FDI Nhật Bản vào nhóm nước Campuchia, Lào, Myanmar

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB FDI nhật bản vào việt nam trong bối cảnh hội nhập AEC (Trang 48 - 54)

4 Kết cấu của luận văn

1.3 Cơ sở thực tiễn về FDI Nhật Bản vào một số quốc gia trong AEC

1.3.2 FDI Nhật Bản vào nhóm nước Campuchia, Lào, Myanmar

Đầu tư trực tiếp ra bên ngoài của Nhật Bản từ lâu đã đóng m ột vai trị hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á.Theo b áo cáo Đ ầu tư ASEAN 2016 (ASEAN Investment Report 2016) vừa được Ban thư ký ASEAN cùng Hội nghị của Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) công bố tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN (ABIS) 2016 được tổ chức vào hôm 6/9/2016 tại Lào, cho biết: tổng vốn FDI đổ vào khối ASEAN năm 2015 giảm 8% so với năm trước đó, xuống mức 120 tỷ USD. Tuy nhiên vốn FDI vào ASEAN từ Nhật Bản đã tăng 11% trong năm 2015, lên 17,4 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất được nhìn thấy

ở nhóm 4 quốc gia CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam), với 38%.

Sau nhiều thập kỷ tập trung phát triển mạnh về cả sản xuất và thương mại ở nhóm nước Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan, các cơng ty Nhật Bản hiện nay đang có sự chuyển hướng đầu tư sang nhóm 4 quốc gia CLMV. CLMV là nhóm nước kém phát triển trong khối ASEAN tuy nhiên vẫn có những lợi thế riêng như nguồn lao động dồi dào với chi phí thấp và tài nguyên thiên nhiên phong phú, thị trường mới, đang phát triển nhanh và chờ đợi để được khai thác. Các nước này chiếm 1,5% tổng FDI đầu tư của Nhật Bản trong năm 2015.

Đó là tin tốt cho nhóm các nước này, vì đầu tư trực tiếp nước ngồi của Nhật Bản có ít nhất là hai lợi thế so với nguồn FDI đến từ các quốc gia khác. Đầu tiên, đó là nguồn vốn đầu tư với định hướng lâu dài, các công ty Nhật Bản không nhất thiết phải là những người đầu tiên đầu tư vào một quốc gia, nhưng một khi đã đầu tư, họ có xu hướng đầu tư lâu dài, ngay cả khi các vấn đề phát sinh. Thứ hai, các nhà đầu tư Nhật Bản thường hỗ trợ các đối tác trong việc đào tạo và chuyển giao kiến thức, cơng nghệ có lợi cho người lao động địa phương, … . Điều này phản ánh sự chú trọng về cam kết dài hạn của Nhật Bản trong các mối quan hệ đầu tư.

Trong số các nước CLMV, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư Nhật Bản, điều này tác giả xin được trình bày rõ hơn ở chương 3 của luận văn.

1.3.2.1 FDI Nhật Bản vào Campuchia

Tại Campuchia, dòng vốn đ ầu tư của Nhật Bản vào Campuchia năm 2015 được ước tính vào khoảng 700 triệu USD. JETRO đã công bố thống kê đầu tư cho thấy 250 công ty Nhật đăng ký hoạt động với Bộ Thương mại Campuchia trong năm 2015, so với 19 công ty năm 2010 và 179 công ty cách đây 3 năm.

Con số mới đánh dấu Nhật là nhà đầu tư lớn thứ 3 ở Campuchia, chỉ sau Trung Quốc (1.055 công ty) và Hàn Quốc (278 công ty), theo Kyodo News. Các công ty Nhật ở Campuchia hoạt động trong nhiều lĩnh vực, từ xuất nhập khẩu, du lịch, sản xuất, dịch vụ tư vấn, bất động sản đến nông nghiệp và xây dựng. Công ty sản xuất phụ tùng xe hơi Yazaki Corporation đã mở nhà máy mới tại tỉnh Koh Kong vào năm 2012, và sử dụng nó để cung cấp bộ dây điện harness cho các nhà máy ô tô ở Thái Lan. Ngoài ra, số nhà hàng Nhật hoạt động tại Campuchia cũng tăng lên hơn 150, có thể đáp ứng nhu cầu cho 2.500 công dân Nhật đang sinh sống và làm việc ở xứ sở chùa tháp.

