L ời cảm ơn
3.2.1. Giải pháp về công tác quy hoạch phát triển khu công nghiệp
Quy hoạch là vấn đề quan trọng nhưng cũng là vấn đề phức tạp, do đó, để
hồn thiện cơng tác quy hoạch, cần thực hiện tốt một sốđiểm sau:
- Quy hoạch phát triển các KCN phải được xây dựng trên cơ sở quy hoạch phát triển KT-XH của từng vùng, từng địa bàn trong tỉnh. Trên cơ sở quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, cần có quy hoạch KCN hợp lý để đảm bảo sự phát triển hài hòa, sử dụng quỹ đất hợp lý, gắn với quy hoạch ngành nghề phù hợp với tiềm năng và năng lực thu hút đầu tư của tỉnh, hạn chếảnh hưởng đến khu dân cư và các
cơng trình xã hội khác.
- Quy hoạch KCN phải có sự gắn kết chặt chẽ với các KCN đã được thành lập, tạo nên quần thể KCN có mối liên hệ tương tác, hỗ trợ cùng phát triển. Các KCN mới được thành lập nằm trong quy hoạch tổng thểcác KCN trên địa bàn tỉnh. Có mối liên hệ chặt chẽ với các KCN đã được thành lập nhằm nâng cao khả năng
liên kết giữa các DN trong các KCN, và với bên ngoài KCN. Với khảnăng liên kết mạnh mẽ các KCN sẽ tạo nên một chỉnh thể KCN thống nhất, hỗ trợ nhau cùng phát triển, thúc đẩy sự phát triển KT- XH của địa phương.
- Quy hoạch phát triển các KCN phải gắn liền với quy hoạch phát triển khu
dân cư, khu đô thị, bảo đảm sự phát triển tương xứng giữa cơ sở hạ tầng kỹ thuật và
hạ tầng xã hội, giữa quy hoạch trong KCN và ngoài hàng rào KCN. Xây dựng
KCN, khu dân cư, khu đô thị theo quy hoạch định hướng phát triển khơng gian, mơ hình tổ chức chung với cơ cấu doanh nghiệp sản xuất cộng với hệ thống dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất với khu dân cư, nhà ở và dịch vụ thương mại, khu vui
chơi giải trí, theo đó các cơng trình kết cấu hạ tầng được thiết kế, xây dựng đáp ứng mô hình tổ chức đó.
- Quy hoach KCN phải đi trước một bước. Đây là quan điểm rất quan trọng, thể hiện tầm nhận thức của tỉnh về vai trò của công tác quy hoạch. Trên thực tế, để
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
đảm bảo chất lượng quy hoạch tỉnh đã xây dựng quy trình thẩm định, xem xét kỹ lưỡng các vấn đề liên quan. Do đó, cơng tác quy hoạch của tỉnh được đánh giá là có
chất lượng tốt, các KCN mới chủ yếu được "đưa lên đồi" nơi mà có nhiều đất xấu, khó canh tác, hiệu quả canh tác nông nghiệp thấp. Trong quy hoạch phát triển các KCN thì quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội là vô cùng quan trọng. Kết cầu hạ tầng phải tạo điều kiện, tiền đề cho môi trường KT-XH, thu hút và tiếp thu được nguồn vốn đầu tư trong và ngoài tỉnh. Xây dựng kết cấu hạ
tầng xã hội phải đồng bộ, đáp ứng nhu cầu lâu dài, trong đó vấn đề cần quan tâm
đầu tiên là nhà ở cho người lao động trong các KCN. Cho đến nay, tỉnh đã được Chính phủ phê duyệt 01 KCN ưu tiên thành lập đến năm 2025 định hướng đến năm
2025, là căn cứ quan trọng để tỉnh có hướng dành quỹđất, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cũng như chuẩn bịcác điều kiện cần thiết khác.
- Quy hoạch ngành nghề trong KCN phải phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh. Bên cạnh việc thu hút những ngành có gí trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ
cao, sử dụng ít lao động cần bố trí những ngành nghề gắn với việc kích thích sự
phát triển của các làng nghề truyền thống của tỉnh, tạo điều kiện cho hộ gia đình có thể làm gia công cho các KCN, nâng cao mối liên kết kinh tế, chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
- Quy hoạch diện tích đất cho KCN cần hợp lý, phù hợp với quỹđất của địa
phương và khả năng thu hút đầu tư. Quảng Bình là tỉnh có diện tích tự nhiên nhỏ, do vậy diện tích đất quy hoạch cho KCN cần được tính tốn kỹ lưỡng, phù hợp với quỹđất và quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương, tránh gây ảnh hưởng đến
đến quá trình phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội của địa phương. Đồng thời phải phù hợp với năng lực của chủ đầu tư về tài chính và khả năng thu hút đầu tư, tránh để xẩy ra tình trạng quy hoạch treo, gây lãng phí và phải đảm bảo nhu cầu cho phát triển KCN trong tương lai.