Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB FDI nhật bản vào việt nam trong bối cảnh hội nhập AEC (Trang 35 - 43)

4 Kết cấu của luận văn

1.2 Cơ sở lý luận về nguồn vốn FDI

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI

FDI thường được hình thành và sinh ra từ sự tương tác giữa lực lượng của nước chủ đầu tư và nước thu hút. Dòng vốn FDI sẽ chảy từ nước này sang nước khác và FDI xảy ra có thể chung qui là do ảnh hưởng của các yếu tố đẩy từ nước chủ đầu tư và yếu tố kéo của nước thu hút. Một số yếu tố trong nước chủ đầu tư có xu hướng tạo động lực thúc đẩy hành vi đầu tư ra bên ngồi của FDI nhằm tìm kiếm một thị trường tiềm năng hơn hay tăng hiệu quả kinh doanh với chi phí sản xuất thấp hơn…

ở nước thu hút đầu tư

1.2.5.1 Nhân tố đẩy

Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước

Helpman và Sibert, Richard S. Eckaus cho rằng có sự khác nhau về năng suất cận biên (số có thêm trong tổng số đầu ra mà một nhà sản xuất có được do dùng thêm một đơn vị của yếu tố sản xuất) của vốn giữa các nước. Một nước thừa vốn thường có năng suất cận biên thấp hơn. Cịn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn. Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Vì chi phí sản xuất của các nước thừa vốn thường cao hơn các nước thiếu vốn.

Cắt giảm chi phí sản xuất

Đối với hầu hết các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế thì chu kì sống của các sản phẩm gồm 3 giai đoạn chủ yếu là: giai đoan sản phẩm mới; giai đoạn sản phẩm chín muồi; giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa. Akamatsu Kaname (1962) cho rằng sản phẩm mới, ban đầu được phát minh và sản xuất ở nước đầu tư, sau đó mới được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị trường trong nước bão hòa, nhu cầu xuất khẩu sẽ xuất hiện(giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa). Hiện tượng này diễn ra theo chu kỳ và do đó d ẫn đ ến sự hình thành FDI. Raymond Vernon (1966) cho rằng khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giai đoạn chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí sản

xuất. Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn

Khan hiếm yếu tố đầu vào

Sự khan hiếm các yêu tố đầu vào đặc biệt ở các quốc gia nghèo tài nguyên cũng thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động đầu tư ra nước ngồi. Để có nguồn ngun liệu thơ, các TNCS sẽ tìm cách đầu tư vào những nước có nguồn tài nguyên phong phú. Làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước ngồi lớn đầu tiên của Nhật Bản vào thập niên 1950 là vì mục đích này.

Có thị trường tiềm năng để phát triển

Các yêu tố liên quan đến thị trường có tác động mạnh mẽ đẩy các TNCs phát triển vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Sự cần thiết phải theo đuổi khách hàng đối với sản phẩm thích hợp hay thị trường trong nước hạn chế với áp lực cạnh tranh cao là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến quyết định đầu tư ra nước ngoài. Đầu tư ra nước ngoài sẽ giúp mở rộng thị trường cho sản phẩm của doanh nghiệp, vượt qua sự giới hạn và cạnh tranh của thị trường trong nước.

Chính sách thúc đẩy đầu tư của chính phủ

Các chính sách chính phủ của nước đầu tư cũng ảnh hưởng đến các quyết định tư ra nước ngồi. Ví dụ như TNCs Trung Quốc coi chính sách của chính phủ của họ như là một yếu tố quan trọng thúc đẩy q trình quốc tế hóa. Quyết định đầu tư của các công ty Ấn Độ, mặt khác, lại chịu ảnh hưởng từ sự thu hút bởi các quy định hỗ trợ và ưu đãi từ chính phủ… Quan trọng nhất là chính sách tự do hóa trong nền kinh tế chủ đang tạo ra nhiều cơ hội đầu tư, ví dụ thơng qua tư nhân hóa tài sản và doanh nghiệp nhà nước. Nỗ lực hướng tới việc khuyến khích các cơng ty đ ịa phương ở Malaysia đầu tư ra nước ngồi đã được thúc đẩy bởi chính phủ Malaysia thơng qua các chính sách được gọi là chính sách kinh tế mới (NEP), theo đó những cơng ty đang hướng ngoại nhận đư ợc nhiều ưu đãi như mi ễn thuế, vv (Ariff và Lopez, 2004). Ngược lại, theo Pavida (2001) kiểm sốt chặt chẽ của chính phủ Thái Lan với các giao dịch ngoại hối và biến động của vốn trước năm 1990 đã lái TNCs của nó, đặc biệt là các ngân hàng trong nước để thành lập chi nhánh ở nước ngồi là một trong