Trong sáu tháng đầu năm 2016, tại một thời điểm khi đầu tư tổng thể đi vào Campuchia rất thấp thì đầu tư của Nhật Bản lại đi ngược với xu hướng chung này. Có tổng số 94 dự án đầu tư nước ngoài vào Campuchia với tổng trị giá 3,35 tỷ USD trong nửa đầu của năm 2015, trong khi con số cùng kì năm 2016 là 79 dự án, với tổng giá trị là 1,87 tỷ USD. Trong số 10 nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu tại Campuchia, Nhật Bản được xếp hạng thứ tư trong sáu tháng đầu năm 2015, với các khoản đầu tư với tổng trị giá 25,53 triệu USD , trong khi đó cùng kỳ năm 2016, số tiền này cao gấp 10 lần đạt giá trị lên đến 25,8 triệu USD và vươn lên trở thành quốc gia xếp thứ ba trong số các nhà đầu tư lớn vào Campuchia.

Lương của công nhân trong ngành sản xuất chế tạo của Campuchia khá là thấp so với mặt bằng chung của khu vực (thâm chí chỉ bằng một nửa của Việt Nam) nên

nếu chỉ xét về tiền lương thì có thể thấy Campuchia thực sự là một đối thủ nặng ký của Việt Nam.

Tuy nhiên theo JETRO, các nhà đầu tư Nhật cũng đang đối mặt vài khó khăn khi làm ăn ở Campuchia như giá điện cao, giá nhân công rẻ nhưng lại rất thiếu lao động lành nghề. Dù hệ thống hành chính và luật pháp của Campuchia đã phát triển, nhưng quá trình phê duyệt trên thực tế vẫn chưa rõ ràng và cơ sở hạ tầng không được bảo trì tốt, đặc biệt các tuyến đường ở vùng nơng thôn và kết nối internet.

1.3.2.2 FDI Nhật Bản vào Lào

Lào là một nước nghèo, có dân số 7 triệu người và là một đồng minh thân cận của Trung Quốc. Trung Quốc là đối tác viện trợ lớn nhất của Lào, bên cạnh đó họ cũng đầu tư vào nhiều lĩnh vực như khai khống, thủy điện và nơng nghiệp và Nhật Bản đang muốn thay đổi điều này. Khu công nghiệp mới mở tại Savannakhet là một phần trong kế hoạch lớn của họ ở Lào, bao gồm một cây cầu bắc qua sông Mê Kông sang Thái Lan và nâng cấp đường cao tốc dẫn tới biên giới Việt Nam. Tập đoàn Nikon thành lập một nhà máy mới tại tỉnh Savannakhet vào năm 2013, thay thế cho một số quy trình sản xuất ở nhà máy hiện nay tại Thái Lan. Ông Hiroshi Yamamoto, giám đốc một doanh nghiệp phụ trợ của Nikon, tin tưởng rằng Lào có thể trở thành trung tâm trung chuyển của tập đồn này. Tại Lào, các cơng ty Nhật Bản đầu tư khoảng 400 triệu USD trong năm 2015.

Thị trường đầu tư và thương mại của Lào vào loại nhỏ ( khoảng 1/12 của Việt Nam) với nền kinh tế xã hội vào loại kém phát triển nhất khu vực làm cho Lào không phải là một thị trường hấp dẫn đối với Nhật Bản. Có thể nói do những đặc điểm về vị trí địa chính trị, lịch sử, những điều kiện hạn chế về phát triển kinh tế xã hội của Lào, cũng như nhiều nhân tố chi phối khác, quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước Nhật Bản và Lào vẫn còn rất nhiều những rào cản lớn cần vượt qua. Nếu so sánh với các mối quan hệ khác cùng thời kỳ thì quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước Nhật Bản và Lào phát triển chậm hơn và thành tựu của nó cũng ở mức độ khiêm tốn. Tuy nhiên, quan hệ trong lĩnh vực thương mại, đầu tư 2 nước cũng đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ nhất là vào những năm đầu thế kỷ XXI, hai bên đã có nhiều

