Cách tính và cho điểm kiến thức, thái độ (phụ lục 2)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên điều dưỡng trường cao đẳng y tế hà nội năm 2018 (Trang 37 - 39)

Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp thu thập số liệu

2.4.3 Cách tính và cho điểm kiến thức, thái độ (phụ lục 2)

Phần kiến thức có các câu hỏi từ C10 đến C34 bao gồm cả những câu có nhiều lựa chọn và trừ câu 24 khơng tính điểm (vì thể hiện quan điểm của người trả lời). Nên mỗi ý trả lời đúng được 1 điểm. Tuy nhiên, kiến thức đúng của câu nhiều lựa chọn là khi trả lời đúng tất cả các ý. Dựa vào phần trả lời của các câu hỏi trong phiếu điều tra của ĐTNC, theo thang điểm để tính điểm và đánh giá có kiến thức đạt hay khơng đạt. Nếu sinh viên trả lời đúng từ 70% các ý đúng trở lên được coi là kiến thức đạt ,. Cụ thể như sau:

 Kiến thức về các loại virus lây truyền qua đường máu theo vật sắc nhọn: 2 câu có tổng điểm là 6 điểm.

 Kiến thức về biện pháp phịng ngừa phơi nhiễm: 10 câu có tổng điểm là 29 điểm.

 Kiến thức về xử trí phơi nhiễm: 13 câu có tổng điểm là 20 điểm Điểm tối đa cho phần đánh giá kiến thức chung là: 55 điểm. Đánh giá mức độ kiến thức của sinh viên điều dưỡng như sau:

 Nhóm 1: Trả lời đúng ≥ 70% câu nội dung kiến thức phịng ngừa và xử trí phơi nhiễm với VSN trong tiêm truyền (39 - 55 điểm)

 Nhóm 2: Trả lời đúng từ 50 - 69% nội dung (28 – 38 điểm)

 Nhóm 3: Trả lời đúng từ ≤ 49% nội dung (< 27 điểm)

Vậy: - Kiến thức đạt: khi sinh viên đạt từ 39 điểm trở lên (tức là được xếp vào loại kiến thức khá tốt)

- Kiến thức chưa đạt: dưới 39 điểm (tức là xếp loại kiến thức trung bình/ kém)

Nghiên cứu đo lường thái độ của sinh viên về phịng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền bằng 9 câu hỏi từ C35 đến C43 trong phiếu điều tra. Nhằm hạn chế những sai lệch do sự đồng ý hoặc phản đối được trả lời theo dây chuyền, những quan điểm đưa ra là sự xen kẽ giữa những quan

điểm tích cực và quan điểm tiêu cực. Trong 9 câu hỏi có 3 câu thể hiện quan điểm tiêu cực; 6 câu thể hiện quan điểm tích cực được đặt xen kẽ nhau.

+ Đối với 6 câu thể hiện quan điểm tích cực: mức đồng ý là 1 điểm, mức không đồng ý 0 điểm.

+ Đối với 3 câu thể hiện quan điểm tiêu cực: không đồng ý là 1 điểm, mức đồng ý là 0 điểm.

Điểm tối đa cho phần đánh giá thái độ là 9 điểm. Nếu ĐTNC trả lời đúng từ 70% câu hỏi trở lên được coi là thái độ tích cực. Điểm thái độ tích cực ≥ 7 điểm; điểm thái độ khơng tích cực < 7 điểm .

2.4.4. Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp thu thập số liệu: thiết kế sẵn bộ câu hỏi tự điền, phát cho mỗi đối tượng nghiên cứu 1 bộ câu hỏi tự điền để thu thập số liệu

Trước ngày thu thập số liệu: Nhà nghiên cứu đã lập danh sách đối tượng nghiên cứu với đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh và lớp. Nghiên cứu viên đã đến từng lớp để mời những sinh viên có trong danh sách tham gia nghiên cứu. Sinh viên năm thứ 2 sẽ tham gia vào ca 1 thời gian từ 8h-9h30 phút, sinh viên năm thứ 3 sẽ tham gia vào ca 2 từ 9h40 đến 11h10 phút

Ngày thu thập số liệu: Sinh viên được được tập trung tại hội trường lớn tầng 3 nhà A,trường Cao đẳng Y tế Hà Nội, Nghiên cứu viên sẽ thơng báo, giải thích cụ thể, rõ ràng và giải đáp tất cả các thắc mắc về nghiên cứu, quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia vào nghiên cứu, sau đó sinh viên được lấy ý kiến có đồng ý tham gia nghiên cứu. Sinh viên nào không đồng ý tham gia nghiên cứu thì cảm ơn, chào ra về.Thực tế hầu hết sinh viên đồng ý tham gia vào nghiên cứu sau khi nghe nhà nghiên cứu đồng thời cũng là giáo viên của trường nói rõ mục đích nghiên cứu nên khơng có bất cứ 1 sinh viên nào khơng đồng ý tham gia. Sau đó sinh viên được chia ngẫu nhiên vào 5 giảng đường, mỗi bàn 2 sinh viên ngồi, và được phát phiếu nghiên cứu tự điền. Mỗi giảng đường có 01 điều tra viên hướng dẫn cách điền phiếu nghiên cứu, hỗ trợ

và giải đáp thắc mắc cho sinh viên. Thời gian tối đa làm phiếu của sinh viên là 60 phút. Sinh viên nào xong sớm có thể nộp bài trước để ra về

Điều tra viên: 05 người (02 giảng viên bộ môn Điều dưỡng cơ sở và 03 giảng viên bộ mơn Kiểm sốt nhiễm khuẩn) được tập huấn kĩ lưỡng, cụ thể, tỉ mỉ về bộ câu hỏi, những vướng mắc có thể gặp phải, cách giải đáp thắc mắc của SV. Điều tra viên đã hỗ trợ trong quá trình SV điền phiếu nghiên cứu; đảm bảo các SV khơng trao đổi với nhau khi điền phiếu; yêu cầu SV có vướng mắc gì chưa hiểu thì hỏi trực tiếp điều tra viên, SV không ghi hoặc ký tên vào phiếu điều tra (phát vấn khuyết danh). Khi SV hoàn thành phiếu, điều tra viên phải kiểm tra cẩn thận, nếu chưa đầy đủ thơng tin thì u cầu SV hồn thiện. Tập hợp phiếu và đưa lại đầy đủ số phiếu của phịng mình được phân cơng phụ trách cho nghiên cứu viên.

Giám sát viên: nghiên cứu viên đã giám sát, hỗ trợ điều tra viên trong quá trình thu thập và làm sạch số liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên điều dưỡng trường cao đẳng y tế hà nội năm 2018 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)