2.3 Đánh giá chung về công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm
2.3.2 Những tồn tại hạn chế
Hạn chế củ hệ thống luật pháp và chính sách củ nhà nước v BHXHBB
- Quy định về tiền lương, tiền cơng làm căn cứ đóng BHXH chưa chặt chẽ làm giảm nguồn thu quỹ BHXH.
Cụ thể là Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ LĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương đối với NLĐ làm việc trong DN hoạt động theo Luật DN cho phép DN được quyền quy định các khoản phụ cấp lương hoặc áp dụng chế độ phụ cấp lương do Chính phủ quy định đối với DNNN để trả cho NLĐ. Vì thế, các DN NQD có xu hướng định ra nhiều loại phụ cấp để trốn đóng BHXH.
- Các chế tài pháp luật của mình chưa đủ mạnh để răn đe các doanh nghiệp. Điển hình như có nhiều doanh nghiệp nợ hàng tỷ đồng, khi thanh tra xuống thanh tra và xử phạt doanh nghiệp sẵn sàng nộp phạt. Bởi mức phạt chỉ vài chục triệu đồng, trong khi đó nợ đóng bảo hiểm xã hội hàng tỷ đồng. R ràng vấn đề này là bất cập trong việc thực thi
nghiệp cố tình chiếm dụng quỹ bảo hiểm xã hội chỉ bảy lăm triệu đồng thì khơng đủ sức răn đe, doanh nghiệp sẵn sàng nộp phạt để chiếm dụng.
- Việc xác định tiêu chí để khởi kiện ra t a về nợ đọng BHXH chưa thống nhất
Khoản 2 Điều 131 Luật BHXH đã có giao thẩm quyền thụ lý những vụ việc vi phạm pháp luật về BHXH cho T a án, nhưng đã khơng định r là trình tự thủ tục nào được áp dụng, mà chỉ ghi chung chung: “có quyền khởi kiện trước T a án . Và do đó, để có cơ sở cho việc áp dụng các thủ tục tố tụng hành chính để giải quyết các vụ kiện trước T a án về quyết định, hành vi của tổ chức BHXH cần phải có một văn bản hướng dẫn thi hành Luật BHXH của Chính phủ chọn một luật tố tụng cụ thể (Pháp lệnh trình tự giải quyết các vụ án hành chính) cho các bên tham gia vụ kiện. Tuy nhiên, hiện nay khơng có văn bản nào hướng dẫn cụ thể. Để giúp BHXH các địa phương trong khởi kiện DN vi phạm về BHXH, BHXH Việt Nam đã ban hành Công văn số 3434/BHXH-KT ngày 13/10/2008. Tuy nhiên, việc khởi kiện DN nợ BHXH của cơ quan BHXH c n nhiều vướng mắc:
Tính pháp lý của chứng cứ: Theo quy định tại Quyết định số 902/QĐ-BHXH, ngày 26/6/2007 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, hàng tháng cơ quan BHXH tiến hành kiểm tra, đối chiếu, xác định số người tham gia, tổng quỹ tiền lương, số tiền phải đóng, số tiền đã đóng, số tiền đóng thừa, thiếu và số tiền lãi chưa đóng, chậm đóng (nếu có) lập thành “Thơng báo kết quả đóng BHXH, BHYT (mẫu C12-TS) gửi cho đơn vị sử dụng LĐ trước ngày 10 tháng sau. Đơn vị sử dụng LĐ có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với thông báo trên của cơ quan BHXH để xác định lại trước ngày 15 tháng sau, từ ngày 15 trở đi nếu khơng có ý kiến phản hồi, thì số liệu mà cơ quan BHXH thông báo là số liệu đúng.
Với quy định như trên và thể thức văn bản của thơng báo chỉ có chữ ký bên cơ quan BHXH, nên chưa thể hiện sự thống nhất ý chí của cả 2 bên - khơng đảm bảo tính pháp lý khi khởi kiện.
Việc phối hợp thanh, kiểm tra với Thanh tra Sở LĐTBXH trên địa bàn thành phố gặp nhiều khó khăn, do số lượng cán bộ thanh tra ít, khối lượng công việc nhiều. Sau khi cơ quan BHXH kiến nghị xử phạt, thời gian chờ đợi để xử lý quá lâu, ảnh hưởng đến việc đảm bảo thời hiệu khởi kiện.
