3.2 Một số đề xuất góp phần thúc đẩy nhanh q trình thực thi Hiệp
3.2.4 Vấn đề thương hiệu và hàng giả hàng nhái
Thương hiệu và hàng giả, hàng nhái là vấn đề được nói đến rất nhiều trong thời gian gần đây ở nước ta, khi nền kinh tế quốc gia hội nhập với nền kinh tế thế giới và lượng cung cầu hàng hóa ngày càng tăng. Chất lượng sản phẩm là quan tâm hàng đầu của cả nhà cung cấp và người tiêu dùng. Tuy nhiên, nạn hàng giả hàng nhái tràn lan ở khắp mọi nơi và xảy ra đối với tất cả các mặt hàng đang gây nhiều nhức nhối cho cộng đồng.
Mặc dù đã có nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng này, nhưng lượng hàng giả, hàng nhái, hàng làm giả thương hiệu nổi tiếng khơng hề giảm, thậm chí cịn tăng lên. Hiện nay, hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ xuất hiện dường như ở tất cả các địa bàn: Cửa hàng, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, trong các cơ quan, doanh nghiệp và gia đình. Trong khi đó, cơng tác chống hàng giả vẫn cịn nhiều bất cập, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Các loại hàng giả, hàng kém chất lượng đã và đang gây tác hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, an ninh lương thực, sức khỏe nhân dân và môi sinh, môi trường.
Một số đề xuất góp phần giảm tình trạng hàng giả hàng nhái trên thị trường:
- Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về sở hữu trí tuệ cần được triển khai thường xuyên cùng với việc triển khai đào tạo về sở hữu trí tuệ một cách bài bản, có hệ thống ngay từ trong nhà trường.
- Mức xử phạt đối với các đối tượng vi phạm cần cao hơn. Theo các doanh
Nhiều nước phạt tội này rất nặng, có trường hợp bị phạt tù, trong khi ở nước ta chỉ phạt tiền mà mức phạt rất thấp. Theo quy định, hành vi làm giả giá trị dưới 10 triệu đồng sẽ phạt gấp 1 đến 2 lần là khó có tính răn đe. Chính phủ nên có một quy định hình phạt chung cho tồn bộ các hành vi làm hàng giả, khơng nên chia nhiều loại như hiện tại.
- Lực lượng hải quan cần tăng cường kiểm tra gay gắt hơn nữa tại các cửa khẩu. Song song là việc phát hiện và xử phạt thật nghiêm đối với các hành vi đút lót, nhận tiền, quan liêu của cán bộ kiểm tra tại các cửa khẩu.
- Tăng cường cơng tác quản lí sát sao các cơ sở sản xuất. Cần phải có những tiêu chuẩn cụ thể trong quy trình sản xuất đối với từng loại mặt hàng. Bên cạnh đó, phải đẩy nhanh tiến trình sắp xếp lại sản xuất phục vụ cho việc quản lý dễ dàng và hiệu quả, hỗ trợ các cơ sở sản xuất bảo đảm sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Các tiêu chuẩn phải được cơng bố cơng khai và minh bạch, phải có hướng dẫn để giúp cho người sản xuất theo dõi. Các lực lượng kiểm tra, kiểm soát như quản lý thị trường, công an, thanh tra chuyên ngành cần tổ chức kiểm tra chặt chẽ hoạt động của các cơ sở sản xuất, đặc biệt là các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ.
- Nâng cao năng lực thực thi của các cơ quan quản lí thị trường. Đây là lực lượng chính trong việc kiểm tra phát hiện và xử lý các vụ việc tiêu thụ hàng giả hàng nhái tại các tỉnh thành. Vì vậy, lực lượng này cần được đào tạo tốt về chuyên môn và năng lực nhằm ngăn chặn tối đa tình trạng tràn lan của nạn hàng giả hiện nay trên thị trường.
- Đặc biệt chú trọng phát hiện và xử lý các vụ sản xuất và tiêu thụ hàng giả nhãn hiệu có liên quan trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng như thực phẩm, dược phẩm và mặt hàng tiêu dùng cho trẻ em như đồ chơi, sữa,…
- Các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người tiêu dùng cần phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm phát hiện kịp thời những vụ việc vi phạm trước khi gây hậu quả nghiêm trọng.
- Tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân về tác hại của việc ham dùng hàng rẻ mà mua phải hàng giả hàng nhái. Thiệt hại về vật chất, sức khỏe và tinh thần là những hậu quả nghiêm trọng rất có khả năng xảy ra.
- Cập nhật thông tin về nạn hàng giả cho người tiêu dùng thông qua các kênh thông tin đại chúng. Doanh nghiệp phải tự bảo vệ bằng cách cung cấp dấu hiện nhận biết sản phẩm, tuyên truyền vận động người tiêu dùng tẩy chay hàng giả.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý và thực thi bảo hộ sở hữu trí tuệ cần nâng cao hiệu quả công tác chống hàng nhái, hàng giả thông qua việc tổ chức hội chợ chống hàng giả. Các gian hàng trưng bày gồm các thiết bị cơng nghệ phịng chống hàng giả hàng nhái, các sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thành phố, các nhãn hiệu uy tín và chất lượng tại Việt Nam. Các sản phẩm được giới thiệu theo chủ đề: công nghệ phát hiện hàng giả bằng quang học, thiết bị chống làm giả nhãn mác hàng hóa, thiết bị chống làm giả con dấu, thiết bị chống làm giả mực in... Trong đó, cần bố trí các gian hàng đối chứng giữa hàng thật và hàng giả, cùng những tang vật thu được từ việc làm hàng nhái, hàng giả bị phát hiện.
Một biện pháp quan trọng khác là tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế và các nước trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ để tranh thủ sự trợ giúp về kỹ thuật, tổ chức và kinh nghiệm, nhằm nâng cao năng lực thực thi Việt Nam. Học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc, Việt Nam cần có Chương trình hành động quốc gia một cách tổng thể và cụ thể về đấu tranh chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam chủ động phối hợp với bộ, ngành hữu quan có chương trình hành động cụ thể, thiết thực đối với ngày này nhằm góp phần đẩy mạnh cơng tác thơng tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người tiêu dùng và toàn xã hội về cơng tác phịng, chống hàng giả, hàng nhái.
Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cần đầu tư áp dụng khoa học cơng nghệ để sản xuất hàng hóa đảm bảo chất lượng, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm; nghiêm túc thực hiện các quy định về công bố chất lượng sản phẩm hàng hóa, xác lập quyền sở hữu cơng nghiệp, ghi nhãn hàng hóa, đảm bảo chất lượng hàng hóa đúng với cơng bố chất lượng; chịu trách nhiệm trước người tiêu dùng và trước pháp luật đối với sản phẩm, hàng hóa do mình sản xuất, kinh doanh; nghiên cứu áp dụng các biện pháp bảo vệ sản phẩm, hàng hóa của mình
tránh bị làm giả; tổ chức phương thức quản lý để ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng lọt vào hệ thống phân phối sản phẩm, hàng hóa do mình sản xuất, kinh doanh; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc chống hàng giả.