a. Đổi mới nội dung tuyên truyền chính trị
Tập trung vào việc tuyên truyền, phổ biến trong Đảng và trong xã hội những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, những vấn đề lý luận mới gắn với thực tiễn đang diễn ra trong xã hội, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, nhất là những vấn đề nóng bỏng, bức xúc mà nhân dân và dư luận rất quan tâm. Cần tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp sao cho thiết thực, ngắn gọn, hấp dẫn, tạo được sự say mê nghiên cứu của học sinh, sinh viên. Việc nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng phải thực sự đổi mới, thiết thực, tập trung vào những nội dung cơ bản, đặc biệt là những vấn đề mới trong Nghị quyết, không dàn trải theo tinh thần Chỉ thị 01-CT/TW của Bộ Chính trị (khố X). Trên tinh thần đó phải đổi mới từ khâu ra nghị quyết, triển khai quán triệt và học tập nghị quyết, tài liệu học tập và phương thức truyền đạt nghị quyết cần bám sát đối tượng.
Đổi mới nội dung tuyên truyền các ngày lễ, các sự kiện chính trị lớn của đất nước, nêu bật truyền thống, lịch sử vẻ vang của Đảng và dân tộc; truyền thống yêu nước và cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường của dân tộc ta. Giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ những thành tựu to lớn đáng tự hào qua hơn hai mươi năm đổi mới, những nhiệm vụ và giải pháp thực hiện hiện thắng lợi các nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Điểm mới cần đặc biệt quan tâm chú ý trong cơng tác tun truyền chính trị trước yêu cầu nhiệm vụ mới đó là: Việt Nam phải giữ được định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh mới - bối cảnh hội nhập toàn diện
trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hố, an ninh - quốc phịng... Hội nhập quốc tế toàn diện trên các lĩnh vực sẽ đặt ra những yêu cầu rất mới cho công tác tuyên truyền. Khác với các nước, Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình hội nhập sẽ tạo ra cho các thế lực thù địch những cơ hội mới để tăng cường âm mưu và hoạt động chống phá nhằm xố bỏ vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, hướng Việt Nam phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Đặc điểm này đặt chúng ta trước nhiều thách thức, khó khăn to lớn mà chúng ta phải giải quyết, làm thế nào để đất nước hội nhập và phát triển mà vẫn giữ được độc lập dân tộc, định hướng xã hội chủ nghĩa. Công tác tuyên truyền cần phải làm cho cán bộ đảng viên và nhân dân kiên định con đường đi lên xã hội chủ nghĩa, đồng thời khơi dậy tiềm năng và sự sáng tạo của nhân dân, tìm ra những giải pháp và bước đi đúng đắn trên con đường hội nhập.
Hội nhập quốc tế toàn diện trên các lĩnh vực có thể dẫn đến quyền lực chính trị của Đảng và Nhà nước thay đổi, có lợi hoặc khơng có lợi. Một mặt, quyền hạn của Nhà nước thu hẹp do một số quyền lực quan trọng phải chuyển giao cho thị trường và xã hội. Hoạt động lãnh đạo của Đảng và Nhà nước phải chịu sự theo dõi, giám sát, phản biện ngày càng tăng từ phía người dân. Mặt khác, yêu cầu dân chủ hoá xã hội, bao gồm cả dân chủ hoá hoạt động của Đảng và Nhà nước tăng lên. Người dân được tiếp thu những ảnh hưởng của nền dân chủ tiến bộ nên ngày càng nhận thức và lĩnh hội các kỹ năng thực thi quyền cơng dân, quyền con người, từ đó gia tăng nhu cầu tham gia vào các hoạt động chính trị. Thực tiễn đó u cầu Đảng và Nhà nước càng phải nâng cao năng lực lãnh đạo, củng cố và tăng cường niềm tin trong nhân dân. Như vậy, cơng tác tun truyền chính trị trong giai đoạn mới này còn phải tập trung chú trọng vào đối tượng cán bộ, đảng viên, nâng cao ý thức trách nhiệm và trình độ năng lực lãnh đạo từ mỗi đảng viên. Có như thế thì hội nhập quốc tế mới khơng làm giảm đi quyền lực lãnh đạo chính trị của Đảng và Nhà nước mà càng làm tăng thêm niềm tin chính trị của nhân dân.
b. Đổi mới nội dung tuyên truyền kinh tế
Trong bối cảnh mới cần tập trung làm rõ, tạo sự nhất trí cao về quan điểm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển mạnh mẽ lực lượng
sản xuất, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Làm rõ các mục tiêu phát triển kinh tế, gắn tuyên truyền đường lối, chính sách kinh tế với phổ biến kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất, kinh doanh. Cung cấp thơng tin, tun truyền điển hình, nhân tố mới, gợi tìm tịi, sáng tạo giúp nhân dân tự giải quyết những khó khăn để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, khai thác thị trường, tiêu thụ sản phẩm. Tuyên truyền mạnh mẽ phong trào “Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, phong trào “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” theo Thông báo số 264-TB/TW ngày 31- 7-2009 của Bộ Chính trị. Đặc biệt tuyên truyền sâu rộng các giải pháp phát triển kinh tế của đất nước, của từng địa phương, từng ngành. Chú ý phát hiện, biểu dương, bồi dưỡng, nhân rộng những mơ hình mới, những điển hình tập thể cá nhân trong lĩnh vực phát triển sản xuất.
