Đánh giá FDI Nhật Bản vào một số quốc gia trong AEC

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB FDI nhật bản vào việt nam trong bối cảnh hội nhập AEC (Trang 54 - 61)

4 Kết cấu của luận văn

1.3 Cơ sở thực tiễn về FDI Nhật Bản vào một số quốc gia trong AEC

1.3.3 Đánh giá FDI Nhật Bản vào một số quốc gia trong AEC

Nhân tố đẩy FDI Nhật Bản vào AEC

- Sự khan hiếm các yếu tố đầu vào đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên thúc đẩy

Nhật Bản đầu tư ra các quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia.

- Sức ép cạnh tranh lớn của thị trường trong nước, thị trường hạn hẹp nhưng lại có quá nhiều nhà cung cấp, với việc đầu tư sang ASEAN, các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ được tiếp cận một thị trường rộng lớn với khoảng 600 triệu dân

- Thiếu nguồn lao động do dân số già và chi phí nhân lực cao. Chi phí nhân

cơng ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi như Lào, Campuchia, Myanmar … rất thấp trong khi Nhật Bản có dân số già và quy mơ lực lượng lao động ngày càng giảm, chi phí nhân cao

- Đồng Yên Nhật là một đồng tiền mạnh trên thế giới, rất thuận lợi cho các

công ty Nhật Bản khi đầu tư ra bên ngoài

- Sự tham gia ngày càng tăng của các quốc gia ASEAN vào hiệp định thương

mại tự do song phương và đa phương đang mở rộng nhiều thị trường cho các cơng ty đa quốc gia, trong đó có các cơng ty của Nhật Bản.

- Các công ty Nhật Bản muốn tập trung vào các phân đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị của các sản phẩm toàn cầu, chuyển giao các cơng đoạn

có giá trị thấp sang các quốc gia đang phát triển như khối ASEAN.

Nhân tố kéo FDI Nhật Bản vào AEC

- Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi

Đông Nam Á là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa

Á - Âu và Úc, thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ, giao lưu bn bán quốc tế chính vì thế Đơng Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới. Bên cạnh đó là lợi thế vị trí khu vực nằm gần biển : vừa là đường giao thông quan

trọng, vừa là nguồn cung cấp tài nguyên biển như hải sản, khoáng sản..là điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.Ngồi ra, tài ngun khống sản giàu có cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.

- Tốc độ tăng trưởng GDP cao

Tốc độ tăng trưởng GDP vẫn được dự báo đạt mức trung bình khoảng 5,2%/ năm trong gia đoạn 2016-2020.

(Đơn vị: %)

10

Indonesia

Brunei -4

Biểu đồ 1.3 : Tốc độ tăng trưởng GDP trong nhóm ASEAN giai đoạn 2014 – 2020 (dự kiến)

Nguồn: Báo cáo về triển vọng phát triển kinh tế trong khu vực châu Á của OECD

- Thị trường rộng lớn:

Sự ra đời của AEC sẽ mở ra những cơ hội lớn cho các quốc gia thành viên trong việc thu hút vốn đầu tư từ Nhật Bản. Trước hết, AEC là một thị trường chung rộng lớn với dân số trên 600 triệu người, tổng GDP hàng năm đạt gần 3.000 tỷ USD và tại đây, hàng rào thuế quan hầu như được hoàn toàn loại bỏ, các hàng rào phi

Cộng đồng kinh tế AEC thành lập giúp đơn giản hóa thủ tục hải quan, và các doanh nghiệp Nhật Bản kỳ vọng vào việc dỡ bỏ thuế nhập khẩu, chính sách thuế, việc vận dụng, giải thích quy tắc nguồn gốc xuất xứ…