Theo quy định của Luật về tố tụng dân sự: T a án sẽ thực hiện thủ tục h a giải 2 lần để bị đơn đưa ra lộ trình trả nợ và ngun đơn có đồng ý hay khơng. Trong khi đó, quy
định cơ quan BHXH có quyền thu tiền, nhưng khơng quy định có thẩm quyền cho nợ tiền (khi một số DN nợ đọng đề nghị trả nợ dần do tình hình SXKD gặp nhiều khó khăn), nên việc h a giải khó thành. Mặt khác, nếu h a giải thành, phía cơ quan BHXH cũng có vướng mắc, vì phải đóng 50% án phí c n nếu tiếp tục kiện và thắng kiện, thì khơng phải đóng án phí.
Trong thi hành án: Sau khi bản án T a tuyên có hiệu lực pháp luật, cơ quan BHXH với tư cách nguyên đơn thắng kiện, nhưng việc thi hành án gặp rất nhiều khó khăn, kéo dài, do đơn vị sử dụng LĐ đã phá sản hoặc không c n tài sản đảm bảo cho việc thi hành án. Hạn chế củ củ tổ chức công tác quản lý đối với quản lý BHXHBB
Trong quản lý thu BHXH hiện nay c n nhiều điểm cần phải hoàn thiện, đặc biệt là sự cần thiết phải có một chế độ pháp định cụ thể làm hành lang pháp lý cho việc thực hiện thu BHXH. Theo đó các điều khoản về thu BHXH phải được thể chế hoá trong Nghị định hướng dẫn Luật BHXH của Chính phủ. Quy trình quản lý thu phải được cụ thể hố với từng khối loại hình quản lý, song mỗi khối loại hình lại có đặc thù riêng, nên những quy định chung chưa thể đáp ứng được cụ thể cho từng loại hình. Ví dụ như với khối hưởng lương từ nguồn ngân sách, hưởng lương từ sản phẩm. Như vậy vấn đề đặt ra là chúng ta phải hoàn thiện quy trình thu đối với từng khối loại hình.
Tiền lương của người lao động dùng để làm cơ sở đóng BHXH trong các đơn vị thuộc khu vực hành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức chính trị của Nhà nước vẫn căn cứ vào hệ số thang bảng lương do Nhà nước ban hành, mà không căn cứ vào thu nhập thực tế của người lao động.
Hạn chế v năng lực và đi u iện làm việc củ đội ngũ cán bộ quản lý BHXHBB
Công tác tổ chức cán bộ, cán bộ làm công tác BHXH trong ngành BHXH c n yếu và thiếu: trình độ của CBCCVC trong hệ thống BHXH nói chung c n bất cập; một bộ phận cán bộ trong ngành c n thụ động chưa thực sự năng động xuống cơ sở nắm đối tượng, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc. Phương pháp làm việc c n hạn chế, hành chính, cứng nhắc chưa đạt mục tiêu phục vụ tốt nhất cho NLĐ. Việc chuyển đổi tác phong làm việc từ hành chính, thụ động sang tác phong phục vụ c n chậm, hiệu quả chưa cao chưa đồng đều tồn ngành, có nơi c n gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT. Một số ít cán bộ c n có thái độ cửa quyền, chưa thật sự phục vụ đối tượng chu đáo, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành. Số
thích chế độ chính sách BHXH, vận động NLĐ, NSDLĐ tham gia BHXH. Đồng thời việc đơn đốc, quản lý tình hình di biến động lao động, tăng giảm quỹ tiền lương làm căn cứ trích nộp chưa được kịp thời trong khi phải hoàn thành số tiền thu BHXH lớn.
Hạn chế v phát triển đối tượng th m gi BHXHBB
Công tác dự báo c n nhiều hạn chế, nhất là dự báo biến động đối tượng tham gia BHXH khu vực dân doanh. Trong thời gian qua, BHXH huyện tuy có tổ chức nhiều hình thức điều tra, khảo sát..., phối hợp với các ngành chức năng, nhằm thống kê, nắm chắc số liệu về lao động trong độ tuổi có việc làm trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội; xu hướng vận động, phát triển của DN... trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch tổng thể để phát triển nguồn thu BHXH. Song, do triển khai thiếu đồng bộ và thiếu biên chế trực tiếp làm công tác này, nên việc dự báo không được cập nhật liên tục, độ chính xác khơng cao, ảnh hưởng nhiều đến xây dựng kế hoạch thu hằng năm cũng như kế hoạch của những năm tiếp theo; do vậy công tác thu BHXH của BHXH tỉnh, huyện c n bị động, thực tế không theo kịp với nhịp độ phát triển phong phú, đa dạng của DN.
