Lợi ích của Việt Nam trong thực thi Hiệp định TRIPs

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ ( TRIPs ) và một số vấn đề đặt ra đối với việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 48)

Ngày nay, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và bảo đảm thực hiện các quyền đó ngày càng có vị trí quan trọng trong thương mại quốc tế cũng như đối với nền kinh tế mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, Hiệp định TRIPs mở ra nhiều cơ hội đưa

nền kinh tế trong nước phát triển và hội nhập vào một nền kinh tế toàn cầu đầy năng động. Vai trị của tài sản trí tuệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp ngày càng tăng và trở nên đặc biệt quan trọng trong tiến trình tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ khơng chỉ nhằm đáp ứng các chuẩn mực quốc tế mà còn giúp Việt Nam thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ trong nước, tạo môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Gia nhập WTO, Việt Nam được thế giới biết đến như một nền kinh tế đang phát triển tốt, các doanh nghiệp có cơ hội được tiếp xúc với lượng kiến thức mới, công nghệ mới và kinh nghiệm mới. Làm tốt việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự sáng tạo, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và thương mại; khuyến khích nghiên cứu, phát triển cơng nghệ, nâng cao chất lượng hàng hố và tạo uy tín cho sản phẩm. Hệ thống sở hữu trí tuệ mạnh mang lại tác dụng tốt trong việc phát triển cơng nghệ và kinh doanh lành mạnh, có vai trị tích cực đối với cơng cuộc phát triển kinh tế. Doanh nghiệp được khuyến khích đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, nâng cao năng lực sáng tạo sản phẩm mới; người tiêu dùng được hưởng đầy đủ lợi ích do đồng tiền mình bỏ ra mang lại; mơi trường kinh doanh quốc gia được nâng cao; lịng tin của các nhà đầu tư được cải thiện.

Hiện các SMEs tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đang đối mặt với ba khó khăn lớn, đó là ít có cơ hội tiếp cận với cơng nghệ họ muốn mua, khó tiếp cận nguồn tín dụng để đầu tư vào cơng nghệ đó cũng như các cơng cụ, diễn đàn để trao đổi, chia sẻ công nghệ với các đối tác. Tuy nhiên, các SMEs có thể thành cơng và nổi tiếng nếu biết khai thác hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ. Tài sản trí tuệ khi được chú trọng và khai thác tối ưu có thể giúp doanh nghiệp tăng cường sức mạnh, nâng cao vị thế, uy tín khả năng cạnh tranh, doanh thu, thị phần và lợi nhuận.

Trong các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, bằng độc quyền sáng chế là chứng chỉ của nhà nước, công nhận chủ sở hữu đối với sáng chế tham gia đăng ký, do đó chủ sở hữu được độc quyền sử dụng sáng chế của mình để ứng dụng trong sản xuất kinh doanh, tạo ra sản phẩm hàng hóa. Mặt khác, chủ sở hữu có thể dựa

vào bằng độc quyền sáng chế đó để thu lợi mà khơng phải sử dụng kinh phí để đầu tư trực tiếp cho sản xuất kinh doanh thông qua hợp đồng nhượng quyền (licence), tức là cho người khác sử dụng sáng chế của mình để thu lợi nhuận. Bằng độc quyền sáng chế cịn có vai trị tạo điều kiện cho nhà đầu tư có đầy đủ điều kiện pháp lý để thu hồi vốn và tiếp tục đầu tư cho những nghiên cứu trong tương lai. Nói cách khác, bằng độc quyền sáng chế sẽ tạo điều kiện cho chủ sở hữu tránh được sự xâm phạm quyền của bên thứ ba và yên tâm sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm cung cấp cho thị trường, thơng qua đó chủ sở hữu thu được lợi nhuận và tiếp tục đầu tư cho nghiên cứu tiếp theo. Theo các chuyên gia, vi phạm bản quyền không chỉ ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của các ngành nghề nội địa, mà còn cản trở sự sáng tạo, đổi mới. Lợi nhuận từ việc vi phạm bản quyền sẽ tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật khác. Chính vì vậy, việc thực thi luật sở hữu trí tuệ là cần thiết để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận hưởng những lợi ích của phần mềm có bản quyền như được hỗ trợ về mặt kỹ thuật, nâng cấp nhanh chóng, và quan trọng nhất là tránh được các rắc rối về mặt pháp lý, cũng như ảnh hưởng xấu đến uy tín và thương hiệu cơng ty.