Cũng như các nước, Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế phải thực hiện tự do hoá nền kinh tế, tức là chuyển giao một số quyền lực của nhà nước sang thị trường. Quá trình này dẫn tới việc quyền lực nhà nước có thể giảm đi nhưng sức mạnh tổng hợp của quốc gia lại tăng lên nếu nền kinh tế trở nên năng động và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, có thể xảy ra thất thốt chủ quyền trong q trình chuyển dịch nền kinh tế (ví dụ, các tập đồn xun quốc gia lớn có thể chi phối, gây ảnh hưởng đến chủ quyền; các nước khác có thể can thiệp bằng cách thuê, mượn những vùng lãnh thổ dưới hình thức đặc khu hành chính, đặc khu kinh tế, đặc khu qn sự v.v.). Trước tình đó, đổi mới nội dung tun truyền lúc này là phải làm cho nhân dân hiểu rõ được những lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của đất nước, hưởng ứng tích cực những chủ trương chính sách mới của Đảng và Nhà nước cũng như của các địa phương trong chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế.
Đổi mới nội dung tuyên truyền kinh tế cần chú ý đến đặc điểm của Việt Nam là hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện nền kinh tế ở trình độ phát triển thấp, tiềm lực kinh tế nhỏ yếu hơn các nước phát triển trung bình trong khu vực. Nền kinh tế nước ta lại đang trong quá trình hình thành cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, do vậy chúng ta gặp rất nhiều khó khăn so với các nước khác khi hội nhập kinh tế quốc tế. Thực tế từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO (đầu năm năm 2007), thời gian đầu tư tưởng của nhân dân phấn khởi, tràn đầy niềm tin, hi vọng vào những cơ hội, những chuyển biến tích
cực, đột phá. Nhưng ngay sau đó, năm 2008, chúng ta đã phải gánh chịu những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Nhiều doanh nghiệp phá sản, công nhân lao động khơng có việc làm, tăng trưởng kinh tế thấp, giá cả tăng cao… Điều này đã tác động đến tâm lý nhân dân, gây hụt hẫng, mất lịng tin, thậm chí có tư tưởng lo lắng, dao động về đường lối hội nhập kinh tế quốc tế.
Xuất phát từ kinh nghiệm đó, cơng tác tun truyền cần phân tích, đánh giá đúng tình hình, thuận lợi, khó khăn của q trình hội nhập kinh tế; tìm ra những giải pháp tích cực động viên nhân dân vững tin, vượt qua thách thức, thực hiện thành cơng lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.
c. Đổi mới nội dung tuyên truyền văn hoá
Nội dung tuyên truyền văn hoá trước hết cần tiếp tục hướng tới xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, những đặc tính của con người Việt Nam, những đặc trưng của văn hoá Việt Nam, của nếp sống văn hoá nêu trong nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khoá VIII) và được khẳng định, bổ sung trong Nghị quyết Đại hội IX. Cổ vũ, động viên nhân dân thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” sâu rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đẩy mạnh tuyên truyền cái tốt, đầy lùi cái xấu, cái tiêu cực, xây dựng lối sống văn hoá. Kiên quyết chống xu hướng thương mại hoá trong hoạt động văn hố. Xây dựng các điển hình văn hố (làng văn hố, cơ quan văn hố, đình chùa văn hố, thuyền văn hố v.v.) thật sự có tác dụng trong việc nâng cao đời sống văn hoá của nhân dân. Bài trừ những hiện tượng, hành vi lai căng, phản văn hoá.
Hội nhập quốc tế dẫn đến sự thay đổi mạnh các giá trị văn hoá truyền thống. Phân hoá và phân tầng xã hội mạnh, khoảng cách giàu nghèo, khác biệt giữa thành thị và nông thôn, chênh lệch giữa các vùng miền ngày càng tăng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định xã hội. Trật tự an tồn xã hội, suy thối mơi trường, dịch bệnh ngày càng bức xúc. Một bộ phận cán bộ đảng viên phai nhạt lý tưởng, giảm sút sức chiến đấu, tham nhũng, lãng phí. Trước tình hình đó, cần tiếp tục triển khai sâu rộng và hiệu quả Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Coi đây là một cuộc vận động văn hố có ý nghĩa lâu dài đối với sự phát triển bền vững của đất nước.
