Thương mại điện tử và bảo vệ nhãn hiệu thương mại trên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ ( TRIPs ) và một số vấn đề đặt ra đối với việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 76 - 83)

2.2 Một số vấn đề đặt ra trong thực thi Hiệp định TRIP sở Việt Nam

2.2.6 Thương mại điện tử và bảo vệ nhãn hiệu thương mại trên

Internet là phương tiện tạo ra sức đẩy mạnh mẽ đối với sự phát triển công nghệ ngày nay, đồng thời có ý nghĩa sống cịn đối với bất cứ cơng ty nào muốn đứng vững trên tuyến đầu, trong việc tạo ra những sản phẩm mới hoặc tạo ra cách thức sản xuất sản phẩm cũ một cách tiết kiệm và đổi mới. Internet làm thay đổi hoàn toàn phạm vi, số lượng và tốc độ truy cập thơng tin. Tồn cầu hóa đang gia tăng các nguồn tài chính đầu tư vào các sản phẩm và quy trình mới này, khi mà một thị trường toàn cầu thực sự đang ngày càng trở nên dễ tiếp cận hơn thông qua công nghệ truyền thông mới. Bức tranh tồn cảnh về kinh tế và vị trí của sở hữu trí tuệ trong đó đã thay đổi hồn toàn. Cùng với việc tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh, Internet còn tạo ra một số thách thức cho cộng đồng sở hữu trí tuệ. Thực hiện cơng việc kinh doanh theo cách thức đổi mới là một trong những thách thức như vậy và thu hút sự quan tâm đáng kể của các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian gần đây.

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam có website qua các năm

(Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2008 - Bộ Công thương) Thương mại điện tử (e-commerce) đã tăng

trưởng gần như từ con số khơng

vào năm 1995 và được dự đốn sẽ trở thành một ngành kinh tế đặc biệt lớn mạnh. Theo số liệu thống kê, doanh thu từ thương mại điện tử trên toàn thế giới trong năm 2000 là gần 280 tỉ USD, năm 2001 là gần 480 tỷ USD, năm 2002 là gần 825

tỉ USD, năm 2003 là hơn 1.400 tỉ USD, năm 2004 là gần 2.400 tỉ USD và năm 2005 là gần 4.000 tỉ USD. Các số liệu này cho thấy thương mại điện tử tăng trưởng gần 70% mỗi năm [28].

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, thương mại điện tử cần phải là một phần lớn hơn trong chiến lược kinh doanh, một chiến lược tổng hợp tất cả các cách thức để khách hàng có thể giao dịch với cơng ty qua các phương tiện số, ví dụ như bằng điện thoại quay số thông thường, bằng fax, qua thư điện tử, điện thoại công cộng, bằng điện thoại di động, trang web. Trên thế giới, rất nhiều hãng có tên tuổi áp dụng chiến lược này. Họ mang nhãn hiệu sẵn có của mình lên mạng như Levi’s.com, Barbie.com, Forbes.com, Washingtonpost.com, Ford.com, GM.com, Daimlerchrysler.com,… Internet là một phương tiện truyền thông độc đáo với những nhu cầu và địi hỏi riêng, khơng thể áp dụng những chiến lược xây dựng nhãn hiệu truyền thống cho việc xây dựng một nhãn hiệu trên mạng. Những cơng ty có quy mô kinh doanh lớn thường cần một trang web để khách hàng luôn cập nhật thông tin về các loại sản phẩm hay dịch vụ mà những cơng ty đó cung cấp, cũng như giá cả, ngày giao hàng, điều khoản bảo hành, màu sắc, kích cỡ, quà tặng khách hàng, v.v… Thay vì đề nghị khách hàng tham khảo các cuốn cataloge đã cũ hay các tờ giới thiệu, một trang web được thiết kế đẹp và đầy đủ có thể cung cấp các thông tin cập nhật mới nhất theo thứ tự. Internet làm đơn giản hóa những giao dịch thơng thường trong kinh doanh.

Ở Việt Nam, từ những chiến dịch tuyên truyền trên các phương tiện thơng tin đại chúng hay từ chính kinh nghiệm làm ăn của mình, ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhận thấy tầm quan trọng của thương hiệu hay nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ và dành cho chúng một sự đầu tư xứng đáng trong chiến lược kinh doanh.

