Vấn đề bản quyền

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ ( TRIPs ) và một số vấn đề đặt ra đối với việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 107)

3.2 Một số đề xuất góp phần thúc đẩy nhanh q trình thực thi Hiệp

3.2.5 Vấn đề bản quyền

Vi phạm bản quyền là sao chép lại tác phẩm của người khác mà khơng xin phép hay thậm chí cơng bố cơng trình đó là của mình sáng tạo ra.

Có nhiều dạng vi phạm bản quyền. Vi phạm bản quyền một tác phẩm là việc sao chép nguyên văn một phần hay tồn bộ tác phẩm đã có từ trước nhưng khơng có giấy cho phép của người có bản quyền. Tuy khơng bị sao chép nguyên văn nhưng toàn bộ ý tưởng chi tiết cũng như thứ tự trình bày của một tác phẩm bị sao chép. Dạng vi phạm này khó phát hiện hơn nhưng vẫn có thể cho là một dạng viphạm bản quyền nếu như có bằng chứng là bản sao bắt chước theo nguyên mẫu. Một tác phẩm sẽ khơng bị xem là vi phạm bản quyền nếu nó là sự tổng hợp có tính sáng tạo riêng từ nhiều hệ thống tác phẩm khác về ý (ý văn, ý nhạc, ý tưởng). Tuy nhiên, để kết luận rằng một tác phẩm là khơng hay có vi phạm bản quyền, trường hợp này, thường rất phức tạp và đơi khi phải có sự can thiệp của các luật sư và tòa án.

Vi phạm bản quyền của một sáng chế là sử dụng lại ý tưởng đã được công bố là sáng chế và bằng sáng chế nguyên thủy vẫn còn đang trong vòng hiệu lực bảo hộ. Ở đây cần lưu ý, một bằng sáng chế tại một quốc gia hay địa phương này sẽ khó có thể dùng để chứng minh rằng một ứng dụng nào đó (dựa trên sáng chế đó) tại một quốc gia khác là vi phạm bản quyền, trừ khi bằng sáng chế đó có sự cơng nhận của quốc tế. Mơ phỏng lại, hay viết lại (bằng một ngôn ngữ khác hay cách viết khác) miêu tả của một ý kiến sáng tạo đã được cơng nhận là một sáng chế cịn trong thời hạn bảo hộ cũng là một dạng vi phạm bản quyền. Dạng này tương đối khó phát hiện nhưng những dấu tích về cấu trúc ý tưởng hay phương cách dàn dựng kỹ thuật sẽ có thể là những bằng chứng chứng minh rằng một sáng chế đã bị đánh cắp hay khơng. Thí dụ: việc sao chép lại các sáng chế trong phần mềm bằng cách dùng ngơn ngữ lập trình khác hơn ngơn ngữ của sáng chế nguyên

thuỷ vẫn thường bị xem là vi phạm bản quyền nếu người viết lại đó mơ phỏng theo ý tưởng đã được cấp bằng sáng chế. Có rất nhiều trường hợp hai sáng chế có thể tương tự nhau và không thể xem là ăn cắp của nhau. Việc chứng minh rằng hai sáng chế là từ các ý tưởng độc lập thường được dựa vào các chi tiết như là ngày tháng, người chứng kiến (làm chứng) và, quan trọng hơn, các chi tiết chứng tỏ có sự khác nhau về nguồn gốc, động lực, hay cách cấu trúc của sáng chế. Tùy theo quốc gia, bằng sáng chế chỉ có hiệu lực trong một thời gian pháp định nào đó. Sau thời hạn này, các ý tưởng sáng tạo sẽ mặc nhiên được xem là kiến thức chung của nhân loại và mọi người sẽ được sử dụng nó mà khơng phải xin phép tác quyền.

Ngồi ra, có một số dạng vi phạm bản quyền khác, bao gồm từ việc sao chép, mô phỏng lại các thương hiệu hay logo của một tổ chức, cho đến việc sao chép các chi tiết có tính hệ thống mà phải qua một trình tự thời gian dài mới chứng minh được. Những vi phạm này thường rất khó phân định và nhiều lúc phải tốn nhiều thời gian cũng như tài lực để chứng minh trước tồ án rằng có hay khơng có sự vi phạm bản quyền.

