Lợi ích và tác động của nguồn vốn đầutư trực tiếp nước ngoài FDI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB FDI nhật bản vào việt nam trong bối cảnh hội nhập AEC (Trang 31 - 35)

4 Kết cấu của luận văn

1.2 Cơ sở lý luận về nguồn vốn FDI

1.2.4 Lợi ích và tác động của nguồn vốn đầutư trực tiếp nước ngoài FDI

1.2.4.1 Lợi ích của nguồn vốn FDI

Đối với nước chủ đầu tư

Nước chủ đầu tư là nước có các doanh nghiệp đem vốn từ trong nước ra thị trường nước ngồi đầu tư nhằm đạt được mục đích nhất định. Cơ hội và lợi ích ln tồn tại song song với thách thức và chi phí. Vì vậy, hoạt đ ộng vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực tới nước chủ đầu tư.

Thứ nhất, FDI giúp nước chủ đầu tư bành trướng sức mạnh về kinh tế và

nâng cao uy tín trên trường quốc tế. Thực hiện FDI khẳng định khả năng kinh tế của nước đi đầu tư thể hiện ở khả năng tài chính, trình độ quản lý, trình độ phát triển cơng nghệ và sự am hiểu thị trường thế giới... Vì vậy mà hoạt động FDI khẳng định sức mạnh của nước đi đầu tư. Qua đó làm tăng ảnh hưởng của nước này trên thế giới bằng khả năng chi phối nước nhận đầu tư hoặc khu vực nhận đầu tư. Nhờ vậy, uy tín của nước đầu tư tăng lên và có tiếng nói trên trường quốc tế hơn. Cũng chính vì thế mà là một xu thế tất yếu của tiến trình tồn cầu hóa và trong chiến lược phát triển kinh tế dài hạn của các nước trên thế giới.

Thứ hai, giúp nước đi đầu tư sử dụng được lợi thế của nước tiếp nhận vốn để

giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tỷ suất lợi nhuận, khắc phục được tình trạng dư thừa nguồn lực. Mỗi quốc gia đều có những lợi thế và yếu thế tương đối so với các quốc gia khác. giúp cho nước đầu tư vừa tận dụng được nguồn lực dư thừa của nước nhận đầu tư với chi phí rẻ, vừa giải quyết được bài tốn dư thừa nguồn lực tại nước đi đầu tư. Qua đó góp phần nâng cao hi ệu suất sử dụng vốn và tỷ suất lợi nhuận.

Thứ ba, giúp nước đi đầu tư mở r ộng thị trường, đồng thời khắc phục tình

trạng lão hóa sản phẩm. Điểm đến đầu tư của các nước đi đầu tư ngồi các khu vực có nguồn lực dồi dào với chi phí ngun vật liệu và nhân cơng rẻ, thì thơng thường là những khu vực có dân số đơng, nhu cầu lớn, để chủ đầu tư dễ tiêu thụ sản phẩm.

Mặt khác, khi tại nước chủ đầu tư, nhu cầu đã bão hòa ho ặc sức cạnh tranh nội địa mạnh, thì là một trong những cách hữu hiệu để giải quyết bài tốn thị trường. Ngồi ra, khi thực hiện , nước chủ đầu tư có thể tận dụng để kéo dài vòng đời sản phẩm. Tại nước đầu tư, sản phẩm có thể đã bão hịa hoặc đi vào suy thối nhưng đối với nước nhận đầu tư, có thể sản phẩm đó mới ở giai đoạn thâ m nh ập thị trường hoặc chín muồi. Qua đó, có thể tiết kiệm được chi phí phát triển sản phẩm mới.

Thứ tư, nước chủ đầu tư có thể tìm kiếm nguồn cung cấp nhiên nguyên liệu

ổn định. Nước nhận đầu tư mà là nước đang phát triển thì thơng thường có nguồn tài ngun thiên nhiên dồi dào, nhưng lại thiếu khả năng khai thác cũng như chế biến. Với nước chủ đầu tư, đây là cơ hội tốt để có được nguồn nguyên nhiên liệu bằng cách đầu tư hỗ trợ các nước nhận đầu tư khai thác bằng khả năng vượt trội về trình độ cơng nghệ và kỹ thuật.

Thứ năm, nước chủ đầu tư có thể học hỏi cơng nghệ, thay đổi cơ cấu sản

phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh. Gần đây, xu hướng dòng vốn chảy từ nước đang phát triển sang nước phát triển ngày càng rõ rệt. Trong trường hợp này, nước đầu tư là những nước đang phát triển với trình độ cơng nghệ thấp hơn nhưng lại có lợi thế về chi phí rẻ (như chi phí quản lý, lao động...), hoặc tận dụng lợi thế quyền sở hữu để đầu tư vào các nước phát triển có trình độ cơng nghệ phát triển cao hơn nhằm học hỏi và tiếp thu kiến thức về khoa học kỹ thuật ở những nước này. Qua đó có thể nâng cao trình độ để có thể nâng cấp cơ cấu sản phẩm bằng cách sử dụng cơng nghệ sản xuất cao hơn. Vì vậy, có thể nâng cao năng lực cạnh tranh trong ch iến lược phát triển dài hạn của mình.

Đối với nước tiếp nhận đầu tư

Thứ nhất, Nhờ nguồn vốn FDI mà nước tiếp nhận đầu tư có thể khai thác tốt

nhất các lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lí. Bởi các nước tiếp nhận thì thường là nước đang phát triển có tài ngun song khơng biết cách và khơng đủ năng lực khai thác.

