FDI Nhật Bản vào Thái Lan, Phillipines và Indonesia

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB FDI nhật bản vào việt nam trong bối cảnh hội nhập AEC (Trang 44 - 48)

4 Kết cấu của luận văn

1.3 Cơ sở thực tiễn về FDI Nhật Bản vào một số quốc gia trong AEC

1.3.1 FDI Nhật Bản vào Thái Lan, Phillipines và Indonesia

1.3.1.1 FDI Nhật Bản vào Thái Lan

Nhật Bản có lịch sử là nhà đầu tư lớn nhất ở Thái Lan - nền kinh tế lớn thứ 2 khu vực Đông Nam Á, và coi đây là một cơ sở sản xuất quan trọng.

Tại Thái Lan, thu hút FDI luôn được coi là một trong những nhân tố kích thích quan trọng đối với nền kinh tế. Mặc dù dịng vốn nước ngồi suy giảm do ảnh hưởng của bất ổn chính trị, nhưng nhờ biết cách tập trung vào những lĩnh vực quan trọng như thu hút thêm các dự án chế tạo có giá trị gia tăng cao cũng như các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao và sinh thái…, đồng thời đơn giản hóa thủ tục hành chính, Thái Lan vẫn được xem là điểm đến đầu tư hấp dẫn.

Hơn thế nữa, Thái Lan có thị trường thu hút đầu tư rất cạnh tranh và hấp dẫn trong khu vực châu Á. Trong các quốc gia, lãnh thổ đầu tư vào Thái Lan, Nhật Bản có lượng vốn đầu tư lớn nhất với khoảng 7.000 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại quốc gia này.

Tuy nhiên, theo số liệu chính thức của ủy ban đ ầu tư Thái Lan (BOI), các khoản đầu tư của Nhật Bản ở Thái Lan đã sụt giảm nghiêm trọng đến 81% trong năm 2015 – điều mà các nhà phân tích cho rằng do những lo ngại về nền kinh tế đang tiếp tục vật lộn với sự cai trị quân sự kéo dài.

Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn dẫn đầu trong đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Thái Lan vào năm 2015, với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt giá trị hơn 144 tỷ baht (4,13 tỷ USD).

Các lĩnh vực đầu tư chính của Nhật Bản vào Thái Lan là công nghiệp chế tạo, vận tải, bán bn bán lẻ, tài chính bảo hiểm …

Biểu đồ 1.2: FDI Nhật Bản vào một số quốc gia ASEAN theo lĩnh vực đầu tư (tính đến cuối năm 2013)

Nguồn: Ngân hàng Nhật Bản

Hiện nay, sự gia tăng tính cạnh tranh từ các nền kinh tế mới trong khu vực, chẳng hạn như Việt Nam và Myanmar, hay những bất ổn về chính trị cũng đang đặt ra mối đe dọa đối với việc đầu tư nước ngoài tại Thái Lan.

1.3.1.2 FDI Nhật Bản vào Indonesia

Indonesia, với hơn 250 triệu dân là một quốc gia cũng khá sôi động về việc thu hút vốn đầu tư FDI trong những năm gần đây. Nếu so sánh vốn FDI của các nước trên thế giới, thì số vốn đầu tư vào Indonesia nhiều gấp khoảng 4 lần số dự án, gấp khoảng 1,7 lần tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam. Nếu so sánh vốn đầu tư FDI của Nhật Bản vào Indonesia và Việt Nam, thì tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn 20%, nhưng số dự án đầu tư vào Indonesia gấp 2 lần Việt Nam.

Trong 9 tháng đầu năm 2015, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Indonesia đạt 21,3 tỉ USD, tăng 16,9% so với cùng kỳ 2014. Các nước châu Á vẫn chiếm đến 52%

tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Indonesia, dẫn đầu là Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Số liệu thống kê từ Ủy ban Điều phối Đầu tư Indonesia - BKPM cho thấy, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện của Nhật Bản trong quý II năm 2016 đã đạt 1,58 tỷ USD vào 427 dự án và tạo ra 28.377 việc làm.

Thời gian gần đây, nguồn vốn đầu tư từ Nhật Bản vào Indonesia có xu hướng gia tăng. Trong năm 2015, tổng vốn FDI thực hiện của Nhật Bản tăng 6% so với năm 2014, đạt 2,87 tỷ USD, vào 2.030 dự án và sử dụng 115.400 lao động. Các ngành được các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm là chế tạo (đặc biệt là ơ tơ), điện tử, máy móc, hóa chất và dược phẩm.