Hiện nay, Internet được coi là một trong những công cụ kinh doanh hiệu quả nhất. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và Internet, đã nảy sinh một số vấn đề liên quan đến quyền của các tổ chức và cá nhân đối với tên miền (domain name) và nhãn hiệu hàng hóa trên mạng, mối quan hệ giữa tên miền với các quyền sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ như quyền đối với

nhãn hiệu, quyền tác giả, biện pháp giải quyết và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên miền. Để mở rộng hoạt động kinh doanh và đưa sản phẩm đến với một lượng khách hàng khổng lồ, các doanh nghiệp thường chọn đưa nhãn hiệu sản phẩm của mình lên mạng. Với sự mở rộng của thương mại điện tử thông qua các trang web bán hàng trên Internet với nhiều loại sản phẩm được chào bán, những người nắm giữ các nhãn hiệu thương mại đang đối mặt với những thách thức lớn, khi mà những hãng kinh doanh chính đáng có thể phát triển thịnh vượng nhờ Internet thì sự tồn tại của chúng lại bị đe dọa bởi những đối thủ không trung thực - những người bán hàng giả nhãn hiệu như hàng chính hiệu. Những trang web xấu này dù không liên quan đến nhau hay chỉ hoạt động ở quy mơ nhỏ lại có thể dễ dàng đạt lợi nhuận hàng triệu đô-la thông qua việc khai thác những kẽ hở trong các quy định về sở hữu trí tuệ hiện có. Chính phủ và người sở hữu nhãn hiệu cần nhận thức rằng họ cần phải có những phương pháp để bảo vệ nhãn hiệu của mình trong một thế giới Internet đầy những hoạt động mua bán suốt ngày đêm ở rất nhiều quốc gia. Trong khi đó, việc phát hiện và xử lý những trang web này không phải là chuyện dễ dàng. Kết quả khảo sát cho thấy, có tới 98% các trang web thương mại điện tử chưa cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản về chủ trang web như tên, địa chỉ, số điện thoại, email, giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và chỉ có 4% số trang web đưa thơng tin về quy trình giải quyết khi xảy ra tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng [3].

Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đang diễn ra một cuộc chiến chống lại những kẻ chiếm đoạt nhãn hiệu hàng hóa trên mạng. Họ đăng ký những tên miền mà họ khơng có ý định sử dụng và tên miền đó trùng hoặc tương tự với những nhãn hiệu hàng hóa hoặc thương hiệu nổi tiếng, sau đó tìm cách bán lại chúng cho chủ nhãn hiệu hoặc thương hiệu đó để kiếm lời. Những kẻ chiếm đoạt trên mạng và một số vụ kiện chống lại họ theo thủ tục giải quyết tranh chấp tên miền của WIPO đã được đưa tin rộng rãi trên báo chí, qua đó nhấn mạnh tầm quan trọng của nhãn hiệu hàng hóa và sự biểu thị mới của chúng như những yếu tố nhận dạng website trong thế giới thương mại. Vấn đề tên miền là một ví dụ về việc Internet đã tạo ra một khn khổ mới như thế nào cho hình thức sở hữu trí tuệ truyền thống và buộc

giới sở hữu trí tuệ tập trung tìm những giải pháp nhanh chóng và hiệu quả để giải quyết một vấn đề có tầm quan trọng lớn về mặt kinh tế.

Pháp luật của hầu hết các nước bảo hộ nhãn hiệu thương mại nếu nhãn hiệu đó khác với nhãn hiệu của hàng hố khác và khơng phải là giả mạo. Theo Hiệp định TRIPs, thời hạn bảo hộ tối thiểu đối với nhãn hiệu thương mại là 7 năm kể từ ngày bắt đầu đăng ký, khi hết hạn phải đăng ký lại. Nhãn hiệu thương mại cũng có thể đăng ký trên bình diện quốc tế tại tổ chức tài sản trí tuệ thế giới (WIPO). Nhãn hiệu thương mại được bảo hộ có thể sử dụng cho một hoặc một số sản phẩm và người chiếm hữu nhãn hiệu đó có quyền sở hữu nó. Một bản thiết kế nhãn hiệu có thể đồng thời được bảo hộ bởi 2 luật: Luật bản quyền tác giả và luật nhãn hiệu thương mại. Một điều hiển nhiên cần biết là ngay trong trường hợp không xin đăng ký; nhãn hiệu tác phẩm cũng được bảo hộ, nếu đó là nhãn hiệu nổi tiếng. Việc bắt chước nhãn hiệu thương mại một cách phi pháp sẽ bị xử lý. Việc đăng ký một cách phi pháp một nhãn hiệu thương mại trùng với một nhãn hiệu đang lưu hành có thể dẫn đến một hành động xóa bỏ hoặc một hành động khiếu nại để quyết định người sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu.