Thứ hai, Tạo điều kiện khai thác được nguồn vốn từ bên ngồi do khơng quy

Thứ ba, thông qua việc hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài hay cạnh tranh

với doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp nội địa sẽ tiếp thu được kỹ thuật công nghệ hiện đại hay tiếp thu được kinh nghiệm quản lí kinh doanh của họ.

Thứ tư, tạo điều kiện để tăng việc làm, tăng tốc độ tăng trưởng cũng như tăng

kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, qua đó nâng cao đời sống nhân dân.

Thứ năm, khuyến khích doanh nghiệp trong nước tăng năng lực kinh doanh,

cải tiến công nghệ mới nâng cao năng suất, chất lượng giảm giá thành sản phẩm do phải cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài, một mặt khác thơng qua hợp tác với nước ngồi có thể mở rộng thị trường thông qua tiếp cận với bạn hàng của đối tác đầu tư.

1.2.4.2 Tác động của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI

Bên cạnh những lợi ích, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi cũng có những tác động tiêu cực tới nước chủ đầu tư.và nước nhận đầu tư.

Đối với nước chủ đầu tư

Thứ nhất: FDI khiến nước chủ đầu tư gặp khó khăn trong quản lý vốn và

công nghệ. Mặc dù khi thực hiện , các doanh nghiệp từ nước đầu tư sẽ nhận được nhiều lợi ích, song trên tầm vĩ mơ, nếu kinh tế trong nước chưa phát triển mà các doanh nghiệp có tiềm lực lại có xu hướng thực hiện nhằm vào mục đích riêng của mình thì rõ ràng sẽ ảnh hưởng xấu tới sự phát triển kinh tế của toàn bộ nước đầu tư. Do vậy, đòi hỏi nước chủ đầu tư phải quản lý tốt nguồn vốn nhằm vừa cân đối giữa việc phát triển kinh doanh ở nước ngoài và phát triển kinh tế trong nước. Ngoài ra, khi thực hiện đồng nghĩa với việc mang công nghệ ra nước ngồi. Khi đó, nảy sinh rủi ro đánh mất bản quyền cơng nghệ trong nước. Do đó, địi hỏi nước đầu tư phải quản lý công nghệ chặt chẽ.

Thứ hai, đồng nghĩa với việc nhà đầu tư phải chuyển đổi tiền đầu tư thành tiền

của nước nhận đầu tư. Rủi ro ở đây là sự thiếu ổn định của đồng tiền nước nhận đầu tư, khi đem vốn ra nước ngoài nếu đồng tiền nước nhận đầu tư xuống giá thì sẽ là một lợi thế cho nước đi đầu tư, còn nếu đồng tiền nước nhận đầu tư lên giá thì đó sẽ là một thiệt hại cho các nhà đầu tư khi giá trị vốn đi đầu tư tính theo đồng tiền nước

nhận đầu tư sẽ giảm xuống. Và ngược lại khi nhà đầu tư chuyển vốn hay lợi nhuận về nước.

Thứ ba, đồng nghĩa với một dòng tiền chảy ra khỏi nước đầu tư. Như vậy, rõ

ràng cán cân thanh toán quốc tế của nước chủ đầu tư sẽ bị thâm hụt.

Thứ tư, tức là mang một phần nguồn lực trong nước ra nước ngoài.Nếu

nguồn lực đó được đầu tư trong nước thì sẽ tạo được cơng ăn vi ệc làm cho người lao động trong nước. Do vậy, khi thực hi ện , cũng có nghĩa nước đầu tư chấp nhận một phần nhất định việc làm được chuyển ra nước ngoài, và làm tăng tương đối tình trạng thất nghiệp trong nước.

Đối với nước tiếp nhận đầu tư

Thứ nhất, nếu khơng có quy hoạch cụ thể và khoa học, có thể đầu tư tràn lan

kém hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên có thể bị khai thác bừa bãi.

Thứ hai, mơi trường chính trị trong nước có thể bị ảnh hưởng, các chính sách

trong nước có thể bị thay đổi do khi đầu tư vào thì các nhà đầu tư thường có các biện pháp vận động quan chức địa phương theo hướng có lợi cho mình.

Thứ ba, hiệu quả đầu tư có thể bị ảnh hưởng nếu nước tiếp nhận có thể tiếp

nhận từ các nước đi đầu tư những công nghệ thiết bị lạc hậu không phù hợp với nền kinh tế gây ô nhiễm môi trường.

Thứ tư, các lĩnh vực và địa ban đầu tư phụ thuộc vào sự lựa chọn của nhà đầu

tư nước ngồi mà khơng theo ý muốn của nước tiếp nhận. Do vậy việc bố trí cơ cấu đầu tư sẽ gặp khó khăn, tạo ra sự phát triển mất cân đối giữa các vùng.

Thứ năm, làm giảm số lượng doanh nghiệp trong nước. Do quá trình cạnh

tranh nên nhiều doanh nghiệp trong nước bị phá sản. Ngồi ra, FDI cịn ảnh hưởng tới cán câ thành toán quốc tế do sự di chuyển của các luồng vốn cũng như luồng hàng hoá ra vào trong nước.

Thứ sáu, ngày nay hầu hết việc đầu tư là của các cơng ty đa quốc gia vì thế

các nước tiếp nhận thường bị thua thiệt, thất thu thuế hay các liên doanh sẽ phải chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do các vấn đề chuyển nhượng giá nội bộ của các công ty này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB FDI nhật bản vào việt nam trong bối cảnh hội nhập AEC (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w