Chương 4 : BÀN LUẬN
4.2. Kiến thức, thái độ về phịng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn
trong tiêm truyền của sinh viên điều dưỡng
4.2.1. Kiến thức về phịng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên điều dưỡng
4.2.1.1. Kiến thức về các virus có thể lây truyền qua đường máu khi bị tổn thương do vật sắc nhọn
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 54,3% sinh viên có kiến thức đúng về các loại virus có thể lây truyền qua đường máu khi bị tổn thương do vật sắc nhọn. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Hồ Văn Luyến trên sinh viên khoa Y trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang năm 2014 là 75,3% . Kết quả này cũng thấp hơn nghiên cứu của Taimur Saleem trên sinh viên Y khoa đại học Parkistan năm 2010 là 85% , thấp hơn nghiên cứu của Rajiv Saini năm 2011 là có 74% học sinh biết rằng tổn thương do kim tiêm dẫn đến lây truyền các loại virus HBV/HCV/ HIV qua đường máu . Điều này có thể được giải thích do kiến thức của sinh viên chưa thực sự chính xác khi chỉ có kiến thức đúng khi được hỏi cho từng loại virus gây bệnh, lây bệnh qua đường máu nhưng khi hỏi dưới dạng câu hỏi tổng hợp thì sinh viên khơng thể trả lời đúng được
cả 3 loại virus HBV/HCV/HIV. Hầu hết sinh viên khá thân thuộc với các loại virus HBV, HIV khi trả lời những virus này lây bệnh qua đường máu với tỷ lệ tương ứng là 93,8% và 98,6%, nhưng gần đến 50% số sinh viên lại khơng biết virus HCV có thể lây qua đường máu theo vật sắc nhọn. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Dương Khánh Vân trên nhân viên y tế tại một số bệnh viện khu vực Hà Nội .
Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy chỉ có 15,8% sinh viên có kiến thức đúng về vắc xin phịng ngừa các bệnh lây nhiễm từ virus, thấp hơn nghiên cứu của Hồ Văn Luyến là 63,4% và thấp hơn nghiên cứu của Liao.X.Y trên sinh viên đại học miền tây Trung quốc năm 2014 là 80,8% . Điều này có thể là do kiến thức của sinh viên chưa đầy đủ vì vẫn cịn 79,7% và 30,1% sinh viên trả lời đã có vắc xin phịng bệnh viêm gan C và HIV; hai là có thể sinh viên chưa được học môn điều dưỡng truyền nhiễm nên kiến thức về các loại virus này còn hạn chế.
4.2.1.2. Kiến thức về biện pháp phòng ngừa phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền
Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức đúng về thời điểm nhân viên
y tế có thể bị tổn thương do vật sắc nhọn cịn thấp là 31,3%. Điều này có thể do sinh viên chưa phải là nhân viên y tế nên khả năng nhận biết các thời
điểm bị phơi nhiễm cịn hạn chế. Ngồi ra nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chỉ có 39,3% sinh viên trả lời đúng khi bẻ ống thuốc có thể gây tổn thương mặc dù đây là thời điểm sinh viên hay bị tổn thương nhất khi tiêm truyền tại phòng thực hành cũng như trên lâm sàng bệnh viện. Điều này cho thấy nhận thức của sinh viên chưa cao vì theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Thơ loại vật sắc nhọn gây tổn thương cho sinh viên điều dưỡng nhiều nhất là mảnh thủy tinh với 361 lần trong tổng số 660 lần tổn thương, trong đó mảnh thủy tinh có nguồn gốc từ ống thuốc là 339 lần.
Thao tác bẻ ống thuốc thủy tinh: nước cất, ống thuốc là thao tác bị tổn thương nhiều nhất chiếm 51% lần tổn thương .
Liên quan đến an toàn và giảm thiểu rủi ro do vật sắc nhọn đòi hỏi người thực hiện tuân thủ đúng các bước kỹ thuật để đảm bảo an toàn cho chính mình và người xung quanh khi đưa các vật sắc nhọn như: kéo, dao
mổ, kim các loại…..cho người khác cần đặt trên một mặt phẳng hoặc trong khay để người nhận tự cầm lên. Theo kết quả nghiên cứu này đã có hơn 2/3 (80,4%) sinh viên biết điều này tuy nhiên kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Thơ tại Vinh năm 2015 là 98% . Tỷ lệ khác biệt này có thể do sinh viên điều dưỡng trường cao đẳng Y tế Hà Nội ít có cơ hội tiếp xúc với các loại vật sắc nhọn khác ngoài bơm kim tiêm và vỏ ống thuốc thủy tinh vì các em chủ yếu được phân cơng thực tập ở các khoa điều trị nội trú, rất ít sinh viên được thực tập ở khoa cấp cứu hoặc hồi sức tích cực và sinh viên khơng được thực tập ở phịng mổ. Mặt khác do đối tượng nghiên cứu của trường Đại học Y khoa Vinh là sinh viên đại học điều dưỡng không phải là đối tượng cao đẳng nên nhận thức của các em tốt hơn.
