Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên điều dưỡng trường cao đẳng y tế hà nội năm 2018 (Trang 59 - 61)

Chương 4 : BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu có sự tham gia của 438 sinh viên điều dưỡng năm thứ 2 và năm thứ 3 của trường Cao đẳng Y tế Hà Nội phù hợp với tiêu chuẩn chọn mẫu.

4.1.1. Giới

Trong tổng số 438 sinh viên tham gia nghiên cứu, phần lớn sinh viên là nữ giới chiếm 85,6%, gấp khoảng 6 lần nam giới. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Hồ Văn Luyến năm 2014 , Nguyễn Thị Mai Thơ năm 2015 và Phí Thị Nguyệt Thanh năm 2011.

4.1.2. Sự yêu nghề

Khi được hỏi về nội dung “Có u nghề điều dưỡng hay khơng?”, kết quả thu được cho thấy, sinh viên có tỷ lệ yêu nghề là 85,2%. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Đoàn Thị Vân năm 2017 là 96% . Điều này có thể do trong q trình học tập, thực hành trên lâm sàng các em sinh viên có thể cảm nhận là nghề điều dưỡng phù hợp với bản thân mình.

4.1.3. Chương trình đào tạo

Thời gian mà các sinh viên học/đọc tài liệu về phịng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền là trong khoảng 3-6 tháng là 38,1%, khác với kết quả nghiên cứu của sinh viên điều dưỡng đại học Y dược Thái Bình năm 2016 là 38,5% sinh viên đọc tài liệu trong thời gian chủ yếu là trên 12 tháng . Có sự khác biệt này có thể do đối tượng nghiên cứu và chương trình học tập của hai trường là khác nhau, trong nghiên cứu này là sinh viên điều dưỡng cao đẳng năm thứ 2 và năm thứ 3, còn sinh viên điều dưỡng đại học Y dược Thái Bình là năm thứ 3 và năm thứ 4.

Phần lớn sinh viên đã được hướng dẫn học, đọc tài liệu về phòng ngừa và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền với tỷ lệ 96,8% và 96,6%. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Hồ Văn Luyến 2014 là 80% và cũng cao hơn kết quả của Đỗ Nguyên Phương khi chỉ có 69,3% sinh viên được đào tạo về phòng chống phơi nhiễm và cao hơn rất nhiều so với kết quả của Seham A 2015 là 100% sinh viên không được đào tạo về tổn thương do kim tiêm và vật sắc nhọn . Có được kết quả cao này là do ban giám hiệu trường Cao đẳng Y tế Hà Nội nhận thức sự cần thiết và cấp thiết của việc đào tạo để chuẩn bị cho các điều kiện cần trước khi sinh viên đi học lâm sàng và nội dụng này đã sớm được đưa vào từ năm thứ nhất trong môn học Điều dưỡng và kiểm soát nhiễm khuẩn , đồng thời trong quá trình thực hành tại trường và lâm sàng tại bệnh viện về nội dung liên quan đến tiêm truyền cũng đều được các thầy cô nhắc đến.

Tuy nhiên, khi được hỏi về hình thức mong muốn được đào tạo về nội dung này thì hầu hết sinh viên vẫn mong muốn được đào tạo về cả về lý thuyết và phần thực hành lâm sàng tại bệnh viện chiếm các tỷ lệ lần lượt là 68,7% và 85,8%. Có kết quả này có thể là do chương trình đào tạo của nhà trường về nội dung phịng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền phần lý thuyết sinh viên phải tự đọc tài liệu, phần thực hành được hướng dẫn trên lâm sàng tuy nhiên thời gian đi thực tập tại bệnh viện còn ngắn .

4.1.4. Tiêm phòng Viêm gan B

Theo kết quả nghiên cứu, Tỷ lệ sinh viên đã tiêm phòng viêm gan B là 45,7%. Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Binita Kumari Paudel năm 2013 là 44% . Nhưng lại thấp hơn so với nghiên cứu của Talas .M.S năm 2009 là 67,7% , và thấp hơn nghiên cứu của Saleem Taimur trên

sinh viên y khoa năm 2010 là 90% . Kết quả chưa được cao này có thể lý giải một là sinh viên cịn chưa biết mình đã tiêm phịng hay chưa, hai là có thể bản thân cá nhân chưa nhận thức được tác hại của bệnh viêm gan B nên coi thường việc phịng ngừa rất hiệu quả từ vắc xin đó, thứ ba sinh viên cho rằng khơng biết nơi tiêm và khơng có thời gian tiêm và thứ tư là có thể vì điều kiện kinh tế khơng cho phép sinh viên được tiêm phịng. Vì thực tế hiện nay giá tiền tiêm phòng viêm gan B vẫn cịn rất cao so với một số gia đình thu nhập thấp. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, học sinh, sinh viên y chưa tiêm phòng viêm gan B cần được tiêm phòng trước khi đi thực hành lâm sàng tại cơ sở y tế tuy nhiên để thực hiện được theo yêu cầu này vẫn còn gặp nhiều hạn chế .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên điều dưỡng trường cao đẳng y tế hà nội năm 2018 (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)