Việc mở rộng tham gia BHXH thuộc diện bắt buộc c n nhiều bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có về nguồn lao động của huyện, nhất là đối với khối DNNQD. Nhiều DN thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa thực hiện đăng ký đóng BHXH cho NLĐ theo đúng quy định trong khi đó BHXH huyện chưa nắm được. Một số khác thì thiếu thơng tin về chính sách BHXH.
Tồn tại trốn đóng, chậm đóng, nợ đ ng é dài
Các doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh nhưng nh về quy mô và thiếu ổn định. Nhiều hộ cá thể thành lập và hoạt động trên mối quan hệ gia đình khơng ký hợp đồng lao động, khơng đăng ký sử dụng lao động; tình trạng mượn tên, thuê trụ sở tạm thời để đứng tên thành lập công ty... nên nhiều đơn vị trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội. Địa bàn huyện rộng, doanh nghiệp hoạt động theo địa chỉ gia đình, khơng treo biển dẫn đến khó khăn trong việc rà sốt, điều tra đơn vị.
Công tác tổ chức thu BHXH tại địa bàn tỉnh đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tình trạng lách luật, trốn đóng, nợ đọng BHXH bắt buộc đặc biệt là khối DNNQD diễn ra khá phổ biến. Do đó việc quản lý đối tượng tham gia và tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là rất phức tạp. Nhất là trong tình hình hiện nay nhiều DN để đảm bảo lợi ích trước mắt cố tình khai báo thơng tin lệch lạc, sai sự thật. Theo kết quả điều tra năm 2013, số nợ BHXH của các đơn vị doanh nghiệp, cơ quan lên tới 482 triệu đồng. Nhiều
đơn vị nợ đọng với số tiền lớn, lên tới hàng tỷ đồng, thời gian nợ đọng kéo dài. Ngồi ra, tình trạng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động ở các doanh nghiệp c n quá thấp so với thu nhập thực tế của họ. Hầu hết các doanh nghiệp chỉ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo mức lương cơ bản trong hợp đồng lao động.
Do nhận thức về chính sách BHXH của NLĐ và người SDLĐ chưa cao. Người SDLĐ luôn chỉ quan tâm đến mục tiêu lớn nhất là lợi nhuận. Việc đóng BHXH cho NLĐ sẽ ảnh hưởng đến nguồn chi phí của DN. Mặt khác, hoạt động sản xuất KD cũng biến động liên tục, khó kiểm sốt, doanh thu và lợi nhuận thu được lúc thấp lúc cao. Để đảm bảo lợi ích của mình, họ sẵn sàng tìm mọi cách tối đa hố lợi nhuận, tối thiểu hố chi phí, cố ý gây khó khăn, cản trở cơng tác quản lý thu của BHXH tỉnh. Nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách né tránh trách nhiệm tham gia BHXH cho NLĐ nhằm chiếm dụng vốn để kinh doanh hoặc sử dụng vào mục đích khác. Phần đông các doanh nghiệp chỉ lo lợi ích trước mắt, hoặc do hạn chế thông tin, chưa thấy hết quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với người lao động;
Trong các đơn vị ngoài quốc doanh, hoạt động của tổ chức cơng đồn chưa thật sự hiệu quả, chưa đủ khả năng đại diện, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động, mặt khác do nhu cầu việc làm và thu nhập, nhiều người lao động không dám đấu tranh với chủ doanh nghiệp về quyền được hưởng chế độ BHXH.
Cán bộ trực tiếp quản lý thu chưa có nhiều thời gian, điều kiện để thường xuyên đến với cơ sở để thu thập, nắm bắt tình hình hoạt động của đơn vị, tình hình biến động về lao động, tiền lương... Tác phong làm việc của một bộ phận cán bộ c n mang tính hành chính, thiếu tính phục vụ; trình độ chun mơn chưa thật sự đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý thu BHXH c n nhiều hạn chế, chủ yếu làm thủ công, dẫn đến xử lý thông tin, số liệu chậm, nhầm lẫn, sai sót, ảnh hưởng đến việc chỉ đạo kịp thời công tác thu...thu BHXH.