Một trong những vấn đề phổ biến hiện nay là việc những trang đấu giá và bán hàng trực tuyến rao bán đồ xịn nhưng khi chuyển đến tay khách thì biến thành hàng giả, nhất là các thương hiệu nổi tiếng. Tính riêng ở Anh, mỗi năm con số này là 1,6 tỷ USD, chiếm 5% tổng giá trị giao dịch online [23]. Trong đó các món hàng hay bị tráo nhất thuộc lĩnh vực thời trang, mỹ phẩm, điện tử, thể thao... đắt tiền. Theo kết quả nghiên cứu thống kê do PriceMinister, công ty hàng đầu châu Âu về mua bán trên mạng, công bố tại Paris (Pháp) ngày 25/2/2009, thì 59% sản phẩm giả hiệu bán trên mạng được phát hiện trong năm 2008 liên quan đến lĩnh vực thời trang, các sản phẩm kỹ thuật cao (37%) và văn hóa phẩm (4%). Tuy nhiên, các sản phẩm kỹ thuật cao giả hiệu bán trên mạng lại có mức tăng kỷ lục với 170% so với báo cáo năm 2007. Trong đó, tỉ lệ hàng giả tăng mạnh nhất ở các sản phẩm của Apple (328%), Microsoft (295%) hay Nintendo (133%). Danh sách các nhãn hàng có sản phẩm giả nhiều nhất là Apple, Microsoft, Nike, Sony, Nokia, Chanel, Dolce&Gabbana, Burberry... [23].

Theo thông tin được đưa ra trong bản báo cáo giữa năm 2006 của Văn phòng tư vấn Gieschen, dựa trên các số liệu thu thập từ Hoạt động ngăn chặn làm hàng giả, hàng lậu, khoảng 14% các cuộc điều tra về hàng giả mạo và hàng sao chép lậu trên thế giới hiện nay liên quan tới các giao dịch được thực hiện qua Internet. Việc Internet không đặt ra bất kỳ một giới hạn lãnh thổ nào cùng với mức độ nặc danh mà Internet tạo ra đã mở cửa cho các hành vi xâm phạm các quyền sở hữu trí tuệ. Các hành vi này mới cả về bản chất và phạm vi. Các loại hàng hóa giả mạo hoặc sao chép bất hợp pháp hữu hình thuộc hầu hết các lĩnh vực được trao đổi và khai thác trực tuyến thông qua các sàn kinh doanh hợp pháp như các nhà đấu giá trực tuyến, hoặc qua các trang web cơng khai tính chất bất hợp pháp của chúng. Một lượng vô cùng lớn các nội dung được bảo hộ bản quyền ở dạng số hóa bao gồm phần mềm, bài hát, bộ phim, các trò chơi điện tử và văn bản, cũng được phân phối qua mạng mà khơng có sự chấp thuận của chủ sở hữu quyền tác giả thông qua các trang web chuyên dụng hoặc các mạng chia sẻ dữ liệu. Việc thi hành các quyền sở hữu trí tuệ đối với các hoạt động đó đã đặt ra một loạt các vấn đề. Xét theo quan điểm quốc tế, các quy định mang tính tồn diện nhất liên quan đến việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ được đưa ra trong Hiệp định TRIPS. Mặc dù nhiều tiêu chuẩn được đặt ra áp dụng ngang bằng đối với phạm vi thi hành sở hữu trí tuệ trực tuyến và không trực tuyến, nhưng các hành vi xâm phạm trên Internet đã đặt ra một số cản trở cụ thể đối với vấn đề thi hành hiệu quả Hiệp định này.

Mức độ nặc danh trên Internet, thông tin cần thiết để xác định một người xâm phạm trực tuyến và những quy định về bí mật thơng tin cá nhân là những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Thông tin thường chỉ có thể thu được từ nhà cung cấp dịch vụ Internet tương ứng. Nhà cung cấp có thể dựa vào địa chỉ IP của một máy tính được sử dụng trên Internet để tìm ra một thuê bao cá nhân. Tuy vậy vẫn khơng có những quy định thật hài hịa ở mức độ quốc tế về việc liệu một ISP có được phép tiết lộ danh tính hay các thơng tin liên quan khác của một thuê bao hay không. Điều 47 Hiệp định TRIPS bao gồm một khoản khơng bắt buộc trong đó đề cập đến quyền thơng tin. Dù vậy, điều này chỉ giới hạn với các thông tin mà người xâm phạm phải đưa ra, và không mở rộng ra phạm vi cung cấp thông tin từ bên

thứ ba. Các nỗ lực theo những hướng khác nhau đã được thực hiện nhằm cân bằng giữa quyền thơng tin và mâu thuẫn với các lợi ích, như bảo vệ tính cẩn mật của các nguồn thông tin hay dữ liệu cá nhân. Chỉ thị số 48/2004/EC của Liên minh châu Âu về việc thi hành quyền sở hữu trí tuệ cũng góp phần làm hài hịa tình hình giữa các nước thuộc liên minh với việc đặt ra loại quyền thông tin chống lại một bên thứ ba nhất định.

