 nước nằm trong danh sách ưu tiên giám sát vì khơng tn thủ quyền sở hữu trí tuệ đầy đủ và hiệu quả. Năm 2007, 80% tổng số sản phẩm vi phạm bản quyền bị thu giữ tại biên giới Mỹ có xuất xứ từ Trung Quốc [27]. Tuy nhiên, sớm hay muộn, Trung Quốc cũng phải tuân thủ cam kết TRIPs bởi vì sự tn thủ này sẽ có lợi cho Trung Quốc. Một khi Trung Quốc đạt tới giới hạn của công nghệ, Trung Quốc sẽ phải dựa vào năng lực nghiên cứu và phát triển của chính mình, lúc này tăng cường bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ sẽ trở thành một động lực thúc đẩy sự sáng tạo ở Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ ( TRIPs ) và một số vấn đề đặt ra đối với việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w