những đối tác thương mại chính của nó (Hoa Kỳ) hay là các trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu (như Hồng Kơng và Singapore)…

Khi đầu tư ra nước ngồi thì chính phủ các nước đều có những chính sách ưu đãi riêng đối với các doanh nghiệp đầu tư, quy trình thực hiện cấp phép đầu tư được thực hiện đơn giản nhanh chóng

1.2.5.2 Nhân tố kéo

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Khi quyết định đầu tư vào m ột quốc gia nào đó thì vị trí địa lý là m ột trong những yếu tố quan trọng. Một nước có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu vận chuyển...mới có thể trở thành bàn đạp để những nước đi đầu tư thực hi ện mục đích của mình.Vì vậy nó có ý nghĩa như một lợi thế so sánh nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi.

Cũng như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của nước nhận đầu tư cũng trở thành một lợi thế so sánh nhằm thu hút đầu tư nước ngồi. Điều kiện tự nhiên có thể là các điều kiện về khống sản, đất, rừng, nước, khí hậu hay khơng gian của nước nhận đầu tư. Nó khơng những ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố đầu vào mà còn quyết định tính chất đầu ra.

Mơi trường chính trị - kinh tế - xã hội.

Đối với nhân tố chính trị, đây là vấn đề được quan tâm đầu tiên của các nhà đầu tư nước ngồi khi có ý đ ịnh đầu tư vào một quốc gia mà đối với họ còn nhiều khác biệt. Khi đó một đất nước với sự ổn định và nhất quán về chính trị cũng như an ninh và trật tự xã hội được đảm bảo sẽ bước đầu tạo được tâm lý yên tâm tìm kiếm cơ hội làm ăn cũng như có thể định cư dài hạn.

Mơi trường chính trị ổn định là điều kiện tiên quyết để thu hút các nhà đầu tư FDI. Chính trị ổn định sẽ kéo theo sự ổn định của các nhân tố khác như kinh tế, xã hội. Nền chính trị có ổn định thì mới khuyến khích thu hút FDI cịn nếu có sự bất ổn nào trong đời sống kinh tế -chính trị - xã hội cũng đều gây tác động không nhỏ đến nhà đầu tư. Sự ổn định về mơi trường chính trị - kinh tế - xã hội như là một điều kiện

tất yếu để phát triển kinh tế,từ đó thu hút đầu tư trong và ngồi nước lại để phát triển kinh tế. Do đó nền kinh tế mà càng ổn định thì sự an tồn và sinh lợi của đồng vốn đi đầu tư càng được đả m bảo. Đó cũng chính là lý do tại sao các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư vào một nước lại coi trọng yếu tố chính trị đến vậy.

Mức độ ổn định kinh tế vĩ mô

Kinh tế vĩ mô bao gồm các yếu tố lạm phát, cán cân thanh tốn, tỷ giá hơi đối. Những yếu tố này ít biến động sẽ kích thích nhà đầu tư tham gia thị trường. Mức độ ổn định vĩ mô đặc biệt quan trọng đối với việc huy động và sử dụng vốn nước ngoài. Khi một nhà đầu tư quyết định bước vào một thị trường mới nổi họ phải đem nguồn vốn bằng USD và chuyển qua đồng nội tệ, và khi nền kinh tế không ổn định vĩ mô, biến động tỷ giá và lạm phát sẽ làm cho hoạt động đầu tư gặp những rủi ro tương đối lớn.

