Sự hình thành và phát triển của hệ thống sở hữu trí tuệ liên quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ ( TRIPs ) và một số vấn đề đặt ra đối với việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 45 - 48)

đến thương mại ở Việt Nam

Năm 1995, Việt Nam bắt đầu có những bước đi đầu tiên trong việc thiết lập một hệ thống sở hữu trí tuệ tồn diện thơng qua việc hình thành các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Các quy phạm này dần được hồn chỉnh cùng với tiến trình hội nhập của nước ta với thế giới qua việc lần lượt gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế như ASEAN, APEC,... và gần đây là WTO.

Trước khi Việt Nam nộp đơn gia nhập WTO, hệ thống sở hữu trí tuệ của nước ta chưa bao trùm hết các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ cần được bảo hộ. Tất cả các văn bản đều chỉ có giá trị dưới luật và khá nặng về yếu tố quản lý. Sự ra đời của Bộ Luật dân sự 1995 với 61 điều luật về sở hữu trí tuệ có nội dung thừa nhận quyền tài sản và quyền nhân thân đối với các thành quả sáng tạo trí tuệ được coi là bước khởi đầu có ý nghĩa quan trọng, đặt nền móng cho việc xây dựng một hệ thống sở hữu trí tuệ tồn diện của Việt Nam. Những năm sau đó, hàng loạt Nghị định và Thơng tư về sở hữu trí tuệ của Chính phủ, các Bộ, ban, ngành ban hành, cùng với một hệ thống luật về khoa học công nghệ, thương mại, doanh nghiệp,... không chỉ cụ thể hóa, mà cịn bổ sung những quy định cịn thiếu hoặc sửa chữa những điều khơng phù hợp.

Xét về nội dung, cho đến nay, hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã hầu như đáp ứng tiêu chuẩn về “tính đầy đủ” theo yêu cầu của Hiệp định TRIPs và các điều ước quốc tế quan trọng khác về sở hữu trí tuệ và được coi là tương đối hịa hợp với những hệ thống sở hữu trí tuệ tiên tiến của các quốc gia trên thế giới. Hiện nay, hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã tương đối hoàn chỉnh và phù hợp với các nguyên tắc và quy định của WTO và WIPO. Là thành viên của các điều ước quan trọng như Công ước Paris, Thỏa ước Madrid, Nghị định thư Madrid về đăng

ký quốc tế nhãn hiệu hàng hố, Hiệp ước hợp tác Patent, Cơng ước Berne về bản quyền...và đặc biệt là Hiệp định TRIPs, Việt Nam đã có những cơ sở quan trọng trong cơng tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Tuy nhiên, “tính hiệu quả” của hệ thống pháp luật nước ta trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ vẫn cần được quan tâm và xem xét. Các quy định thực thi còn chưa đầy đủ và chưa thực sự rõ ràng, minh bạch. Một số quy định trong hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam cịn chưa đáp ứng được những đòi hỏi thực tiễn, đặc biệt là chưa thật sự rõ ràng, chi tiết nên khó áp dụng. Hồn thiện hệ thống sở hữu trí tuệ của nước ta để đẩy nhanh tiến trình hội nhập với nền kinh tế tồn cầu là một vấn đề không nhỏ, cần được quan tâm giải quyết một cách cấp bách.

Tuy vậy, theo một số đánh giá chung, hệ thống sở hữu trí tuệ ở Việt Nam đã thể chế hóa được quan điểm tiếp tục thực hiện chính sách nhất quán trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên cơ sở đảm bảo lợi ích hài hịa của các chủ thể quyền với lợi ích xã hội, nhằm tiếp tục khuyến khích và thúc đẩy sáng tạo, khai thác tối đa quyền sở hữu trí tuệ phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống người dân, đáp ứng được nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

2.1.2 Cam kết của Việt Nam trong thực thi Hiệp định TRIPs

Những vấn đề liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ theo Hiệp định TRIPs là một trong những nội dung lớn được Việt Nam cam kết thực hiện khi gia nhập WTO. Hiệp định TRIPs buộc Việt Nam phải đạt được hai chuẩn mực lớn về nội dung bảo hộ (tính đầy đủ) và về hiệu lực thực thi (tính hiệu quả) trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Do đó hiện tại, việc thực thi tốt quyền sở hữu trí tuệ là một trong những đòi hỏi hàng đầu của nền kinh tế nước ta. Một số cam kết của Việt Nam trong thực thi Hiệp định TRIPs được cụ thể hóa như sau:

♦ Sáng chế:

Sáng chế có tính mới đối với thế giới và có khả năng áp dụng cơng nghiệp, thậm chí khơng có trình độ sáng tạo nhưng khơng phải là hiểu biết thơng thường, có thể được bảo hộ theo Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Chủ sở hữu Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có độc quyền sử dụng,

chuyển giao quyền sở hữu, và chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho người khác. Chủ sở hữu có quyền yêu cầu người khác chấm dứt hành vi xâm phạm và có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra. Thời hạn hiệu lực của những Bằng độc quyền sáng chế và Bằng độc quyền giải pháp hữu ích tương ứng là 20 và 10 năm tính từ ngày nộp đơn - có hiệu lực từ ngày cấp.