2.3.3 Nguyên nhân củ những hạn chế * Nguyên nhân khách quan
- Hệ thống luật pháp, chính sách, chế tài về thu BHXH bắt buộc ban hành chưa phù hợp với thực tế nên gây khó khăn cho cơ quan quản lý BHXH Việt Nam nói chung, BHXH huyện Hậu Lộc nói riếng. Chế tài xử phạt vẫn chưa đủ sức để răn đe. Điều vướng mắc lớn nhất trong công tác quản lý thu BHXH bắt buộc hiện nay là đối tượng tham gia rất
thu BHXH đạt hiệu quả chưa cao, c n có những lỗ hổng để đơn vị sử dụng lao động tìm cách trốn tránh trách nhiệm nộp BHXH cho người lao động. Chính vì những lý do trên mà số lượng các doanh nghiệp có số tiền nợ đọng BHXH ngày càng tăng. Trong quá trình đăng ký kinh doanh, đăng ký sử dụng lao động chưa có quy định phải đăng ký tham gia BHXH. Vì vậy, khi doanh nghiệp đi vào hoạt động thì cơ quan BHXH mới đến vận động, lúc bấy giờ chủ doanh nghiệp có đăng ký tham gia BHXH cho lao động của doanh nghiệp hay không c n tuỳ thuộc vào nhận thức của họ, chứ cơ quan BHXH khơng có thẩm quyền lập văn bản xử phạt đơn vị vi phạm pháp luật về BHXH.
- Tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện Hậu Lộc c n gặp rất nhiều khó khăn, lợi nhuận của các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa cao, nhất là ở các hợp tác xã và các hộ sản xuất kinh doanh cá thể nh , lẻ. Phần lớn doanh nghiệp chưa thích ứng kịp cơ chế thị trường, tính cạnh tranh các mặt hàng kém (giá thành cao, tiêu thụ sản phẩm chậm), làm ăn kém hiệu quả, thu nhập của người lao động thấp, doanh nghiệp khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ BHXH. Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu cho người lao động khiến mức lương đóng BHXH tăng lên khá nhiều, doanh nghiệp không xoay sở kịp. Nhiều doanh nghiệp dù đã nắm vững luật nhưng vẫn cố tình vi phạm, lách luật nhằm giảm chi phí cho cơng đoạn sản xuất, kinh doanh hoặc chiếm dụng vốn. Trong những năm gần đây khủng hoảng kinh tế kéo theo hàng loạt các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến tình trạng nợ đọng BHXH khó đ i. Đời sống nhân dân trong tỉnh c n khó khăn nhiều trường hợp do điều kiện kinh tế thu nhập của họ quá thấp nên họ chấp nhận ký với các doanh nghiệp với mức lương thấp hơn để giảm số tiền đóng BHXH.
- Đa số người lao động chưa có nhận thức đầy đủ về ý nghĩa nhân văn của chính sách BHXH nên chưa có ý thức tham gia BHXH, trong khi tổ chức đại diện cho tiếng nói của người lao động là cơng đồn thì hiện nay mới chỉ có ở rất ít doanh nghiệp và sự phối hợp với BHXH cũng chưa tốt. Nhiều người chỉ nhận thấy lợi ích trước mắt là nếu tham gia BHXH thì tiền lương, tiền cơng hàng tháng họ nhận được sẽ ít hơn nên đã khơng chủ động yêu cầu được tham gia BHXH ngay sau khi ký hợp đồng lao động.
Những người lao động có ý thức tham gia BHXH là quyền lợi chính đáng đã được quy định r trong luật BHXH nhưng ngại khơng dám đấu tranh vì nhiều lý do, lý do chủ yếu là lo sợ chủ SDLĐ sẽ đuổi việc khi đó họ phải tìm kiếm cơng việc mới, ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân và gia đình mình.
Nhiều chủ doanh nghiệp thiếu trách nhiệm, chạy theo lợi nhuận, giảm chi phí đầu vào, lợi dụng kẽ hở của luật pháp nhằm lách luật để hưởng lợi từ việc không phải mất 18% tổng quỹ lương của đơn vị để đóng BHXH cho người lao động hay cố tình trây ỳ để chiếm dụng vốn.
* Nguyên nhân chủ qu n
- Thứ nhất, Cán bộ làm công tác quản lý thu BHXH bắt buộc c n nhiều bất cập, yếu về kinh nghiệm quản lý, tác phong làm việc c n mang dư âm hành chính sự vụ, chưa bám sát cơ sở, tuyên truyền vận động c n chung chung, hiệu quả thấp. Đội ngũ cán bộ, công