Đặc điểm của nguồn vốn FDI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB FDI nhật bản vào việt nam trong bối cảnh hội nhập AEC (Trang 26 - 27)

4 Kết cấu của luận văn

1.2 Cơ sở lý luận về nguồn vốn FDI

1.2.2 Đặc điểm của nguồn vốn FDI

Đầu tư FDI nhằm tìm kiếm lợi nhuận: FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận: Theo cách phân loại FDI của UNCTAD, IMF và OECD, FDI là đầu tư tư nhân. Do chủ thể là tư nhân nên FDI có mục đích ưu tiên hàng đầu là lợi nhuận. Các nước nhận đâu tư, nhất là các nước đang phát triển cần lưu ý điều này khi tiến hành thu hút FDI, phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư.

Các chủ đầu tư phải đóng góp một tỷ lệ tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của lu ật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát ho ặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Luật các nước thường quy định không giống nhau về vấn đề này. Luật Mỹ quy định tỷ lệ này là 10%, Pháp và Anh là 20%, còn tại Việt Nam, trước kia theo Luật đầu tư 1996 thì tỷ lệ này là 30%, tuy nhiên theo Luật đầu tư 2005, Việt Nam khơng cịn quy định vốn tối thiểu của nhà đầu tư nước ngoài nữa, cịn theo quy định của OECD thì tỷ lệ này là 10% các cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết của doanh nghiệp- mức được công nhận cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực sự vào quản lý doanh nghiệp

Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa vào tỷ lệ này. Theo luật đầu tư của Việt Nam, trong doanh nghiệp liên doanh, các bên chỉ định người của mình tham gia vào Hội đồng quản trị theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp vào vốn pháp định của liên doanh.

Thu nhập của nhà đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức.

Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, thị trường đầu tư, quy mô đầu tư cũng như cơng nghệ cho mình, do đó sẽ tự đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ. Vì thế, hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, khơng có những ràng buộc về chính trị, khơng để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế nước nhận đầu tư.

FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư: Thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp cận được công nghệ, kĩ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý. Ví dụ trong lĩnh vực bưu chính viễn thơng của Việt Nam, hầu hết công nghệ mới trong lĩnh vực này có được nhờ chuyển giao cơng nghệ từ nước ngồi.

Có thể nói các đặc điểm nêu trên mang tính chất chung cho tất cả các hoạt động FDI trên toàn thế giới. Đối với Việt Nam, quá trình tiếp nhận FDI diễn ra đã được 20 năm và những đặc điểm nêu trên cũng đã thể hiện rõ nét. Chính những đặc điểm này đòi hỏi thể chế pháp lý, mơi trường và chính sách thu hút FDI phải chú ý để vừa thực hiện mục tiêu thu hút đầu tư, vừa bảo đảm mối quan hệ cân đối giữa kênh đầu tư FDI với các kênh đầu tư khác của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB FDI nhật bản vào việt nam trong bối cảnh hội nhập AEC (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w