Một số bài học rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ ( TRIPs ) và một số vấn đề đặt ra đối với việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 42 - 45)

Mặc dù đã trải qua hơn 20 năm mở cửa và đổi mới, nhưng hiện nay Việt Nam vẫn là nước đang phát triển ở trình độ thấp. Để tham gia WTO, Việt Nam

khơng những phải hồn thiện khung luật pháp đáp ứng điều kiện của một nước thành viên mà còn phải nghiêm túc thực hiện cam kết đó. Theo Hiệp định TRIPs, các nước thành viên phải có hệ thống bảo vệ bản quyền, bằng phát minh, sáng chế, nhãn mác hàng hóa… rất nghiêm ngặt. Tuy nhiên, ở nước ta, việc sản xuất hàng giả, hàng nhái, ăn cắp bản quyền, mẫu mã… vẫn diễn ra tràn lan và chưa được giải quyết triệt để. Tình hình trên làm cho các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể cạnh tranh bình đẳng và đúng luật trên thị trường thế giới. Từ những phân tích về kinh nghiệm của Trung Quốc trong thực thi Hiệp định TRIPs, có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam.

Trong vấn đề quản lý, để nâng cao hiệu quả thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, Trung Quốc đã tiến hành sửa đổi luật pháp, bãi bỏ những điều luật cũ không hợp lý và ban hành điều luật mới theo hướng phù hợp với các cam kết quốc tế. Việt Nam cũng đã thực hiện điều này khi ban hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005. Cho tới nay, sau khi đã được sửa đổi nhiều lần, các điều luật vẫn còn rườm rà, chồng chéo, các cơ quan thi hành dẫm châm lên nhau trong thực hiện. Tại Trung Quốc, nhiều văn phòng liên lạc riêng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ được thành lập với mục đích tăng cường hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan chức năng. Đây là điều Việt Nam có thể học hỏi vì cho tới nay, khả năng phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành quản lý về sở hữu trí tuệ của nước ta cịn yếu, hiệu quả thực thi theo đó khơng cao. Chỉ khi bộ máy quản lý làm việc nhịp nhàng, nền kinh tế mới phát triển theo hướng tích cực rõ rệt.

Trung Quốc là một quốc gia lớn với trình độ kinh tế phát triển nhanh. Họ rất chú trọng phát triển khoa học cơng nghệ và coi đó là ưu tiên hàng đầu trong việc đưa nền kinh tế phát triển vượt bậc. Hiện đại hóa hệ thống khoa học cơng nghệ quốc gia theo hướng nâng cao hiệu quả và tăng cường đầu tư cho R&D là những biện pháp tích cực được Trung Quốc thực hiện. Song song với đó là việc triển khai các chiến dịch tấn công, phát hiện và xử lý triệt để các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Như vậy, cần phải gắn liền sản xuất với lưu thông sản phẩm trong mối quan hệ nhân quả, chỉ khi quyền sở hữu đối với các sản phẩm trí tuệ được bảo vệ thỏa đáng, hoạt động R&D mới có thể mở rộng, ý tưởng sáng tạo mới

được đầu tư và phát triển. Trình độ khoa học và cơng nghệ của Việt Nam còn thấp, phần lớn là học và sử dụng lại của nước ngoài. Hoạt động R&D hiện nay ngày càng được nước ta chú trọng đầu tư nhưng hiệu quả thực tiễn cịn yếu và mang tính nhỏ hẹp. Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Việt Nam khơng thể khơng đặt vấn đề R&D nói chung và quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực khoa học cơng nghệ nói riêng lên hàng đầu.

Về vấn đề nhân lực trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Trung Quốc đã thực hiện khá nhiều chương trình hỗ trợ đào tạo kiến thức và kỹ thuật cho doanh nghiệp, tổ chức chiến dịch tuyên truyền rộng rãi và kéo dài cho công chúng nhằm nâng cao ý thức và nhận thức về lợi ích của việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mang lại. Đặc biệt, Trung Quốc thực hiện các biện pháp tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người nắm giữ thương hiệu. Quốc gia này đã tận dụng tối đa những liên hệ có thể để tạo thành một mạng lưới bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ vững chắc. Đó là xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa bộ máy quản lý – chủ thương hiệu – doanh nghiệp – người tiêu dùng. Đây là điều Việt Nam nên học tập và cần nhận thức rõ, khi có một mạng lưới bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tốt, các hành vi vi phạm sẽ bị hạn chế và đẩy lùi. Song song với đó, nhận thức của doanh nghiệp và người dân về sở hữu trí tuệ liên quan tới thương mại cũng cần được nâng cao thông qua các buổi học tập, thảo luận và tuyên truyền được tổ chức bởi những cơ quan có thẩm quyền, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm tri thức. Có thể nói ý thức của các doanh nghiệp và người dân góp phần rất lớn vào hiệu quả thực thi Hiệp định TRIPs của chính phủ sau khi nước ta gia nhập WTO.

CHƢƠNG 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ KINH TẾ TRONG THỰC THI HIỆP ĐỊNH TRIPs Ở VIỆT NAM

2.1 Hệ thống sở hữu trí tuệ liên quan đến thƣơng mại ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ ( TRIPs ) và một số vấn đề đặt ra đối với việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 42 - 45)