Hiện tại, Việt Nam đang thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ doanh nghiệp, từ năm 2005 tới 2010. Ngồi ra, Chính phủ Việt Nam cũng đang xem xét để phê duyệt Chương trình tăng cường hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của chủ sở hữu quyền nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng.

2.2 Một số vấn đề kinh tế đặt ra trong thực thi Hiệp định TRIPs ở Việt Nam

2.2.1 IPR hiện đại, Hiệp định TRIPs và nền kinh tế mới

Tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan, có tác động tương hỗ đến tất cả các mặt của đời sống về chính trị, văn hóa và xã hội. Tồn cầu hóa thúc đẩy q trình tự do hóa thương mại, làm giảm hoặc hủy bỏ các hàng rào ngăn cách, hàng hóa của mỗi nước có thị trường tiêu thụ rộng hơn, kích thích sản xuất phát triển, thúc đẩy phân cơng lao động quốc tế theo hướng chun mơn hóa, các nguồn lực ở mỗi nước được sử dụng hợp lý và có hiệu quả.

Ở Việt Nam, tự do hóa thương mại buộc các doanh nghiệp phải tiến hành những cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế, phát huy lợi thế và hạn chế những rủi ro, thách thức trong cuộc cạnh tranh quốc tế khốc liệt. Trong bối cảnh đó, sở hữu trí tuệ trở thành một trong những vấn đề quan trọng nhất trong chiến lược phát triển của mỗi doanh nghiệp. Quản lý tài sản tri thức trở thành yếu tố chính trong hoạt động quản trị doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng đến M&A, tạo ra những liên doanh, hình thành thỏa thuận R&D và là cơ sở cho thỏa thuận li-xăng. Các cơng ty tìm mọi cách nâng cao giá trị sở hữu trí tuệ nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh. Việc xác định vị trí chiến lược của tài sản tri thức có thể tạo ra sự khác biệt về lợi nhuận của công ty, nâng cao thu nhập thông qua việc triển khai R&D và thu thập thông tin thị trường, tạo điều kiện cho thu nhập từ li- xăng cũng như cho tiềm năng về M&A.

Tuy nhiên, đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, sở hữu trí tuệ vẫn cịn là một khái niệm xa lạ, mơ hồ và ít tính đến việc xây dựng, phát triển và bảo vệ loại tài sản vơ hình này. Tài sản trí tuệ khơng thể được xác định bằng các đặc điểm vật chất của chính nó nhưng lại có giá trị cao vì có khả năng sinh ra lợi nhuận rất lớn. Bản quyền của phần mềm hệ điều hành Windows là một tài sản như vậy. Ở Việt Nam, cát-xê cho ca sĩ trẻ thường cao hơn rất nhiều so với mức thù lao dành cho các nghệ sĩ ưu tú, thậm chí cả cho các nghệ sĩ nhân dân. Trong nền kinh tế thị trường, sự đánh giá của công chúng mới là thứ tài sản đích thực có giá trị. Các ơng bầu trả tiền cát-xê tương ứng với số lượng khán giả mà tên tuổi của các ca sĩ mang lại cho các sô diễn hơn là tương ứng với âm lượng hay danh hiệu của họ.

Trước đây, mặc dù tài sản hữu hình như đất đai, lao động và tiền vốn đã từng là tiêu chuẩn so sánh tình trạng kinh tế, nhưng điều đó nay khơng cịn đúng nữa. Trong nền kinh tế mới, động lực mới tạo ra sự thịnh vượng trong xã hội đương thời là tài sản dựa trên tri thức.