Tốc độ tăng trưởng GDP

Tốc độ tăng trưởng GDP cho thấy sự tăng trưởng cũng như tiềm năng tăng trưởng của một nền kinh tế trong tương lai. Một quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao và liên tục sẽ có cơ hội được nhà đầu tư nước ngoài để ý nhiều hơn các quốc gia khác. Thuận lợi của của các công ty đa quốc gia khi đầu tư vào các nước có tốc độ tăng trưởng cao là họ dễ dàng tiếp cận thị trường do tâm lý người tiêu dùng khá lạc quan với tình hình đất nước. Tốc độ tăng trưởng GDP cao cũng thể hiện khả năng cạnh tranh của nền kinh tế so với các quốc gia khác trong khu vực

Luật pháp và cơ chế chính sách.

Hệ thống pháp luật bao gồm các văn bản luật,các quy định,các văn bản quản lý hoạt động đầu tư...phản ánh một cách rõ ràng môi trường đầu tư của nước sở tại. Điều mà nhà đầu tư quan tâm chủ yếu là liệu có sự đảm bảo về pháp luật đối với các tài sản tư nhân và môi trường cạnh tranh có lành mạnh hay khơng? Các quy định về thuế, các mức thuế và sự phân chia lợi nhuận như thế nào?

Pháp luật và bộ máy hành pháp có liên quan đến việc chi phối hoạt động của nhà đầu tư ngay từ khi bắt đầu tìm kiếm cơ hội đầu tư cho đến khi dự án kết thúc thời hạn hoạt động. Đây là yếu tố có tác động trực tiếp cũng như gián tiếp đến hoạt động

đầu tư. Nếu môi trường pháp lý và bộ máy vận hành nó tạo nên sự thơng thống, cởi mở và phù hợp với thông lệ quốc tế, cũng như sức hấp dẫn và đảm bảo lợi ích dài hạn cho các nhà đầu tư thì cùng với các yếu tố khác, tất cả sẽ tạo nên một mơi trường đầu tư có sức thu hút mạnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Hệ thống pháp luật cũng có thể tạo thuận lợi hoặc cũng có thể làm hạn chế hay cản trở hoàn toàn hoạt động của các cơng ty nước ngồi. Điều này đ ặt ra vấn đề là cần có cơ chế pháp lý rõ ràng, mềm dẻo tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư mà khơng mất đi chủ quyền quốc gia.

Thủ tục hành chính

Đây là công việc đầu tiên mà nhà đầu tư cần phải làm khi quyết định đầu tư.Thủ tục hành chính bao gồm các khâu như thủ tục đất đai,xét duyệt giấy phép đầu tư,thủ tục thẩm định dự án...Theo thống kê cho thấy,trở ngại lớn nhất đối với nguồn FDI chính là thủ tục hành chính.Điều này khơng chỉ riêng ở một nước nào nhất định mà diễn ra ở hầu hết các nước nhận đầu tư.

Hệ thống cơ sở hạ tầng và kĩ thuật

Trong đầu tư trực tiếp nước ngồ i thì kết cấu hạ tầng có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản suất kinh doanh,nhất là ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển vốn. Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm hạ tầng đường xá, điện nước, cầu đường, trường học, y tế, xử lý nước thải, bệnh viện, mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin liên lạc và các cơ sở dịch vụ tài chính ngân hàng. Trình độ cơ sở hạ tầng phần nào phản ánh được trình độ phát triển của mỗi quốc gia, nó tạo ra bộ mặt của đất nước và môi trường cho hoạt động đầu tư. Khi đầu tư vào một quốc gia có cơ sở hạ tầng và hệ thống thơng tin liên lạc tiên tiến, hệ thống ngân hàng hồn thiện thì cơng ty đó có thể giảm được các chi phí đầu tư, giảm được thời gian thực hiện dự án, giảm chi phí các khâu trung chuyển.Chính vì thế sự phát triển cân đối và tồn diện cơ sở hạ tầng của một quốc gia được đề ra như một nhu cầu hàng đầu trong việc thu hút FDI.