Do vấn đề vi phạm bản quyền đối với tác phẩm hay sáng chế có liên quan trực tiếp tới nạn hàng giả hàng nhái như đã đề cập ở trên nên ngoài những biện pháp ngăn chặn tình trạng tràn lan của hàng giả hàng nhái trên thị trường, cần có những biện pháp cụ thể nhằm chống lại việc vi phạm bản quyền trên mạng tại Việt Nam. Tại hội nghị về chính sách phân phối video trên Internet, tổ chức tại Washington (Mỹ) ngày 20/3/2008, GS. Faulhaber, Đại học Pennsylvania đã tuyên bố rằng đối với thế giới, bản quyền là một khái niệm đã chết. Tại hội nghị này, nhiều nhà kinh tế cũng đã thống nhất quan điểm cho rằng, với việc kinh doanh nội dung trên Internet, các chủ sở hữu nội dung đang phải đối mặt với những thách thức họ chưa từng biết đến. Theo đó, “thế giới sao chép mở” (world of open piracy) được tạo ra với công nghệ số là nguyên nhân dẫn đến các vụ vi phạm bản quyền trên mạng đối với các lĩnh vực âm nhạc, ghi âm, phim ảnh, tác phẩm văn học…

Một trong các biện pháp hạn chế hiệu quả vấn đề này là sử dụng những phần mềm hữu hiệu ngăn chặn các ISP đen cố tình vi phạm bản quyền trên mạng.

Tuy nhiên, điều khó khăn là đối với khả năng kinh tế của nước ta hiện nay, giá mua bản quyền phần mềm có khả năng ngăn chặn này khá cao. Trong khi đó, người tiêu dùng vẫn vơ tình do khơng đủ kiến thức hoặc cố tình vi phạm bản quyền tác giả trên mạng. Do vậy cần có các biện pháp đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục cho người dân về vấn đề sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần mềm. Bên cạnh đó, cũng cần phải đàm phán với các tập đoàn phần mềm lớn để giảm giá bán sản phẩm phần mềm cho Việt Nam, trước mắt là đối với một số lĩnh vực cụ thể, đầu tư phát triển và khuyến khích ứng dụng phần mềm nội địa, nhất là phần mềm nguồn mở.

3.2.6 Luật pháp về sở hữu trí tuệ phù hợp với Hiệp định TRIPs

Được đánh giá là một điều ước đa phương tổng thể nhất về sở hữu trí tuệ, Hiệp định TRIPs là một văn bản quan trọng để làm cơ sở điều chỉnh pháp luật quốc gia trong lĩnh vực này. Việc điều chỉnh pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu trí tuệ cho phù hợp với Hiệp định TRIPs là điều kiện bắt buộc để nước ta trở thành thành viên của WTO.

Do sở hữu trí tuệ là một loại tài sản vơ hình rất khó xác định, vì vậy khi xem xét chúng từ góc độ pháp lý sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Pháp luật của Việt Nam về quyền sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực mới được phát triển trong thời gian qua. Hơn nữa, đối với đội ngũ cán bộ làm công tác pháp luật thì sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực pháp lý mới phát triển. Đội ngũ cán bộ pháp lý của Việt Nam thực sự mới bắt đầu làm quen với vấn đề này trong khoảng hơn 10 năm qua, kể từ khi quyền sở hữu trí tuệ được đưa vào trong Bộ luật Dân sự năm 1995. Tuy nhiên, với việc nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nên trong suốt quá trình đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ nhằm đảm bảo sự phù hợp với những điều ước quốc tế trong lĩnh vực này. Chính vì vậy, tại thời điểm hiện nay, pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã phù hợp với những yêu cầu của TRIPs, đảm bảo cho việc Việt Nam có thể thực hiện ngay những cam kết đối với WTO về quyền sở hữu trí tuệ.

Cùng với việc ban hành và triển khai thực hiện Luật Sở hữu trí tuệ, nhiều Quyết định và Nghị định về quyền tác giả, sở hữu công nghiệp, giống cây trồng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được ban hành Ngồi ra, Bộ Văn hố Thơng tin, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các thông tư hướng dẫn thi hành các thủ tục về đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, và quyền đối với giống cây trồng; đại diện sở hữu công nghiệp; và việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.

Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, việc hồn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mới chỉ là một phần của công việc. Việc thực hiện các quy định của pháp luật trên thực tế hay cơng tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mới là một vấn đề rất phức tạp, đặc biệt là đối với những nước đang phát triển như Việt Nam. Việc tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế sẽ làm cho hệ thống pháp luật và thực thi về sở hữu trí tuệ của Việt Nam trở nên tiệm cận với các xu hướng và thông lệ quốc tế. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho việc giải quyết các yêu cầu của người nộp đơn, sự minh bạch trong các quyết định của các cơ quan quản lý Nhà nước bảo đảm.

Nói chung, vấn đề thực thi luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ là một thách thức với nước ta. Để khắc phục tình trạng này, cần có các giải pháp tổng hợp. Trước hết, những quy định cần phải rõ ràng, chặt chẽ, không tạo kẽ hở cho những người vi phạm cố tình lách luật. Sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực rất phức tạp, nếu các quy định trong luật khơng rõ ràng và chồng chéo lên nhau thì khơng thể có hiệu quả khi thực thi. Đối với các cơ quan thi hành, khi gặp tình huống xâm phạm sở hữu trí tuệ, phải phân tích rõ xem đó là khía cạnh dân sự hay khía cạnh hành chính để xử lý. Dù cho áp dụng trình tự nào thì cũng phải bảo đảm ngăn chặn điều đó tái diễn. Nếu người vi phạm cịn gây thiệt hại cho lợi ích cộng đồng thì mức xử phạt phải cao hơn do hậu quả gây ra lớn hơn rất nhiều..

Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO việc sửa đổi các chế định pháp luật liên quan đến thương mại là rất quan trọng. Trên cơ sở nghiên cứu các chế định của WTO nói chung, chế định về quyền SHTT nói riêng, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các quy định về SHTT để quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đạt hiệu

quả cao. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý và thực thi pháp luật phải có đủ năng lực để giải quyết và đưa ra những lý lẽ thỏa đáng. Kiến thức và kinh nghiệm của họ cần phải được nâng cao thông qua các buổi học và tuyên truyền kiến thức do Cục sở hữu trí tuệ đứng ra tổ chức.

KẾT LUẬN

Ngày nay, vấn đề được đề cập đến nhiều là văn hóa sở hữu trí tuệ, tức là tạo ra cách sống và quan niệm đúng và đủ về sở hữu trí tuệ của tồn xã hội chứ khơng phải chỉ cần nỗ lực của riêng từng người. Đối với Việt Nam, tầm quan trọng của việc thực thi hiệu quả hệ thống sở hữu trí tuệ nói chung và Hiệp định TRIPs nói riêng là khơng thể phủ nhận. Những lợi ích của việc có một hệ thống sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại chặt chẽ là rất lớn, có tính quyết định đối với sự phát triển kinh tế của nước ta trong bối cảnh hội nhập với nền kinh tế thế giới. Nhận thức rõ về lĩnh vực này giúp các nhà quản lý, thực thi, doanh nghiệp và cá nhân có ý thức hơn trong việc xác lập và bảo vệ các tài sản tri thức vốn ngày càng trở nên quan trọng và có giá trị. Từ đó, năng lực sáng tạo được nâng cao, tạo nền tảng phát triển cho nền kinh tế.

Luận văn đã hệ thống hóa những kiến thức về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và Hiệp định TRIPs nói riêng; làm rõ một số vấn đề kinh tế liên quan tới công tác thực thi Hiệp định TRIPs ở Việt Nam; trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất thiết thực nhằm góp phần nâng cao năng lực thực thi Hiệp định TRIPs ở nước ta. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn tài liệu nên luận văn chưa có những đề xuất học hỏi từ kinh nghiệm thực thi quyền sở hữu trí tuệ nói chung và Hiệp định TRIPs nói riêng của những quốc gia khác.

Hiện nay, Việt Nam là một nước được đánh giá là tương đối ổn định về chính trị và giàu tài nguyên, cơ hội đưa nền kinh tế quốc gia phát triển vượt bậc là rất lớn nếu khắc phục được những điểm yếu trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ, tạo lịng tin và uy tín đối với các nhà đầu tư. Một nền kinh tế mạnh và bền vững cần phải là một nền kinh tế phát triển lành mạnh, cơng bằng, đem lại lợi ích cho tất cả các bên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Anh (2009), Tăng cường thực thi quyền sở hữu trí tuệ, Thời báo

Kinh tế Việt Nam, [131, Tr.5].

