Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về phịng và xử trí phơ
1.4.5. Tâm lý của sinh viên
Tâm lý của sinh viên liên quan đến khả năng bị tổn thương do vật sắc nhọn và cách xử trí sau phơi nhiễm để làm giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường máu. SV lo lắng khi lần đầu tiên đi thực hiện thủ thuật có thể dẫn đến tổn thương ,. Mức độ lo lắng trung bình 4,72 (SD=2,31) khi tiếp xúc với bệnh nhân chung nhưng tăng lên 7,09 (SD=2,58) khi tiếp xúc với bệnh nhân có tác nhân gây bệnh qua đường máu .
SV sợ bị phạt và kỷ luật khi báo cáo tổn thương do vật sắc nhọn cho giáo viên hoặc người phụ trách ,. SV cũng nên yên tâm rằng tổn thương kim tiêm sẽ không dẫn đến hành động bị phạt nên bất kỳ tổn thương do vật sắc nhọn nào cũng phải được báo cáo cho người phụ trách để được dự phòng sau phơi nhiễm cần thiết nếu cần .
Tâm lý chủ quan của sinh viên liên quan đến việc tiêm phòng viêm gan B (VGB) trước khi đi thực tập tại các cơ sở y tế. Tỷ lệ sinh viên tiêm
đủ 3 mũi VGB là 42,7%, tỷ lệ chưa tiêm là 42,9%, 14,4% tiêm chưa đầy đủ, trong đó có 8% sinh viên nghĩ rằng mình khơng cần thiết phải tiêm phịng và đặc biệt có 1% SV khơng biết nơi nào tiêm phòng VGB . Tiêm phòng VGB cho SV trước khi đi thực hành lâm sàng tại các cơ sở y tế là điều cần thiết ,.
Sau tổn thương do kim tiêm 15% SV phải chịu đựng đau khổ tinh thần, không ai trong số SV này báo cáo về bệnh mãn tính sau tổn thương do vật sắc nhọn . Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng trầm cảm giảm theo thời gian sau NSI, nhưng bệnh tâm thần kéo dài thêm 1,78 tháng mỗi tháng ở một bệnh nhân NSI chờ đợi kết quả xét nghiệm âm tính . Các chương trình quản lý sau phơi nhiễm cần phải chú trọng hơn vào các sáng kiến giáo dục và tâm lý học để cải thiện việc xác định và điều trị các đối tượng có triệu chứng trầm cảm .