♦ Kiểu dáng công nghiệp:

Hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đã bao hàm việc sản xuất, bán hoặc nhập khẩu sản phẩm mang kiểu dáng “về cơ bản là bản sao” của kiểu dáng được bảo hộ. Thời hạn bảo hộ ban đầu đối với kiểu dáng công nghiệp là 5 năm tính từ ngày nộp đơn-có hiệu lực từ ngày đăng ký - và có thể được gia hạn 2 lần liên tiếp, mỗi lần 5 năm.

♦ Về nhãn hiệu, bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ

Hệ thống bảo hộ nhãn hiệu của Việt Nam hoàn toàn phù hợp với Hiệp định TRIPs và khoản 1 Điều 6 bis Công ước Pari. Tất cả các đăng ký nhãn hiệu đều được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp. Việt Nam đã xác nhận rằng trong q trình hồn thiện hệ thống sở hữu trí tuệ, Việt Nam đã tham khảo các quy định của Khuyến nghị chung liên quan đến các quy định về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng do Hội đồng Liên Hiệp Pari và Đại hội đồng của WIPO thông qua vào tháng 9/1999.

♦ Về bản quyền tác giả

Quyền tác giả được xác định đối với những tác phẩm gốc được bảo hộ khơng phân biệt hình thức, ngơn ngữ thể hiện và chất lượng của tác phẩm. Về thù lao và nhuận bút, các tổ chức, cá nhân sử dụng các tác phẩm đã được cơng bố hoặc bản ghi âm/ghi hình để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào khơng phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định. Chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm gốc khi bị xâm hại có quyền yêu cầu tổ chức cá nhân có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính cơng khai và bồi thường thiệt hại; yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm hoặc khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

♦ Thiết kế bố trí mạch tích hợp:

Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được bảo hộ bao gồm các yêu cầu đối với thơng tin bí mật, gồm có bí mật thương mại và dữ liệu thử nghiệm. Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định mà không phải đăng ký. Chủ sở hữu bí mật kinh doanh có quyền cấm việc sử dụng trái phép bí mật kinh doanh của mình và u cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra lệnh chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại.

♦ Về chỉ dẫn địa lý, bao gồm cả tên gọi xuất xứ hàng hóa

Một chỉ dẫn địa lý sẽ không được bảo hộ nếu đã trở thành tên gọi chung ở Việt Nam. Chỉ dẫn địa lý nước ngoài được bảo hộ ở nước xuất xứ mới có thể được bảo hộ ở Việt Nam. Bất kỳ chủ thể nào có quyền sở hữu, sử dụng hoặc nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý ở nước xuất xứ đều có quyền nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý đó tại Việt Nam và có thể được ghi nhận trong Đăng bạ chỉ dẫn địa lý Việt Nam. Việt Nam đã bảo hộ các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam và nước ngoài phù hợp với Hiệp định TRIPs. Theo đó, các quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là Thành viên sẽ được áp dụng trong trường hợp có xung đột.

♦ Bảo hộ giống cây trồng

Các quy định về bảo hộ giống cây trồng mới theo các tiêu chuẩn của UPOV. Các điều kiện bảo hộ được áp dụng cho giống cây trồng của Việt Nam hồn tồn tương thích với các điều kiện bảo hộ của UPOV, bao gồm tính mới, tính khách biệt, tính đồng nhất và tính ổn định. Thời hạn bảo hộ quyền của người tạo giống là 25 năm đối với cây thân gỗ và cây nho, 20 năm đối với các giống cây trồng khác kể từ ngày các quyền được xác lập. Không mở rộng quyền của người tạo giống đối với sản phẩm thu hoạch hoặc sản phẩm được sản xuất trực tiếp từ sản phẩm thu hoạch được từ việc sử dụng trái phép vật liệu nhân giống của giống cây được bảo hộ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ ( TRIPs ) và một số vấn đề đặt ra đối với việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 45 - 48)