Ngồi ra, nghiên cứu chỉ ra rằng có 98,2% sinh viên biết dùng gạc bọc đầu ống thuốc thủy tinh trước khi bẻ. Kết quả này tương tự so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Thơ là 97% . Tuy nhiên hơn 50% sinh viên chọn sử dụng tay đi găng hoặc dùng panh, kéo để đập vỡ đầu ống thuốc, điều này có thể do khi đi thực tập lâm sàng sinh viên quan sát thấy có một số ống thuốc khó bẻ như canxiclorual hay magie hay adrenalin… để đảm bảo an toàn cho điều dưỡng tránh thương tổn thì một số cách khơng chính thống theo quy định đã được các điều dưỡng áp dụng là sử dụng tay đi găng hoặc dùng panh, kéo để đập vỡ đầu ống thuốc. Mặt khác để hạn chế tổn thương do bẻ ống thuốc thì nhiều bệnh viện đã sử dụng ống nước cất bằng nhựa thay thế cho ống thủy tinh
và xu hướng trong tương lai ống thuốc bằng nhựa sẽ thay thế cho nhiều loại ống thuốc thủy tinh như hiện nay .
Khi đi tiêm truyền cho người bệnh nếu xe tiêm khơng đến được giường bệnh thì cần mang khay khi đi tiêm và rút truyền cho người bệnh có 70,5% sinh viên trả lời đúng, có 26% sinh viên cho rằng khơng phải mang khay tiêm khi đi rút truyền. Kết quả này tương tự so với nghiên cứu của Trần Thị Bích Hải tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội là 28% . Có sự tương đồng này có thể là do bệnh viện Ung Bướu là một trong những cơ sở y tế được trường Cao đẳng Y tế Hà Nội lựa chọn đưa sinh viên đến thực tập môn điều dưỡng và kiểm soát nhiễm khuẩn và Điều dưỡng cơ sở nên sinh viên có thể học tập và làm theo điều dưỡng mà chưa nhận biết được sự cần thiết phải mang khay tiêm khi đi tiêm và rút truyền cho người bệnh để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Sau khi sử dụng kim tiêm nếu cần đậy nắp lại thì cần xúc nắp kim bằng một tay hoặc dùng panh để đậy nắp kim, chỉ có 73,5% sinh viên biết về cả hai cách này, thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Thơ là 99,8% . Tuy nhiên khi được hỏi riêng về việc xúc nắp kim để đảm bảo an tồn sau tiêm thì có đến hơn 3/4 (82,8%) sinh viên trả lời đúng. Để lý giải cho sự khác biệt này có thể do sinh viên không được học lý thuyết đồng thời trong quá trình thực tập trên lâm sàng cịn một số sinh viên chưa tập chung vào nội dung này [17].
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, bơm tiêm sau khi sử dụng cho người bệnh bị rơi ra sàn nhà thì cần phải nhặt lại kim bằng panh cho vào hộp an tồn để bảo vệ bản thân và đồng nghiệp thì có đến 94,7% sinh viên biết điều này. Tuy nhiên chỉ có 32,6% sinh viên biết về việc bơm kim tiêm sau khi sử dụng cho người bệnh cần được bỏ ngay vào hộp an toàn. Tỷ lệ này thấp hơn so với sinh viên điều dưỡng trường Đại học Y khoa Vinh là 80% và thấp hơn sinh viên điều dưỡng ở thung lũng Kathmandu, Nepal là 85,5% . Kết quả thấp hơn
có thể do: sinh viên trường Cao đẳng y tế Hà Nội đi thực tập tại nhiều bệnh viện của thành phố Hà Nội bao gồm cả bệnh viện trung ương, thành phố, huyện và trạm y tế phường nên có thể một số nơi vẫn còn tháo bỏ kim tiêm ra khỏi bơm kim tiêm sau khi sử dụng để giảm lượng chất thải vào hộp vật sắc nhọn nên có 45,2% sinh viên lựa chọn, hai là tỷ lệ sinh viên cho rằng có thể đậy nắp kim trước khi bỏ vào hộp an tồn là 55% vì trên thực tế phịng bệnh hẹp nên khi đi tiêm cho người bệnh, xe tiêm không thể đến gần tất cả các giường bệnh nên sinh viên và nhân viên y tế thường mang khay tiêm tới giường bệnh nên khi tiêm xong không thể cô lập ngay vào hộp an toàn, sinh viên sẽ lựa chọn đậy nắp kim tại khay tiêm để đảm bảo không bị kim đâm vào tay lúc vận chuyển đến hộp an toàn. Đồng thời cịn có 12,1% sinh viên lựa chọn bẻ cong kim sau khi tiêm xong là hành động gây ra nguy cơ phơi nhiễm rất cao do bị kim đâm.
