Cộng sản Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế hiện nay
Một là, công tác tuyên truyền của Đảng phải nắm chắc đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước; bám sát thực tiễn; chủ động và sáng tạo trong mọi tình huống; vững vàng và nhạy bén trước mọi biến cố phức tạp.
Đây là bài học kinh nghiệm rất quan trọng, khơng chỉ có ý nghĩa trong những năm qua mà còn mang ý nghĩa lâu dài và cấp thiết đối với công tác tuyên truyền. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tình hình trong nước và quốc tế ln tiềm ẩn những diễn biến phức tạp, khó lường, tác động nhanh và rộng đến tư tưởng cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Công tác tun truyền có bám sát tình hình kinh tế, văn hố, chính trị, xã hội
của đất nước, nắm vững tư tưởng nhân dân mới kịp thời giải thích những chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước, góp phần giải quyết các vấn đề bức xúc nảy sinh trong cuộc sống, tạo sự thống nhất cao trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân.
Hơn nữa, công tác tuyên truyền của Đảng cần phải chủ động và đi trước một bước trong việc định hướng thơng tin, định hướng “chương trình nghị sự” của quá trình tuyên truyền của tồn bộ hệ thống chính trị. Sự chủ động, sáng tạo và nhạy bén của công tác tuyên truyền của Đảng trở thành một yêu cầu, một nội dung của quá trình chủ động hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay.
Hai là, công tác tuyên truyền từ Trung ương đến cơ sở cần tranh thủ tốt sự lãnh
đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp uỷ đảng; chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền lâu dài và đột xuất; triển khai tuyên truyền đồng bộ và toàn diện trong các cấp, các ngành; xác định nhiệm vụ thường xuyên và trọng tâm trong chỉ đạo thực hiện.
Công tác tuyên truyền ln giữ vị trí đi trước trong mọi hoạt động lãnh đạo của Đảng. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước có đi vào cuộc sống hay không, trước tiên phải bắt đầu bằng công tác tuyên truyền. Ban tuyên giáo các cấp cần chủ động đề xuất nội dung, chương trình cơng tác với các cấp uỷ đảng. Tham mưu, đề xuất cấp uỷ quan tâm chỉ đạo, kịp thời ban hành chỉ thị, nghị quyết chỉ đạo công tác tuyên truyền, nhất là trong những tình huống phức tạp, trước những biến cố khó lường. Ban hành quy chế, quy định phối hợp triển khai công tác tuyên truyền giữa các cấp, các ngành.
Ba là, đẩy mạnh đổi mới nội dung và phương thức tuyên truyền, kết hợp định
hướng, chỉ đạo với xử lý thông tin phản hồi; hướng mạnh về cơ sở, tập trung cho vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Hội nhập quốc tế đưa lại những nhân tố tác động rất mới đối với cơng tác tun truyền, địi hỏi chúng ta phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa nội dung và phương thức tuyên truyền. Những đổi mới trong thời gian qua đã đem lại hiệu quả tích cực và là những kinh nghiệm quý cho công tác tuyên truyền, nhất là trong việc triển khai chủ trương, chính sách mới và giải quyết bức xúc của nhân dân. Kết hợp chặt chẽ giữa chỉ đạo, định hướng thông tin với việc lắng nghe, trao đổi, xử lý thông tin và tiếp nhận những
sáng kiến, đề xuất, đánh giá từ cơ sở. Gắn bó với cơ sở, nhất là những vùng có khó khăn, phát hiện kịp thời những vấn đề vướng mắc để đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền phục vụ cơ sở là điều kiện đảm bảo cho cơng tác tun truyền có sức thuyết phục, hiệu quả.
Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, công tác tuyên truyền của Đảng không chỉ dừng lại một chiều - đưa thơng tin, thậm chí áp đặt thơng tin cho quần chúng, cho xã hội, mà cịn phải tạo điều kiện để có được thơng tin phản hồi, tiếp nhận thông tin phản hồi và xử lý nó với thái độ tận tuỵ, cầu thị và có trách nhiệm.
Bốn là, phát huy sức mạnh tổng hợp của tồn ngành tun giáo, của tồn bộ hệ thống
chính trị và của các tầng lớp nhân dân trong công tác tuyên truyền.