sáng kiến tổ chức các cuộc gặp gỡ song phương, đa phương, các hội nghị mở rộng của khu vực với sự tham gia của các tổ chức khác nhau nhằm đưa ra nhiều biện pháp khả thi gia tăng quan hệ buôn bán và đầu tư giữa hai nước. Đặc biệt đã ký kết được nhiều hiệp định, hiệp ước về xuất, nhập khẩu những hàng hóa thế mạnh và có kế hoạch chuẩn bị cho việc ký kết hiệp ước đầu tư giữa hai nước. Mốc quan trọng và là đỉnh cao trong quan hệ đầu tư, thương mại hai nước là Hiệp định đầu tư Nhật – Lào ký kết tháng 1/2008 (được khởi động, đàm phán từ những năm 2006 – 2007). Ngoài ra, việc thúc đẩy phát triển đầu tư thương mại của hai nước cịn được thơng qua các diễn đàn ASEAN, Ti ểu vùng Mê Kông, Tam giác phát triển Việt Nam, Lào, Campuchia cũng được đẩy mạnh nhất là vào những năm cuối thế kỷ XX đầu XXI. Đầu tư và thương mại giữa hai nước vẫn đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong hiện tại và tương lai khi mà nền kinh tế Lào ngày càng đi vào cơng nghiệp hóa và hội nhập nhanh vào nền kinh tế khu vực. Nó là cầu nối hết sức quan trọng của Lào với các tổ chức kinh tế lớn, các nền kinh tế phát triển cao của thế giới, có thể giúp Lào nâng cao đời sống của nhân dân và phát triển đất nước. Với sự nỗ lực và hợp tác tích cực của cả hai bên, nhất là với tầm chiến lược nhìn xa và khả năng, kinh nghiệm của một nền kinh tế tài chính vào loại bậc nhất thế giới của Nhật Bản với những tiềm năng tiềm tàng của một thị trường hấp dẫn chưa được khai thác của Lào sẽ hứa hẹn một thành tựu lớn trong tương lai.

1.3.2.3 FDI Nhật Bản vào Myanmar

Tại Myanmar, nỗ lực cải tổ của Tổng thống Thein Sein từ năm 2011 đã khiến Myanmar trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều trong mắt các quốc gia phương Tây. Năm 2012, rất nhiều nước đã gỡ bỏ lệnh cấm vận và xóa nợ cho quốc gia này, trong đó có Nhật Bản.

Trong bối cảnh đó nổ lực cải tổ của Myanmar, nhiều nước phương Tây, trong đó có Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), đã bắt đầu để mắt tới và có hàng loạt các bước đi nhằm cải thiện quan hệ với nước này. Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đã dỡ bỏ hầu hết lệnh cấm vận đối với Myanmar, ngoại trừ lệnh cấm vận vũ khí.

Vào giữa tháng 7 năm 2013, EU đã khơi phục các điều khoản ưu đãi thương mại đối với Myanmar. Những điều khoản ưu đãi thương mại dành cho Myanmar đồng nghĩa với việc các loại hàng hóa của Myanmar (trừ vũ khí) sẽ được quyền ưu tiên và miễn thuế khi tiếp cận thị trường lớn nhất thế giới này.

Nhật Bản cũng đã ngay lập tức cung cấp khoản vay mới kể từ 26 năm qua và xóa tồn bộ số nợ cũ cho nước này nhân chuyến thăm hồi cuối tháng 5/2013 của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe – nhà lãnh đạo đầu tiên của Nhật Bản đến thăm Myanmar trong vòng 36 năm qua.

Trong bối cảnh Myanmar đang trải qua giai đoạn chuyển tiếp chính trị rất quan trọng, số lượng doanh nghiệp Nhật Bản tại nước này đã tăng gấp 6 lần chỉ trong vài năm qua, các khóa học tiếng Nhật cũng bùng nổ và hàng tỷ USD đã được Nhật Bản đổ vào các ngành công nghiệp và dự án xã hội của Myanmar.