Liên quan đến kiến thức về vấn đề thu gom, để đảm bảo an toàn cho người dùng, người thu gom xử lý rác thải y tế thì Bộ Y tế qui định hộp an tồn cần được đậy nắp kín và thay hộp mới khi hộp đã chứa ¾ hộp nhưng chỉ có 48,4% sinh viên có trả lời đúng, thấp hơn nhiều so với sinh viên trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang là 98% và sinh viên trường Đại học Y khoa Vinh là 94% . Kết quả thấp như vậy là do có thể trên thực tế nhằm giảm bớt chi phí cho hộp an toàn dùng 1 lần, nhiều bệnh viện đã sử dụng hộp an toàn đầy 100% hộp mới thay nên sinh viên khơng chọn ý đúng là ¾ hộp. Ngồi ra, kiến thức về vệ sinh và khử khuẩn hộp nhựa theo quy định Bộ Y tế mới có thể tái sử dụng thì chỉ có 32,9% sinh viên biết được điều. Kết quả thấp như vậy có thể là do trên thực tế lâm sàng vẫn còn nhiều bệnh viện chưa thực hiện tốt được vấn đề tái sử dụng dụng cụ cho nên sinh viên cịn nhầm lẫn rằng có thể tái sử dụng hộp nhựa ngay sau khi đổ hết bơm tiêm ra ngồi nếu hộp cịn đủ tính năng ban đầu.
4.2.1.3. Kiến thức về xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền
Quy trình xử lý vết thương sau tổn thương do kim tiêm và vật sắc nhọn bao gồm các bước: rửa ngay vết thương với xà phòng dưới vòi nước chảy; để vết thương chảy máu tự nhiên, khơng nặn bóp vết thương; băng vết thương lại, có 34% sinh viên có kiến thức đúng về xử trí vết thương, kết quả này cao hơn kết quả của Trần Trị Bích Hải nghiên cứu trên điều dưỡng bệnh viện Ung Bướu là 25%.Tuy nhiên, kết quả này thấp hơn nhiều so với kiến thức của sinh viên điều dưỡng trường Đại học Y khoa Vinh là 80% và sinh viên trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang là 80,4% . Sự khác biệt này là do tiêu chí đánh giá của trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang quy trình xử lý chỉ cần rửa và băng bó vết thương ngay là có kiến thức đúng, khơng cần biết rửa bằng dung dịch gì, cịn trong tiêu chí của nghiên cứu này sinh viên phải lựa chọn rửa ngay vết thương với xà phòng dưới vòi nước chảy; để vết thương chảy máu tự nhiên; băng vết thương lại là đúng và các đáp án khác là sai. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu vẫn cho thấy vẫn có nhiều sinh viên lựa chọn một hành động xử lý duy nhất đó là rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn (54,1%) và rửa vết thương bằng nước muối (49,8%), thậm chí có 12,6% sinh viên cịn lựa chọn nặn/bóp máu vết thương. Điều này cho thấy vẫn còn những khoảng trống về kiến thức của sinh viên liên quan đến xử lý vết thương sau phơi nhiễm trong kết quả đào tạo.
