Thông tin được sở hữu bởi công chúng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ ( TRIPs ) và một số vấn đề đặt ra đối với việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 84 - 86)

2.2 Một số vấn đề đặt ra trong thực thi Hiệp định TRIP sở Việt Nam

2.2.8Thông tin được sở hữu bởi công chúng

Khái niệm “thông tin thuộc sở hữu của cơng chúng” nói đến những tài liệu và thơng tin khơng được bảo hộ bởi một hình thức sở hữu trí tuệ nào. Thơng tin thuộc sở hữu của công chúng được dành cho cơng chúng sử dụng mà khơng cần có sự xin phép trước hoặc có những hạn chế về việc tái sử dụng. Tại Hoa Kỳ, lĩnh vực này bao gồm những thông tin thực và các tác phẩm do nhân viên Chính phủ liên bang viết trong phạm vi công việc của họ. Thông tin thuộc sở hữu của công chúng cũng bao gồm các tác phẩm phụ thuộc vào việc bảo vệ tác quyền, nhưng việc bảo vệ những tác phẩm này đã hết thời hạn, bị vô hiệu (chẳng hạn như thông tin được thỏa thuận theo hợp đồng là không cần bảo vệ), hoặc đã bị từ bỏ.

Chính phủ Hoa Kỳ, nhà sản xuất duy nhất và lớn nhất những thông tin khoa học và giáo dục là một trong những nhà đóng góp lớn nhất cho thơng tin thuộc sở hữu của công chúng. Thơng tư A-130 của Văn phịng Quản lý và Ngân sách thuộc Chính phủ “Quản lý các nguồn thơng tin liên bang” thừa nhận rằng, thơng tin của

chính phủ là một nguồn lực quốc gia có giá trị và sự lưu chuyển thơng tin tự do giữa chính phủ và cơng chúng là thiết yếu đối với một xã hội dân chủ. Những cách làm của Hoa Kỳ cũng đã thúc đẩy sự truyền bá thơng tin rộng rãi có được nhờ sự cung cấp tài chính của Chính phủ liên bang. Những đối tượng hưởng sự cung cấp tài chính của Chính phủ Liên bang được khuyến khích mạnh mẽ trong việc chia sẻ những kết quả nghiên cứu của họ.

Các tổ chức quốc tế và các tổ chức liên chính phủ như UNESCO, Hội nghị thượng đỉnh thế giới về xã hội thông tin của Liên Hợp Quốc, Hội đồng Khoa học quốc tế (ICSU) và Ủy ban Dữ liệu khoa học và công nghệ (CODATA) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của thông tin thuộc sở hữu của công chúng đối với cả những quốc gia phát triển và đang phát triển.

Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề này vẫn được quan tâm thông qua những thơng tin được chia sẻ bởi cả chính phủ và tác giả, giúp người dân nắm bắt tình hình khoa học, văn hóa và xã hội hiện có. Tính chính xác của thơng tin cịn cần phải được xem xét và tùy thuộc vào trình độ và khả năng chắt lọc kiến thức của mỗi người. Thông tin thuộc sở hữu của công chúng khác với “khả năng tiếp cận để ngỏ” mà điển hình là nói tới các tác phẩm được quyền tác giả bảo vệ, nhưng tác giả hoặc nhà xuất bản đã lựa chọn để cơng chúng tiếp cận miễn phí các tác phẩm này. Cho dù là tác phẩm có thuộc thơng tin thuộc sở hữu của cơng chúng thì người sử dụng cũng nên xác định rõ nguồn của tác phẩm vì việc khơng xác định được nguồn có thể cấu thành tội đạo văn. Việc cân bằng những lợi ích của sở hữu trí tuệ của các tác giả và nhà phát minh với nhu cầu trao đổi các ý tưởng của xã hội là rất quan trọng. Khi một hệ thống sở hữu trí tuệ đang vận hành có thể sản sinh ra những lợi ích về văn hóa và kinh tế quan trọng thì thơng tin thuộc sở hữu của cơng chúng cũng có thể có những đóng góp vào một xã hội dân chủ, một nền kinh tế mạnh và sự tiến bộ của khoa học.

Như vậy, thúc đẩy việc truyền bá rộng rãi kiến thức và thông tin đồng thời bảo đảm rằng các tác giả và nhà phát minh nhận được sự bảo vệ thích đáng đối với tác phẩm của họ là điều rất quan trọng. Các hướng tiếp cận để giải tỏa sự căng thẳng này cũng đa dạng như những cách thức mà các chính phủ đang tìm kiếm để

giải quyết. Tuy nhiên, có một điều rõ ràng là các xã hội tự do và hướng tới tương lai cần có cả hai.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ ( TRIPs ) và một số vấn đề đặt ra đối với việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 84 - 86)