Dưới đây là một ví dụ tiêu biểu về sự lấn át của tài sản tri thức đối với tài sản hữu hình trong tổng giá trị doanh nghiệp ở Hoa Kỳ (Biểu đồ 2.1). Ở Hoa Kỳ, năm 1982, khoảng 62% tài sản doanh nghiệp là tài sản vật chất, nhưng đến năm 2000, con số này đã giảm xuống chỉ còn 30%. Vào đầu những năm 1990, ở Châu

Âu, tài sản vơ hình chiếm trên 1/3 tổng số tài sản. Ví dụ, ở Hà Lan, năm 1992, tổng tài sản vơ hình chiếm trên 35% tổng đầu tư của nhà nước và tư nhân. Một cuộc nghiên cứu ở Anh mới đây chỉ ra rằng trung bình có tới 40% giá trị của một công ty không được thể hiện bằng bất cứ cách nào trên bảng cân đối của công ty. Nền kinh tế được xây dựng từ những tài sản hữu hình đang được thay thế bằng nền kinh tế của những ý tưởng, trong đó sở hữu trí tuệ trở thành yếu tố quan trọng bậc nhất [9, tr.54].

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ phần trăm của tài sản vơ hình

trong tổng tài sản tại các cơng ty Hoa Kỳ

100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0%

(Nguồn: Sở hữu trí tuệ-Một cơng cụ đắc lực để phát triển kinh tế, Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, tr.54)

Trong nền kinh tế mới, sự thịnh vượng được tạo ra thông qua sáng tạo và nắm giá trị của ý tưởng. Tri thức trở thành nguồn của cải mới của nhân loại. Ý nghĩa quan trọng, tích cực của bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với sự tiến bộ cơng nghệ của một nước có thể thấy rõ ở tầm kinh tế vĩ mơ. Ở Việt Nam, cho đến nay vẫn khó có thể định giá được sở hữu trí tuệ, một phần vì thiếu những phương pháp

định giá khả thi. Tài sản thuộc sở hữu trí tuệ vẫn chưa được thể hiện đầy đủ trong bảng cân đối của doanh nghiệp.

Theo ông Stephan Hundertmark, Viện quản lý Sở hữu trí tuệ Steinbeis (Trường Đại học Steinbeis, Đức), ở nhiều nước phát triển, tài sản vơ hình khơng chỉ bao gồm tài sản trí tuệ (như sáng chế, nhãn hiệu, quyền tác giả, kiểu dáng cơng nghiệp...), mà cịn bao gồm cả vốn trí tuệ (như nguồn nhân lực, các phương thức kinh doanh, các mối quan hệ trong kinh doanh...) và uy tín trong sản xuất kinh doanh. Do vậy, giá trị tài sản vơ hình của các doanh nghiệp thường cao hơn nhiều lần tài sản cố định. Chẳng hạn, tài sản hữu hình hiện nay của Cơng ty Merck chỉ chiếm 18%, tài sản vơ hình chiếm đến 82%; ở Cơng ty Amazzon.de, tỷ lệ tương ứng là 16 và 84%; Cơng ty Microsoft tỷ lệ tài sản vơ hình lên đến 95%, trong khi tài sản hữu hình chỉ chiếm 5%, phần lớn trong số tài sản của hãng này có xuất xứ từ tài sản thuộc sở hữu trí tuệ, bao gồm nhãn hiệu hàng hóa, bằng độc quyền sáng chế, bí mật thương mại và bí quyết [9, tr.55]. Trong khi đó, ở Việt Nam, các loại tài sản trí tuệ theo chuẩn mực chỉ dừng lại ở bản quyền, bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, phần mềm máy vi tính... Gần đây, việc xác định giá trị doanh nghiệp đã tính đến giá trị tài sản vơ hình thơng qua việc tính tốn lợi thế doanh nghiệp, nhưng mới chỉ dừng lại ở công thức cứng. Việc xác định giá trị thương hiệu chỉ được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế cho việc tạo ra, xây dựng và bảo vệ nhãn mác, tên thương mại của doanh nghiệp trong 10 năm (bao gồm cả chi phí quảng cáo, tun truyền trong và ngồi nước để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, công ty, xây dựng trang web...). Với cách tính này, rõ ràng chưa tính hết giá trị tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp có số lượng tài sản trí tuệ lớn và mang lại dịng thu nhập cao.