Cơng tác tun truyền là của tồn Đảng, tồn dân như Hồ Chí Minh khẳng định: “Chẳng những các người phụ trách tuyên truyền, những người viết báo, viết sách, những người nghệ sĩ là người tuyên truyền, mà tất cả cán bộ, tất cả đảng viên, hễ những người có tiếp xúc với dân chúng đều là người tuyên truyền của Đảng” [60, tr.31]. Luận điểm này, chẳng những được thực tiễn công tác tuyên truyền của Đảng chứng minh trong hơn 79 năm qua, mà còn tiếp tục soi sáng trong giai đoạn hội nhập sâu và toàn diện tới đây. Quần chúng nhân dân là chủ thể của hội nhập quốc tế, vì thế, chủ trương hội nhập của Đảng, Nhà nước có trở thành hiện thực hay khơng phụ thuộc vào chính sự tham gia hưởng ứng của nhân dân. Quần chúng nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự hướng dẫn trực tiếp của ngành tuyên giáo sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp trong tuyên truyền.
Những năm qua, nhận thức rõ vai trị, vị trí quan trọng của cơng tác tun truyền, các ban, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị đã quan tâm xây dựng bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền. Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với ban tuyên giáo các cấp triển khai chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; xây dựng chương trình phối hợp tuyên truyền triển khai nhiệm vụ của các ngành, các cấp. Do đó, cơng tác tun truyền của Đảng được triển khai sâu rộng với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Đặc biệt, vào dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước và trước những sự kiện chính trị, văn hoá, xã hội lớn của quốc tế tổ chức tại Việt Nam, công tác tuyên truyền đã tạo được dấu ấn sâu đậm, tác động sâu sắc đến đông đảo nhân dân trong nước, người Việt Nam ở
nước ngoài và bạn bè quốc tế. Đây là bài học quý để tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền của Đảng trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Hơn bao giờ hết, công tác tuyên truyền cần được xác định là công việc của tồn bộ hệ thống chính trị, của tồn Đảng, tồn dân, tồn qn. Ngành tun giáo và những người làm cơng tác tun truyền của Đảng giữ vị trí nịng cột, là hạt nhân, là người hướng dẫn, tổ chức, cịn lực lượng tun truyền chính là tồn dân, tồn xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.
Năm là, thường xuyên chăm lo xây dựng củng cố tổ chức và phát triển đội ngũ
cán bộ tuyên truyền; đổi mới cơ chế, chính sách, đầu tư cơ sở vật chất đối với công tác tuyên truyền của Đảng.
Tổ chức và cán bộ luôn là những khâu quan trọng và quyết định chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền của Đảng. Thực tiễn vừa qua cho thấy, ở đâu cấp uỷ quan tâm chỉ đạo, ban tuyên giáo chủ động đề xuất, trên tinh thần khách quan, khoa học, thì nơi đó có bộ máy, cán bộ tốt, có điều kiện cơ sở vật chất tốt để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nơi nào thiếu quan tâm, chỉ đạo thì bộ máy bất cập, cán bộ hẫng hụt, cơ sở vật chất lạc hậu, thiếu thốn. Trước yêu cầu ngày càng cao đối với công tác tuyên truyền trong bối cảnh hội nhập, bộ máy, cán bộ cần phải được quan tâm đúng mức, tương xứng với vai trị vị trí “đi trước, mở đường” của nó. Cần có chế độ chính sách đãi ngộ đối với cơng tác tun truyền với tính chất “đặc biệt” của nó. Có cơ chế chính sách đầu tư thoả đáng về cơ sở vật chất, phương tiện hiện đại cho cơng tác tun truyền thì mới đảm bảo đủ sức mạnh cho công tác tuyên truyền của Đảng thắng lợi trong bối cảnh đầy khó khăn phức tạp trên lĩnh vực tư tưởng. Những kinh nghiệm mà các nhà tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc đã tổng kết “Một đài phát thanh cũng có thể bình định xong một đất nước”, “Một đơla chi cho tun truyền có tác dụng ngang với năm đơla chi cho quốc phịng” rất đáng để chúng ta suy nghĩ.
Sáu là, tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra của ban tuyên giáo các cấp; đẩy
mạnh nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn công tác tuyên truyền của Đảng.
Ban tuyên giáo các cấp cần tăng cường công tác chỉ đạo kết hợp với thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời những vướng mắc nảy sinh từ cơ sở. Đồng thời kiểm tra phát
hiện những mơ hình mới, điển hình tiên tiến để cổ vũ, biểu dương, nhân rộng. Kiểm tra, nắm vững tình hình tư tưởng nhân dân, tình hình thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước để kịp thời tham mưu đề xuất với cấp uỷ và định hướng tuyên truyền. Cần chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch nghiên cứu, lý luận và tổng kết thực tiễn công tác tuyên truyền. Xu hướng tồn cầu hố và hội nhập quốc tế, đã và đang tác động nhanh, mạnh đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và tác động trực tiếp đến cơng tác tun truyền nói nói riêng, địi hỏi Đảng ta cần có tổng kết thực tiễn, xây dựng chủ trương, quyết sách cho công tác tuyên truyền trước yêu cầu mới.