Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB FDI nhật bản vào việt nam trong bối cảnh hội nhập AEC (Trang 102 - 103)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là một yếu tố hết sức quan trọng trong điều kiện Việt Nam thực hiện hội nhập khu vực và tiến hành thu hút FDI. Nguồn lao động rẻ của Việt Nam nếu thực sự khống chế được mức lương thấp so với các quốc gia trong khu vực thì cũng chỉ nên xem đó chỉ là những lợi thế trước mắt. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam phát triển, mức lương tối thiểu cũng tăng dần như đã đề cập ở chương 3, những lợi thế này sẽ nhanh chóng mất đi nếu so sánh với 3 quốc gia cịn lại trong nhóm CLMV.

Mặt khác, nếu mong muốn nâng cao chất lượng đ ầu tư, thu hút các doanh nghiệp FDI Nhật Bản đổ vào Việt Nam trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và công nghệ cao, nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị khu vực thì nguồn nhân lực được đào tạo tốt và có tay nghề mới là điều quan trọng. Nếu thiếu đội ngũ lao động được đào tạo nghề thì việc phát triển các khu công nghiệp quy mô lớn của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt quan trọng hơn, Việt Nam vốn được xem là có ít lợi thế so với các quốc gia ASEAN, đặc biệt là các quốc gia ASEAN phát

triển hơn trong việc thu hút FDI vào những ngành sản xuất cơng nghiệp, thì những khó khăn về nguồn lao động được đào tạo sẽ cản trở lớn đến việc nâng cao tính cạnh tranh trong thu hút FDI vào Việt Nam.

Giải quyết vấn đề này, Nhà nước cần tổ chức thêm nhiều loại hình đào tạo khác nhau để có khả năng đào tạo được m ột đội ngũ cán bộ có trình độ cao, có đạo đức kinh doanh gửi vào các doanh nghiệp để tham gia liên doanh với đối tác nước ngoài. Mặt khác, vấn đề lao động kỹ thuật cũng là một thách thức cho Việt Nam. Để giảm bớt chi phí đào tạo cũng như những khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngồi, chính phủ nên tìm giải pháp hỗ trợ cho đào tạo nghề, nhằm cung cấp kịp thời nguồn lao động kỹ thuật, chi phí thấp cho các doanh nghiệp. Có như vậy, mới tăng thêm tính hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đến với Việt Nam.

Tuy nhiên đào tạo nguồn lao động có trình độ cao là một cơng việc có tính lâu dài, liên tục và kết quả chỉ đến sau một quá trình đầu tư cho giáo dục, đào tạo trong nhiều năm. Do vậy, các chương trình đào tạo cần có sự chuẩn bị tốt về n ội dung, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và cần phải được thực hi ện khẩn trương nếu Việt Nam không muốn để mất thêm thời gian hơn nữa cho việc thúc đẩy thu hút FDI, tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn đối với các quốc gia trong khu vực.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB FDI nhật bản vào việt nam trong bối cảnh hội nhập AEC (Trang 102 - 103)

w