Những hành vi xâm phạm trực tuyến đối với các tài sản được bảo hộ sở hữu trí tuệ thường có đặc trưng xuyên quốc gia. Điều này làm nảy sinh các vấn đề về bảo hộ theo quy định quốc tế. Đây khơng phải là những vấn đề hồn tồn mới. Cả về mặt luật pháp và kinh tế, các công ước, Hiệp định, quy định đã được phát triển trên toàn cầu. Đối với các doanh nghiệp tham gia thị trường thương mại điện tử, việc tuân theo các hệ thống sở hữu trí tuệ của các nước nơi cơng ty hoạt động có thể khơng cịn đủ để bảo đảm tránh được các nguy cơ về vi phạm quy định sở hữu trí tuệ. Một cơng ty có thể tn thủ các tiêu chuẩn quản lý việc sử dụng nội dung được bảo hộ tại lãnh thổ riêng của nó. Tuy nhiên khi nội dung đó được sử dụng trên Internet, nó sẽ được tự do khai thác tại rất nhiều nơi trên toàn cầu, mà ở một vài nơi trong đó, việc sử dụng nội dung đó là hợp pháp. Ví dụ, do tính lãnh thổ của các quyền nhãn hiệu, các nhãn hiệu giống nhau có thể được sở hữu hợp pháp tại các quốc gia khác nhau bởi các chủ sở hữu khơng có liên quan.

Để hoạt động an tồn tuyệt đối trong một mơi trường như thế, một công ty phải tuân theo các tiêu chuẩn bảo hộ cao nhất hiện có trên lĩnh vực tồn cầu – một giải pháp hầu như khơng thể áp dụng được. Trong văn bản Hướng dẫn chung về các điều khoản đối với Bảo hộ nhãn hiệu và các Quyền sở hữu công nghiệp khác về dấu hiệu trên Internet, WIPO đã đề xuất một cách thức khả thi để làm giảm bớt những mối lo về những tranh chấp nhãn hiệu giữa các quyền hiện có. Các điều khoản đã đặt ra ba vấn đề chính: Khi nào thì việc sử dụng một dấu hiệu trên Internet được coi là đã xuất hiện tại một nước cụ thể? Liệu những người sở hữu các dấu hiệu trùng hoặc tương tự nhau sử dụng các dấu hiệu đó trực tuyến dưới hồn cảnh nào? Và làm thế nào có thể xem xét cơ sở quyền nhãn hiệu theo lãnh

thổ khi đưa ra các biện pháp? Việc thi hành các quyền sở hữu trí tuệ trên Internet một cách hiệu quả vẫn còn là vấn đề phức tạp.

Một ví dụ tiêu biểu: Một chủ sở hữu khách sạn ở Đan Mạch đã đăng ký nhãn hiệu "Hotel Maritime" tại nước này, đang sử dụng nhãn hiệu đó trên trang web của khách sạn cũng như trong tên miền tương ứng www.hotelmaritime.dk. Trong khi đó một cơng ty của Đức đang điều hành khoảng 40 khách sạn dưới cái tên "Hotel Maritim", và đã đăng ký nhãn hiệu này tại Đức. Trong vụ kiện sau đó do bên Đức chủ trì, cơng ty Đức cho rằng chủ khách sạn Đan Mạch đang xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu của mình. Tuy nhiên, theo Hiệp định TRIPs, chỉ khi việc sử dụng một nhãn hiệu có "tác động về thương mại" trong một nước cụ thể, nhãn hiệu đó nên được coi là xuất hiện trong nước đó, và vì vậy có thể thích hợp để u cầu bảo hộ xâm phạm. Trên cơ sở đó, phía Đan Mạch được ủng hộ với lý do các dịch vụ khách hàng mà họ đưa ra khơng có tác động đáng kể về thương mại đối với các hoạt động kinh doanh của cơng ty Đức.

Ở Việt Nam, chưa có con số tổng hợp nào tính được số hàng giả nhãn hiệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ ( TRIPs ) và một số vấn đề đặt ra đối với việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w