d. Đổi mới nội dung tuyên truyền quốc phòng - an ninh
Tuyên truyền những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện nhiệm vụ an ninh, quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Củng cố cơ sở chính trị vững chắc cho nền quốc phịng tồn dân, thế trận quốc phịng tồn dân và an ninh nhân dân. Tăng cường tuyên truyền truyền thống vẻ vang của quân đội nhân dân, công an nhân dân gắn với trách nhiệm xây dựng lực lượng vũ trang, bảo vệ Tổ quốc. Củng cố vững chắc mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa quân đội với nhân dân, giữa công an với nhân dân. Kết hợp vừa phê phán những yếu kém, tiêu cực trong lực lượng quân đội, công an là cần thiết, nhưng chú trọng cổ vũ, động viên xây dựng, nâng cao uy tín của lực lượng vũ trang, làm tăng niềm tin của nhân dân vào lực lượng vũ trang nhân dân, nhất là đối với công an. Xây dựng quân đội nhân dân và cơng an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Tích cực tun truyền dưới nhiều hình thức để nhân dân nhận rõ chiến lược “diễn biến hồ bình” kết hợp bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Giải thích rõ quan điểm mới về “đối tượng”, “đối tác” và trong cơng tác tun truyền miệng, giải thích rõ những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, đứng đầu là nhà cầm quyền Mỹ đối với nước ta.
Nội dung tuyên truyền mới trong giai đoạn này là phản ánh những hợp tác quốc tế của Việt Nam trên các mặt: đối thoại chiến lược; hoạt động phối hợp quốc tế về tuần tra trên biển; tìm kiếm cứu nạn chống khủng bố; những hoạt động của Việt Nam tham gia vào các lực lượng gìn giữ hồ bình của Liên hợp quốc; các chiến dịch cứu trợ nhân đạo quốc tế; tham gia tập trận chung với các lực lượng vũ trang của các nước. Giải thích cho cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ được ý nghĩa của những hoạt động đó và vị trí, vai trò của Việt Nam trong lĩnh vực hội nhập quốc tế về an ninh quốc phòng.
Một vấn đề đáng chú ý trong tuyên truyền an ninh quốc, phịng đó là mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, giữa Việt Nam và Mỹ. Việt Nam và Trung Quốc đã có mối quan hệ lịch sử và truyền thống. Trong xu thế tồn cầu hố và hội nhập quốc tế, Trung Quốc cũng đã thực hiện đường lối cải cách, mở cửa và thu được những thành cơng lớn. Chính sách cải cách, mở cửa của Trung Quốc đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến
trật tự thế giới, đến cục diện chính trị thế giới, đến quyền lực và an ninh khu vực châu á - Thái Bình Dương cũng như trên tồn thế giới. Đối với quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, công tác tuyên truyền của chúng ta cần tiếp tục làm rõ quan điểm: “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Bên cạnh đó, cần phải tuyên truyền để nâng cao tinh thần cảnh giác trước những nguy cơ tiềm ẩn, những khó khăn mà Trung Quốc gây ra cho Việt Nam trên tinh thần không làm ảnh hưởng tới quan hệ ngoại giao giữa hai nước, giữ vững mơi trường hồ bình, hữu nghị, hợp tác để phát triển.
Về mối quan hệ với Mỹ, gần đây xuất hiện tư tưởng tôn sùng, đề cao Mỹ và lãng quên quá khứ. Đây là vấn đề tư tưởng mới rất đáng quan tâm. Công tác tuyên truyền cần làm cho mọi người, nhất là thế hệ trẻ nhận rõ bản chất đối tượng, đối tác trong quan hệ với Mỹ; nhận rõ âm mưu lâu dài của Mỹ đối với Việt Nam là thông qua hợp tác kinh tế để làm thay đổi chế độ chính trị, xố bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, áp đặt một thể chế chính trị mới đi theo con đường tư bản chủ nghĩa và lệ thuộc Mỹ.
e. Đổi mới nội dung tuyên truyền đối ngoại
Đẩy mạnh hơn công tác tuyên truyền đối ngoại theo hướng tăng cường thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình đất nước, quan điểm và thái độ của Việt Nam với các vấn đề quốc tế và khu vực ra nước ngoài, chú ý đến các đối tượng, vùng trọng tâm, trọng điểm. Tăng cường tuyên truyền về đường lối đối ngoại mở rộng, đa phương hoá, đa dạng hoá theo tinh thần Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hồ bình, độc lập và phát triển. Đa dạng hố các hoạt động thơng tin đối ngoại, đặc biệt là những vấn đề chính trị nhạy cảm, như: dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ quốc tế và hơn 3 triệu kiều bào ở nước ngoài. Phân hoá và làm giảm sự chống đối của các thế lực thù địch và phản động bên ngoài. Đồng thời mở rộng hợp tác về công tác tuyên truyền với một số đảng cộng sản và công nhân, nhân dân yêu chuộng hồ bình trên thế giới.
Nghị quyết Đại hội X của Đảng đặt vấn đề, củng cố và phát triển quan hệ hợp tác song phương, tin cậy với các đối tác chiến lược. Trong q trình hội nhập quốc tế, cơng tác tuyên truyền cần tiếp tục khẳng định và làm rõ quan điểm này của Đảng; xác định
chiến lược ngoại giao với từng đối tác; giải thích cho cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy được đường lối ngoại giao của Việt Nam với Trung Quốc, với Mỹ và các đối tác lớn khác; nhận thức đúng những tồn tại, kết quả và thành tích của nước ta trên lĩnh vực ngoại giao.