- Nguồn lực về con người

Đơng Nam Á có dân số trên 600 triệu dân trong đó số người trong độ tuổi từ 15- 64 vào khoảng 400 triệu người, theo dự báo, dân số các nước này còn tiếp tục tăng trong thời gian tới và lực lượng lao động cũng sẽ tăng lên về số lượng tuy nhiên mức độ cải thiện về chất lượng nguồn nhân lực ở các quốc gia là khác nhau. Trong nội khối ASEAN, Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar chưa được đánh giá cao về chất lượng nguồn lao động nhưng lại có lợi thế cực kì lớn với nguồn nhân cơng dồi dào giá rẻ. Trong khi đó các quốc gia có trình độ phát triển cao hơn như Singapore, Phillipines, Thái Lan … được đánh giá là có trình độ chun mơn và kĩ năng tốt hơn, đồng thời cũng có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, làm việc nhóm…

- Hiệp định thương mại tự do:

Tháng 4/2008, ASEAN và Nhật Bản ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (AJCEP). AJCEP được đánh giá là một Hiệp định thương mại tự do (FTA) toàn diện trong nhiều lĩnh vực, bao gồm thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và hợp tác kinh tế. Trước đó hai bên đã ký Hiệp định khung về đối tác kinh tế toàn diện ASEAN

- Nhật Bản năm 2003. Trong quá trình thực thi cam kết thương mại hàng hóa trong

khn khổ Hiệp định AJCEP. Các nước đều thực thi nghiêm túc cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu, chỉ trừ Indonesia gặp vướng mắc, chưa ban hành biểu thuế thực thi và chưa được Nhật Bản công nhận là thành viên của Hiệp định AJCEP. Hiệp định AJCEP có hiệu lực từ ngày 1/12/2008.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand bắt đầu đàm phán từ ngày 9/5/2013. Hiện tại Hiệp định này vẫn đang trong quá trình đàm phán.

Qua những số liệu về thực trạng đầu tư Nhật Bản vào một số quốc gia trong AEC và những nhân tố kéo đẩy nguồn vốn FDI Nhật Bản đã được trình bày ở trên, có thể thấy rằng quốc gia có thể cạnh tranh về thu hút vốn đầu tư của Việt Nam và có lợi thế trên bản đồ AEC có thể kể đến đầu tiên là Indonesia. Hiện nay, Indonesia được xem là còn kém Việt Nam về độ ổn định môi trường đầu tư. Tuy nhiên, các yếu tố này có thể sẽ được khắc phục nhanh, trong khi đó với số dân gấp 2,5 lần Việt Nam, cùng diện tích lớn và tài nguyên nguyên sơ dồi dào sẽ là điểm thu hút mạnh với nhà đầu tư…

Philippines cũng có thể nhận diện là quốc gia có khả năng cạnh tranh mạnh với Việt Nam do có lực lượng lao động chất lượng cao và có khả năng giao tiếp tiếng Anh rất tốt. Ngồi ra chi phí trả cho lương cơng nhân, nhà ở và thực phẩm khá thấp… Mơi trường chính sách kinh doanh thân thiện với nhiều lĩnh vực cho phép 100% sở hữu nước ngoài, đặc biệt là một lợi thế về độ cởi mở. Cùng với đó Philippines có vị trí địa lý chiến lược là cửa ngõ của khu vực kinh tế Đông Á với nhiều sân bay và cảng biển thuận lợi cho kinh doanh. Hiện chính phủ Philippines đang nỗ lực xúc tiến đầu tư vào các lĩnh vực năng lượng, cơng nghiệp hàng hải, đóng tàu, đánh bắt thủy sản, du lịch, công nghiệp điện tử, khai thác mỏ.