Nguồn lực về con người

Trong quản lý học, nguồn lao động đóng vai trị then chốt đến thành công thất bại của một tổ chức Nguồn lao động bao gồm nguôn lao động cứng và nguồn lao

động mềm, một nền kinh tế cạch tranh cần đủ ngn lao động cao cấp đảm nhiệm những vị trí quản lý cần chuyên môn cao nhưng cũng đồng thời cần các lao động phổ thơng có tay nghề để đứng trực tiếp sản xuất. Con người với trình độ lao động bằng tri thức, có kỹ năng hay lao động chân tay đều trở thành nguồn lực phục vụ cho đầu tư nước ngồi. Chi phí nhân lực (chi phí dùng cho đào tạo lương, bảo hiểm, phúc lợi) chiếm một bộ phận lớn trong tổng chi phí lưu động,bởi vì đây là yếu tố quyết định đến quản lý, vận hành sản xuất kinh doanh ở giai đoạn thứ ba của quá trình đầu tư. Ở các nước đang phát triển chi phí nhân cơng rẻ do số lượng dồi dào, thường là lợi thế thu hút FDI lúc ban đầu, nhưng trình độ cơng nhân lại là nhược điểm ở đây. Do đó ở các nước đang phát triển FDI hầu hết tập trung vào những ngành sử dụng nhiều nhân cơng, khơng địi hỏi kỹ thuật cao.

Hiệp định thương mại tự do

Việc kí kết các hiệp định thuơng mại tự do (FTA) sẽ mở cửa và tự do hoá tối đa các hoạt động đầu tư. Các FTA thế hệ mới có phạm vi rộng hơn, nội dung đều vượt ra ngoài cam kết về thương mại, dịch vụ và một phần đầu tư, đề cập nhiều đến thể chế, pháp lý trong các lĩnh vực môi trường, lao động, DN nhà nước, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ... và cả những quy định “ngồi kinh tế” hay “kinh tế chính trị”. Rõ ràng, các hiệp định thương mại tự do chính là chất xúc tác trong việc thực hiện cải cách thể chế, minh bạch hơn trong các chính sách kinh tế và bảo hộ mậu dịch. Các FTA khi có hiệu lực sẽ tạo sân chơi cơng bằng, cạnh tranh, ảnh hưởng rất mạnh tới khả năng thu hút đầu tư của mỗi quốc gia.

Như vậy, ta có thể tóm tắt các yếu tố “đẩy” và “kéo” dẫn đến xu hướng đầu tư của FDI qua bảng mô tả dưới đây:

Thị trường và Thương mại

Chi phí sản xuất

Thị trường nước chủ đầu tư hạn chế buộc công ty phải tìm kiếm một thị trường mới.

Sự khan hiếm các yếu tố đầu vào như nguồn tài nguyên, chi phí lao động cao gây ra xu hướng đầu tư ra nước ngồi.

Xu hướng tồn cầu hóa và áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp địa phương là động lực tác động cơng ty tìm kiếm thị trường nước ngồi.

Chính sách hỗ trợ như cắt giảm chi phí, nâng cao các khả năng hoạt động doanh nghiệp.

Yếu tố “Đẩy” – Nước chủ đầu tư

Bảng 1.1 : Yếu tố điều kiện “Đẩy – Kéo” của FDI

Yếu tố “Kéo” – Nước thu hút đầu tư

Thị trường lớn và phát triển là điều kiện tốt để thu hút các nhà đầu tư.

Nguồn lực tài ngun sẵn có, chi phí lao động thấp giúp giảm chi phí sản xuất nên sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư.

Những Hiệp ư ớc thương mại, Đầu tư song phương, đa phương tạo đi ều kiện thuận lợi cho vốn đầu tư nước ngồi.

Chính sách ưu đãi thu hút đầu tư như chính sách tự do hóa và tư nhân hóa, ổn định chính trị, quản trị minh bạch, đ ầu tư cơ sở hạ tầng, quyền sở hữu, v.v…

Doanh nghiệp địa phương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB FDI nhật bản vào việt nam trong bối cảnh hội nhập AEC (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w