Liên quan đến báo cáo và điều trị (nếu cần) sau khi xử lý xong vết thương do vật sắc nhọn đâm đã có đến 86,5% sinh viên cho rằng cần phải báo cáo khi bị tổn thương, trong đó báo cáo đúng người có trách nhiệm là
98,9%, chỉ có 1,1% sinh viên báo cáo không đúng người. Tỷ lệ báo cáo này cao hơn so với sinh viên trường cao đẳng Y tế Kiên Giang là 80,4% báo cáo với giáo viên hướng dẫn lâm sàng và cán bộ khoa phòng là 55,7% , cao hơn so với sinh viên trường Arack là 60% . Tỷ lệ báo cáo
đúng người cao hơn sinh viên trường đại học Y khoa Vinh khá thấp là 31% . Sự khác nhau này có thể do tiêu chí đánh giá, trong nghiên cứu này sinh viên lựa chọn báo báo cho giáo viên phụ trách hoặc điều dưỡng phụ trách hoặc bác sĩ trong khoa đều được cho là báo cáo đúng khác với các nghiên cứu khác đó là chỉ được phép báo cáo duy nhất 01 người ví dụ như phải báo cáo cho giáo viên phụ trách mới là đúng. Tuy nhiên vẫn cịn 12,8% sinh viên cho rằng khơng cần thiết phải báo cáo với lý do chủ yếu là : viết thương nhỏ, khơng có nhiều nguy cơ lây nhiễm (51,8%), kết quả này tương đồng với kết quả của sinh viên điều dưỡng tại 4 trường đại học điều dưỡng ở Hồng Kơng, ngồi ra các lý do khác như không biết thủ tục báo cáo 46,4%; sợ bị phạt, gặp rắc rối 39,3%; lo ngại về bảo mật 35,7%; mất nhiều thời gian 32,1%; không cần thiết phải báo cáo 28,6% cao hơn kết quả tại 4 trường đại học điều dưỡng ở Hồng Kông . Điều này cũng cho thấy tâm lý chung của các sinh viên tại các nước Châu Á vẫn cịn có sự e ngại cũng như là chủ quan của các em với việc báo cáo sự cố kỹ thuật trong phơi nhiễm vật sắc nhọn.
Khi được hỏi về kiến thức đánh giá nguy cơ phơi nhiễm sau khi bị tổn thương do vật sắc nhọn trong tiêm truyền thì đa số (84%) sinh viên đã
biết khi bị phơi nhiễm với kim tiêm sau khi sử dụng cho người bệnh có nguy cơ cao thì cần tìm hiểu xét nghiệm máu về viêm gan B, viêm gan C và HIV của cả người bệnh và người bị phơi nhiễm, cao hơn kết quả của sinh viên y khoa tại Napal năm 2014 có hơn 50% sinh viên khơng xác định tình trạng bệnh nhân mà mình bị phơi nhiễm qua chấn thương . Điều này có thể lý giải là do có sự khác biệt về chương trình đào tạo của hai trường.
Tuy nhiên, các kiến thức về phơi nhiễm, nguy cơ và khả năng phơi nhiễm của sinh viên cịn hạn chế ví dụ chỉ có 56,2% sinh viên biết khi bị tổn
thuộc vào loại kim và mức độ tổn thương của vết thương hay nếu ngay sau khi bị phơi nhiễm, người bị phơi nhiễm âm tính với HIV cần làm xét nghiệm sau 3 tháng thì có 67,6% sinh viên biết điều này và chỉ có 36,8% sinh viên biết rằng nếu ngay sau khi bị phơi nhiễm, người bệnh đã dương tính với VGB/CGC/HIV thì người bị phơi nhiễm khơng phải mắc do phơi nhiễm mà đã mắc từ trước. Sự hạn chế này có thể lý giải là do sinh viên chưa hiểu rõ về các thông tin liên quan đến vấn đề này mặc dù tất cả các thông tin này đã được đề cập trong tài liệu đào tạo phát cho sinh viên .
Cũng theo kết quả của nghiên cứu này thì hầu hết sinh viên có kiến thức đúng về khi bị phơi nhiễm với máu dịch của người bệnh có xét nghiệm virus viêm gan B dương tính với thời gian điều trị dự phòng tốt nhất là 24h chiếm 74,4% cao hơn so với kiến thức của điều dưỡng tại bệnh viện Ung Bướu Hà Nội năm 2013 là 37,9%. Tương tự như vậy khi được hỏi về việc bị phơi nhiễm với máu dịch của người bệnh dương tính với viêm gan B mà người phơi nhiễm chưa tiêm vắc xin và chưa bị viêm gan B thì cũng có đến 72,1% sinh viên hiểu đúng là cần điều trị dự phòng ngay bằng cách tiêm