Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện hậu lộc, tỉnh thanh hóa (Trang 44 - 47)

Trong những năm gần đây, lĩnh vực BHXH nói chung và thu BHXH nói riêng đã và đang được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Đã có một số cơng trình nghiên cứu về

BHXH với những cách tiếp cận khác nhau, được đề cập và thể hiện trong một số đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ và nhiều luận văn Tiến sĩ, Thạc sĩ khác. Cụ thể như:

Đề tài cấp Bộ, 2007: “Các giải pháp đảm bảo cân đối quỹ BHXH bắt buộc khi thực hiện Luật BHXH . Chủ nhiệm đề tài Phạm Đỗ Nhật Tân, Bộ Lao động thương binh và Xã hội. Nguy cơ mất cân đối quỹ BHXH đã được các nhà nghiên cứu khoa học xã hội và tổ chức lao động quốc tế (ILO) khuyến nghị tới Chính phủ Việt Nam từ khi xây dựng Luật BHXH. Khi mà nguồn hình thành và quản lý các quỹ thành phần như là quỹ BHXH, quỹ BHYT, quỹ BHTN, trong đó quỹ BHXH chia thành các quỹ thành phần như là: quỹ chi trả chế độ hưu trí, tử tuất (dài hạn); quỹ chi trả chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức kh e, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (ngắn hạn). Việc hình thành nên các quỹ này là từ nguồn thu BHXH bắt buộc. Chính vì thế mà đề tài đã hệ thống các quy định của Nhà nước về đối tượng thu, mức thu, cách thức vận hành và quản lý các quỹ BHXH, phân tích đánh giá thực trạng tình hình thu – chi của quỹ BHXH bắt buộc của Việt Nam, từ đó đề tài đã đưa ra các dẫn chứng về những ưu điểm và những mặt hạn chế về việc duy trì và mở rộng nguồn thu BHXH, sử dụng quỹ BHXH, điều kiện để hưởng các chế độ chính sách BHXH nhằm đảm bảo sự an toàn của quỹ BHXH, cân đối quỹ BHXH trong tương lai.

Phạm Trường Giang, 2010 “Hoàn thiện cơ chế thu BHXH ở Việt Nam . Luận án Tiến sĩ, Trường ĐH Kinh tế quốc dân. Đóng góp nghiên cứu khoa học của luận án đó là tác giả đã nghiên cứu về cơ chế chính sách thu BHXH ở Việt Nam, việc phân cấp quản lý thu BHXH, các chế tài về đóng BHXH và xử lý vi phạm về đóng BHXH. Trên cơ sở phân tích cơ chế chính sách thu BHXH ở Việt Nam, đề cập vấn đề chế tài xử phạt vi phạm pháp luật BHXH c n thấp, chưa đủ sức răn đe, tác giả có tham khảo một số mơ hình thu BHXH ở một số nước phát triển, từ đó tác giả có khuyến nghị một số giải pháp có ý nghĩa thực tiễn hồn thiện cơ chế chính sách thu BHXH ở Việt Nam.

Nguyễn Hữu Vinh, 2010 “Giải pháp nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng và trốn đóng BHXH ở Hà Nội . Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường ĐH kinh tế quốc dân. ; Nguyễn Dương, 2010. “Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội . Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Hai đề tài của hai tác giả được thực hiện trong cùng một thời gian, trên cùng một địa bàn, nghiên cứu hai nội dung khác nhau nhưng lại có những vấn đề liên quan

do tình trạng nợ đọng tiền đóng BHXH kéo dài, trốn đóng BHXH dưới nhiều hình thức của các doanh nghiệp, từ đó tác giả kiến nghị các giải pháp làm giảm tình trạng nợ đọng, truy thu, tính lãi thậm chí là khoanh nợ để đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời không làm ảnh hưởng đến việc thụ hưởng các chế độ BHXH của NLĐ. C n tác giả Nguyễn Dương đã làm r một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng quản lý thu BHXH, từ đó tác giả đã có nhận định về quản lý thu BHXH c n yếu kém do nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan, tác giả đã có những kiến nghị về giải pháp tăng cường chất lượng quản lý thu, khắc phục tình trạng nợ đọng, trốn đóng tiền BXHH trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Trần Quốc Túy, 2000. Hoàn thiện quản lý thu BHXH khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam. Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.

Tuy nhiên trong thời gian gần đây, khi mà Nhà nước ban hành nhiều sửa đổi bổ sung chế độ chính sách BHXH, chính sách kinh tế xã hội thì chưa có cơng trình nghiên cứu, đề tài nghiên cứu nào về quản lý thu BHXH bắt buộc sau khi Luật BHXH số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006, Luật BHXH sửa đổi bổ sung số 58/2014/QH13, ngày 20/11/2014 và Luật BHYT sửa đổi bổ sung số 46/2014/QH13, ngày 13/6/2014 được Quốc hội khóa XIII thơng qua với nhiều quy định mới, trong bối cảnh tình hình nợ đọng BHXH, trốn đóng BHXH của chủ sử dụng lao động tăng cao đáng báo động làm ảnh hưởng đến việc giải quyết quyền lợi cho người lao động, tiềm tàng nguy cơ vỡ quỹ BHXH.

Kết luận chương 1

Trong chương 1 tác giả đã tâp trung làm r cơ sở lý luận liên quan đến BHXHBB. Trong nội dung chương tác giả đã nêu r các vấn đề: Khái niệm và đặc điểm của bảo hiểm xã hội bắt buộc; Đặc điểm, nguyên tắc của quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc; Tầm quan trọng của quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc; Nhân tố ảnh hưởng đến thu bảo hiểm xã hội bắt buộc; Tiêu chí đánh giá cơng tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc; Kinh nghiệm quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho huyện. Đây chính là cơ sở tiền đề để tác giả phân tích thực trạng công tác quản lý thu BHXHBB trên địa bàn huyện Hậu Lộc.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện hậu lộc, tỉnh thanh hóa (Trang 44 - 47)