2. Bộ Khoa học công nghệ (2008), Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam

2007, Bộ Công thương Việt Nam.

3. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (2006), Chuyên đề về Quyền sở hữu trí tuệ, Ấn phẩm của Chương trình Thơng tin Quốc tế, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam.

4. Nguyễn Hữu Cẩn (2005), Pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam: Đổi

mới và hồn thiện nhằm phù hợp với các tiêu chuẩn của Hiệp định TRIPs- WTO, website Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế

(http://www.nciec.gov.vn/).

5. Ngọc Châm (2008), Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc, Tạp chí Con số và Sự kiện, [7, Tr.28-30].

6. Cục Sở hữu trí tuệ (2005), Văn kiện Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến

thương mại của quyền sở hữu trí tuệ TRIPs, website Cục Sở hữu trí tuệ Việt

Nam (http://www.noip.gov.vn/).

7. Mai Hương (2006), Doanh nghiệp bảo vệ nhãn hiệu bằng cách nào,

Nguyệt san

Nông thôn ngày nay, [34, Tr. 27].

8. Thu Hà (2009), Trung Quốc: Năm 2008, GDP chiếm 20% hiệu suất tăng

trưởng thế giới, http://www.vitinfo.com.vn/.

9. Kamil Idris, Tổng giám đốc WIPO (2005), Sở hữu trí tuệ, một cơng cụ đặc lực

để phát triển kinh tế, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, dịch và in tại NXB Bản

đồ, Hà Nội.

10. Bùi Thanh Lam (2006), Hậu WTO và vấn đề thực thi quyền sở hữu trí

tuệ, http://www.vietnamnet.vn/.

11. Quỳnh Lê (2004), Những điều cần biết về quyền sở hữu trí tuệ: quyền tác

giả-

12. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Sở hữu trí tuệ, ban

hành ngày 12/12/2005 theo Lệnh số 28/2005/L/CTN của Chủ tịch nước. 13. Anh Minh (2006), Sở hữu trí tuệ sẽ nóng, http://mangtuyendung.com.vn/. 14. Phạm Hồng Minh (2006) – Báo cáo tóm tắt đề tài “So sánh hệ thống pháp

luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam theo Hiệp định TRIPs-WTO” – Bộ Kế

hoạch và Đầu tư, Hà Nội.

15. Văn Nam (2008), Doanh nghiệp chưa xem trọng quyền sở hữu trí tuệ, Thời

báo Kinh tế Sài Gòn Online (www.thesaigontimes.vn/Home/doanhnghiep).

16. PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, (2005), Từ cam kết Trips đến việc đàm phán gia

nhập WTO, http://www.vietbao.vn/.

17. Bảo Nguyên (2007), Quyền sở hữu trí tuệ: vũ khí hữu hiệu, Thời báo vi tính

Sài Gịn, [217, Tr.31].

18. Phan Quốc Ngun (2008), Giáo trình đại cương về sở hữu trí tuệ và

khai thác thơng tin sáng chế, Nxb Đại học Bách Khoa, Hà Nội.

19. P.V (2007), Ấn Độ sẽ trở thành trung tâm R&D tồn cầu, website Trung tâm

thơng tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia (http://www.ncseif.gov.vn/). 20. Rivette và Kline (2000), Sáp nhập và mua lại xuyên biên giới và phát

triển,

UNCTAD, in và dịch tại Nxb Bản đồ, Hà Nội.

21. Đặng Thị Hải Tâm (2006), Nhìn lại quá trình gia nhập và thực hiện cam kết

WTO của Trung Quốc, website Ngân hàng Dữ liệu Lạng Sơn-Quảng Tây

(http://www.langson.gov.vn/).

22. Nguyễn Thanh Tâm (2006), Quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động

thương mại, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

23. Việt Toàn (2008), Hàng giả rao bán trên mạng có giá trị cả tỷ USD, http://www.tinnhanhvietnam.net/.

24. Đoàn Văn Trường (2007), Những khuynh hướng phát triển và địa vị thống trị của quyền sở hữu trí tuệ, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ ( TRIPs ) và một số vấn đề đặt ra đối với việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w