Trong khi đó trư ớc đây Myanmar khơng phải là quốc gia hấp dẫn vốn đầu tư quốc tế do nền kinh tế khá khép kín, mơi trường bất ổn và sức tiêu thụ nội địa thấp. Tuy nhiên với chính sách cải cách mới, nền kinh tế đang chuyển đổi mạnh theo hướng thị trường sẽ hứa hẹn một thị trường lớn với dân số gần 65 triệu dân. Ngoài ra chi phí lương thấp, rất nhiều ngành cần đầu tư như hạ tầng, viễn thơng, bất động sản, khai thác khống sản, lâm sản, chế biến nông, lâm, thủy sản,.. Các doanh nghiệp Nhật Bản đang chuyển hướng tăng cường đầu tư vào Campuchia, Myanmar ở các lĩnh vực khai khống, dịch vụ bán lẻ…, vì đây là thị trường có mức sinh lợi cao hơn so với Việt Nam.

Campuchia và Lào cũng là một đối thủ cạnh tranh với Việt Nam do có sự hấp dẫn đối với các công ty Nhật Bản như là một cơ sở sản xuất mới cho các ngành công

nghiệp thâm dụng lao động, 2 quốc gia này thường là một phần của mạng lưới cung cấp Nhật Bản kéo dài sang các nước lân cận.

Trong xu hướng chuyển hướng đầu tư sang nhóm 4 quốc gia CLMV của các doanh nghiệp Nhật Bản, trong khi đầu tư nước ngoài vào 2 thị trường mới nổi là Lào và Campuchia còn rất nhiều hạn chế, thì chính Myanmar mới là đối thủ cạnh tranh đáng gờm với Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.

Cuối cùng là Thái Lan với cương vị là nền kinh tế lớn trong khu vực, hiện vẫn là một trong nước thu hút vốn FDI hàng đầu ở Đơng Nam Á. Thái Lan cũng có lực lượng lao động được đào tạo tốt hơn so với các nước láng giềng. Tuy nhiên, tình hình chính trị bất ổn kéo dài từ cuối năm 2013 đã gây thiệt hại đáng kể cho môi trường đầu tư của nước này, đây chính là bất lợi lớn nhất của Thái Lan khi so sánh với Việt Nam nói riêng và với các quốc gia trong khối AEC nói chung.

Có thể nói hội nhập AEC khơng chỉ mang lại cho Việt Nam cơ hội mà còn chứa đựng rất nhiều thách thức và cạnh tranh đến từ chính các quốc gia nội khối. Khi AEC là một thị trường chung thống nhất với sự tự do lưu chuyển hàng hóa nội khối, các nhà đầu tư nước ngồi nói chung và các nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng sẽ có nhữg động thái chuyển hướng đầu tư ngay trong nội khối AEC để đem lại nguồn lợi ích lớn hơn như trường hợp Nikon chuyển hướng đầu tư nhà máy sang Lào để thay thế cho một số quy trình sản xuất ở nhà máy hiện nay tại Thái Lan hay Yazaki Corporation mở nhà máy mới tại Campuchia và sử dụng nó để cung cấp bộ dây điện harness cho các nhà máy ô tô ở Thái Lan thay vì sản xuất trực tiếp tại Thái Lan

Có thể nói rằng so với các quốc gia kể trên, Việt Nam hiện vẫn có một số lợi thế nhất định trong cạnh tranh thu hút FDI như môi trường xã hội, chính trị, an ninh ổn định, lực lượng lao động có tay nghề với chi phí khá thấp, hạ tầng đang được đầu tư khá tốt như năng lượng, cảng, đường giao thơng; có thị trường tiêu thụ lớn; Việt Nam cũng đang hội nhập sâu rộng và là thành viên của nhiều hiệp định thương mại song phương lẫn đa phương. Tuy nhiên, những lợi thế đó chỉ mang tính tương đối mà các nước như Indonesia, Philippines cũng đang tích cực cải thiện.

Việt Nam cần nắm rõ để phát huy những lợi thế của mình, đồng thời cũng cần xác định rõ những vấn đề cần phải cải thiện trong mối tương quan so sánh với các quốc gia trong khu vực để giữ vững vị trí là một trong những trụ cột của AEC, điều này sẽ được phân tích kĩ hơn ở chương 3 của luận văn này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB FDI nhật bản vào việt nam trong bối cảnh hội nhập AEC (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w