Tập đoàn Toyota Nh ật Bản đã quy ết đ ịnh đ ầu tư hơn 200 triệu USD vào

Indonesia để sản xuất mẫu xe Innova, với công suất 70.000 xe/năm. Hiện tại, hãng xe

Nhật Bản này đã có 2 cơ sở sản xuất tại Indonesia với công suất 300.000 xe/năm. Hãng Nissan cũng công bố kế hoạch đầu tư 320 triệu USD vào Indonesia để nâng công suất sản xuất tại nhà máy của hãng đặt tại phía Tây Java lên hơn gấp 3 lần, đồng thời xây dựng thêm một nhà máy lắp ráp động cơ gần đó. Theo kế hoạch, đến năm 2018, Nisan sẽ tăng công suất sản xuất tại nhà máy này từ 50.000 lên 180.000 chiếc/năm.

Indonesia được coi là thị trường ơtơ rất tiềm năng. Bên cạnh đó, ngành cơng nghiệp hỗ trợ tại đây cũng phát triển mạnh. Chính phủ nước này cũng cam kết một chính sách ổn định lâu dài cho phát triển cơng nghiệp ơtơ, điều đó khiến các nhà đầu tư rất yên tâm.

Trong vài năm tới, Indonesia có thể sẽ trở thành một trung tâm cơng nghiệp ô tô lớn nhất tại Đông Nam Á, vượt qua cả Thái Lan. Khi đó Đơng Nam Á s ẽ có hai trung tâm công nghiệp ôtô lớn, cung cấp khoảng 10 triệu xe/năm cho toàn khu vực này với thị trường trên 600 triệu dân.

Ngược lại, từ 10 năm nay, các doanh nghiệp FDI Nhật Bản rất thờ ơ trong việc đầu tư vào công nghiệp ôtô tại Việt Nam. Hiện Việt Nam có 12 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ơtơ có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI), nhưng theo ơng Tachibana,

Tổng giám đốc Công ty Toyota Việt Nam, đến năm 2018, nhiều nhất sẽ cịn 3 doanh nghiệp ơtơ FDI trụ lại Việt Nam hoặc thậm chí có thể chẳng cịn doanh nghiệp nào.

Nhất là khi đặt trong bối cảnh hội nhập AEC, khi đến gần thời điểm 2018, khi cam kết giá nhập khẩu xe từ ASEAN giảm còn 0% theo lộ trình trong Hiệp đ ịnh thương mại tự do AFTA, với mức thuế này, doanh nghiệp ôtô lắp ráp trong nước đã khơng cịn khả năng cạnh tranh nổi với xe nhập khẩu, các doanh nghiệp FDI Nhật Bản cũng chẳng thể sản xuất, lắp ráp, lúc đó chỉ cịn con đường là rút lui và chuyển hướng đầu tư, thay vì sản xuất tại Việt Nam, sẽ đầu tư sang các quốc gia khác như Indonesia rồi xuất khẩu sang Việt Nam. Thị trường ôtô rộng lớn của Việt Nam sẽ rơi vào tay các nhà cung cấp nước ngồi. Có thể nói nếu xét riêng về ngành sản xuất ơ tơ nếu khơng có nhữg cải thiện trong tương lai thì Việt Nam hồn tồn thua kém trong khả năng thu hút vốn từ các nhà đầu tư Nhật Bản nếu so sánh với đối thủ lớn là Indonesia.

1.3.1.3 FDI Nhật Bản vào Phillipines

Nhật Bản được đánh giá là đối tác chiến lược quan trọng trong suốt quá trình phát triển của Phillipines. Sau khi hiệp định đối tác kinh tế chiến lược Phillipines – Nhật Bản (Philippines-Japan Economic Partnership Agreement - PJPEPA) được kí kết vào năm 2006, Nhật Bản đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất và nằm trong top những nhà đầu tư lớn nhất vào Phillipines. Đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản đến Philippines đạt khoảng 10 tỷ USD vào cuối năm 2011.

Thương mại song phương giữa hai nước là hơn USD 17 tỷ đồng hay 14,5 phần trăm thương mại của Philippines với thế giới. Về mặt đầu tư, cam kết đầu tư của Nhật Bản vào năm 2013 chiếm hơn 16% của các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Philippines, phần lớn trong số đó là đầu tư vào lĩnh vực sản xuất. Trong quý đầu tiên năm 2014, 22,3% tổng số vốn FDI được phê duyệt đến từ Nhật Bản, nguồn đầu thứ hai của đất nước của FDI

Tháng 8 năm 2016 một nhóm các cơng ty Nhật Bản đã đã đầu tư một khoản vốn lớn với giá trị 500 triệu USD vào Philippines trong lĩnh vực thủy sản để xử lý các sản phẩm thủy sản xuất khẩu trở lại Nhật Bản.Các khu vực tập trung cho đầu tư

bao gồm General Santos và Davao ở Mindanao, Freeport Khu Clark ở Pampanga, và Khu kinh tế Cagayan, trong đó các cơng ty Nhật Bản có kế hoạch trang trại cá ngừ chất lượng cao, cá chình và cá bay được chế biến, nấu chín và bọc trong Philippines sau đó bán cho Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB FDI nhật bản vào việt nam trong bối cảnh hội nhập AEC (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w