Làn sóng đầu tư này là một phần trong kế hoạch rộng hơn của Nhật Bản nhằm gia tăng ảnh hưởng tại các thị trường mới và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, thông qua việc gây dựng các mối quan hệ gần gũi hơn với các quốc gia đang nổi như Myanmar và Việt Nam.

Nhật Bản là một trong số những cường quốc trên thế giới để mắt tới vị thế tăng trưởng kinh tế đang lên của Myanmar, nơi vừa trải qua q trình chuyển giao chính phủ qn sự sang dân sự lần đầu tiên trong hơn nửa thế kỷ qua.

Bản thân Myanmar cũng phát đi những tín hiệu cho thấy, họ muốn giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, đáng chú ý nh ất là việc đình ch ỉ dự án đập thủy đi ện Myitsone mà Bắc Kinh hậu thuẫn hồi năm 2011. Trong khi đó, Nhật Bản lại ln giữ mối quan hệ thương mại và dấu ấn văn hóa tốt đẹp tại Myanmar, đồng thời chưa từng áp đặt các biện pháp trừng phạt nước này như những gì phương Tây đã từng thực hiện trong giai đoạn 1990-2000.

Các doanh nghiệp Nhật Bản khá hứng thú với thị trường Myanmar do nước này muốn mở cửa và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Nhật Bản đã cung cấp vốn để xây dựng một khu cơng nghiệp ở phía Nam Yangon, nhưng các khó khăn về cơ sở hạ tầng là một trở ngại khá lớn. Khu cơng nghiệp có tổng diện tích 400ha, nằm trong

Khu kinh tế đặc biệt Thilawa, được liên doanh Myanmar-Nhật Bản phát triển đường sá, hệ thống xử lý nước thải và các cơ sở hạ tầng khác, đã bắt đầu đi vào hoạt động trong năm 2015.

Các khóa học tiếng Nhật cũng nở rộ khi giới trẻ Myanmar mong muốn tìm kiếm được những cơng việc hấp dẫn tại những công ty Nhật đang đổ vào nước này. Số học viện dạy tiếng Nhật đã tăng lên 200, so với mức 44 của năm trước. Các sinh viên Myanmar quyết định học tiếng Nhật thay vì tiếng Trung vì chất lượng cơng việc mà các công ty Nhật Bản đem lại tốt hơn nhiều so với các công ty Trung Quốc.

Tổng vốn đầu tư Nhật Bản tại Myanmar vào khoảng 510 triệu USD trong năm

2015.

Theo các chuyên gia phân tích, nguyên nhân chủ yếu khiến Myanmar ngày càng trở nên “long lanh” trong mắt các doanh nghiệp Nhật Bản đó là nước này có nguồn nhân lực dồi dào, chi phí nhân cơng cực thấp và nguồn tài ngun khống sản vơ cùng phong phú.

Bên cạnh đó, với dân số hơn 60 triệu người, Myanmar cũng là một trong những thị trường giàu tiềm năng mà các doanh nghiệp của “xứ sở Hoa anh đào” không thể bỏ qua.

Ngoài ra, trong thời gian gần đây, nhất là kể từ khi chính quyền của Tổng thống Thein Sein bắt đầu tiến trình cải cách dân chủ vào năm 2011, nền kinh tế Myanmar bắt đầu khởi sắc. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Myanmar, đất nước vốn nằm trong số các quốc gia nghèo nhất thế giới, đã đạt tốc độ tăng trưởng 7,7% trong năm 2014 và có thể sẽ tiếp tục duy trì nhịp độ tăng trưởng này.

Có thể nói chương trình cải cách đầy tham vọng của chính quyền Myanmar đã mang lại sự ổn định kinh tế vĩ mô và tăng sức hấp dẫn của nước này trước các nhà đầu tư, dự báo nếu duy trì được đà tăng trưởng 7-8% như hiện nay, Myanmar có thể đuổi kịp Thái Lan của hiện tại vào năm 2030.

Mặc dù vậy, việc đầu tư vào Myanmar vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, tình trạng thiếu lao

động tay nghề cao, và nhất là nguy cơ bất ổn về chính trị và an ninh vẫn cịn hiện hữu

ở quốc gia Đông Nam Á này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB FDI nhật bản vào việt nam trong bối cảnh hội nhập AEC (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w