Hiệp định TRIPs ra đời làm thay đổi bộ mặt của hệ thống sở hữu trí tuệ thế giới, góp phần thúc đẩy việc cải tiến, chuyển giao và phổ biến công nghệ, mang lại lợi ích cho cả người sáng tạo và người sử dụng công nghệ cũng như đối với nền kinh tế - xã hội. Đối với những doanh nghiệp có chi phí đầu tư lớn cho hoạt động R&D, sở hữu trí tuệ càng trở nên quan trọng, đặc biệt là một số hãng cơng nghệ mới. Trung bình, ngành cơng nghiệp cơng nghệ sinh học tái đầu tư khoảng

45% thu nhập hàng năm của mình cho R&D. Điều đó có nghĩa là gần một nửa giá trị của ngành công nghiệp này gắn với vốn trí tuệ. Trong khi đó, vốn trí tuệ là thứ hàng hóa rất dễ bị chiếm đoạt, nó có thể bị đánh cắp khá dễ dàng, được sao chép và sau đó được bán mà khơng có sự cho phép. Trước khi Hiệp định TRIPs được ký kết, nhiều quốc gia đã ban hành các quy định về sở hữu trí tuệ để bảo đảm cơng nhận sự tồn tại của bằng phát minh sáng chế mới, tạo được sự sở hữu độc quyền của tác giả đối với các phát minh, sáng chế đó. Tuy nhiên, các Hiệp định trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ trước đây thường khơng có điều khoản quy định các phương pháp trừng phạt đối với việc vi phạm sở hữu trí tuệ. Sự ra đời của Hiệp định TRIPs góp phần hồn thiện hệ thống sở hữu trí tuệ của các thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đưa nền kinh tế phát triển một cách toàn diện và hiệu quả.

Như vậy, trong nền kinh tế hiện đại, tài sản trí tuệ đóng vai trị như thước đo hiệu quả kinh doanh, sức cạnh tranh và khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Trong lĩnh vực thương mại, một trong những công cụ đắc lực nhất phục vụ cho việc phát triển kinh tế hiệu quả của một quốc gia là những quy định do Hiệp định TRIPs mang lại. Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam cần có nhiều biện pháp nâng cao kiến thức và ý thức về một nền kinh tế phát triển dựa trên nền tảng là hệ thống sở hữu trí tuệ rõ ràng, chặt chẽ và tồn diện, thơng qua việc xây dựng, phát triển và sở hữu các tài sản trí tuệ. Uy tín và vị thế của doanh nghiệp cần luôn được củng cố và mở rộng, khả năng cạnh tranh, thị phần và doanh thu của doanh nghiệp phải được nâng cao. Để bảo vệ tài sản trí tuệ, trước hết doanh nghiệp cần quan tâm đến các hoạt động xác lập quyền đối với tài sản trí tuệ của mình và có những biện pháp phù hợp để bảo vệ quyền của mình. Để thực hiện việc xác lập, duy trì và bảo vệ tài sản trí tuệ một cách có hiệu quả thì địi hỏi doanh nghiệp phải có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trọng này.

2.2.2 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, R&D và Hiệp định TRIPs

Phát triển kinh tế là q trình hồn thiện mọi mặt về kinh tế, xã hội, mơi trường, văn hóa,… Trong đó, R&D là hoạt động có tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng và sự phát triển bền vững của một quốc gia. Hiện nay, nền kinh tế thế

giới đang phát triển ở giữa cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba nhờ vào sự phát triển nhanh chóng và sự tương tác giữa sáu cơng nghệ then chốt là vi điện tử, máy tính, viễn thơng, vật liệu mới, rơ-bốt và cơng nghệ sinh học. Hệ thống sở hữu trí tuệ phát triển và cùng với đó là sự ra đời của Hiệp định TRIPs trở thành một trong những cơng cụ kích thích khoa học công nghệ phát triển và thúc đẩy cạnh tranh, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế của một quốc gia trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong suốt quá trình lịch sử và ở mọi quốc gia, các trường đại học và trung tâm nghiên cứu luôn là nịng cốt của những hoạt động quy mơ về khoa học và trí tuệ. Sự tăng trưởng của nền kinh tế chịu sự ảnh hưởng rất lớn của hệ thống này mà thực chất là thúc đẩy sự phát triển của hoạt động R&D. Ở Việt Nam, Chính phủ ln dành một phần ngân sách nhà nước để đầu tư cho các trung tâm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ ( TRIPs ) và một số vấn đề đặt ra đối với việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w