Quá trình tồn cầu hố vận động ngày càng phức tạp, vừa hướng tới xác lập một thế giới như một chỉnh thể thống nhất, công bằng, nhưng vừa bị chủ nghĩa tư bản lợi dụng, chi phối, với mục tiêu là thiết lập các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trên phạm vi tồn cầu. Trong bối cảnh đó, cục diện thế giới ngày càng đan xen giữa hợp tác chặt chẽ và đấu tranh quyết liệt trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hố, khoa học cơng nghệ, an ninh, quốc phòng v.v.. Những nhân tố bất ổn định do chiến tranh, xung đột vũ trang, dân tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố, ly khai, tranh chấp chủ quyền giữa các quốc gia, dân tộc đã và đang ảnh hưởng xấu đến an ninh và đời sống của cộng đồng quốc tế, gây tâm trạng lo lắng trong nhân dân ta.
Các thế lực thù địch trong và ngoài nước ngày càng tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước ta, tinh vi, xảo quyệt và quyết liệt hơn. Chúng tiếp tục đẩy mạnh thực hiện âm mưu “diễn biến hồ bình” kết hợp gây bạo loạn lật đổ. Chúng xác định, tấn công trên mặt trận tư tưởng là “mũi đột phá” hòng làm tan rã niềm tin, gây hỗn loạn về tư tưởng và lý
luận, gây chia rẽ, nghi ngờ giữa Đảng với nhân dân, tạo ra khoảng trống về tư tưởng, tiến tới xoá bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa.
Chính các nhà tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc đã tổng kết “một đài phát thanh cũng có thể bình định xong một đất nước”; “một đơla chi cho tuyên truyền có tác dụng ngang với năm đơla chi cho quốc phịng”... Do vậy, chính cựu tổng thống Mỹ R.Níchxơn đã nhiều lần nhắc lại trong cuốn sách Năm 1999
- chiến thắng không cần chiến tranh rằng, mặt trận tư tưởng là mặt trận quyết
định nhất; và rằng, tồn bộ vũ khí của chúng ta, các hoạt động mậu dịch, viện trợ, quan hệ kinh tế sẽ không đi đến đâu nếu chúng ta thất bại trên mặt trận tư tưởng…” [5, tr.28].
Các thế lực thù địch ở bên ngoài ra sức cấu kết với các phần tử cơ hội chính trị trong nước tăng cường viết và phát tán tài liệu đưa ra những luận điệu, quan điểm sai trái phản bác những vấn đề lý luận cơ bản của cách mạng Việt Nam như: phủ định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phủ nhận mục tiêu, lý tưởng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, công khai hô hào đi theo con đường tư bản chủ nghĩa; phủ định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, bôi nhọ lãnh đạo cấp cao; xuyên tạc, vu cáo lịch sử và đòi lật án. Chúng tăng cường đầu tư, phát triển các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền chống phá Việt Nam: "Hiện nay có 53 đài phát thanh và truyền hình có chương trình Việt ngữ và một số tiếng dân tộc thiểu số (năm 2003 có thêm 2 đài phát thanh mới là “Đài Nhà nước Đêga” và “Đài Vàngpao”), hơn 40 nhà xuất bản, trên 370 tờ báo, tạp chí phản động" [5, tr.39]. Chúng sử dụng triệt để mạng internet và tăng cường phát triển các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngồi, lên tới khoảng 700 tổ chức, nhóm để chống phá Việt Nam.
Trên thế giới, cuộc đấu tranh giữa hệ tư tưởng vô sản và hệ tư tưởng tư sản ngày càng khó khăn và phức tạp hơn. Hiện nay có khoảng 136 đảng cộng sản và công nhân đang hoạt động ở 88 nước, trong đó có 5 đảng đang trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước mình (Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Cộng sản Cuba, Đảng Lao động Triều Tiên, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào). Mặc dù có những bước phục hồi rõ rệt, nhưng đảng cộng sản và cơng
nhân quốc tế đang gặp nhiều khó khăn. Thực lực các đảng cịn yếu, khó phát triển đảng viên, thiếu nguồn tài chính và phương tiện hoạt động. Mơi trường hoạt động chính trị của các đảng ngày càng khốc liệt do chính sách chống cộng của chính quyền và do sự cạnh tranh của các lực lượng chính trị - xã hội khơng phải cộng sản ở nhiều nước. Trong khi đó, nhiều nước tư bản đã thể hiện ưu thế vượt trội cả về tiềm lực kinh tế, chính trị, qn sự, an ninh, quốc phịng và an sinh xã hội v.v.. Thực tiễn đó ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác tun truyền hiện nay.
Vấn đề quan tâm ở đây là, công tác tuyên truyền của Đảng phải làm thế nào để quần chúng nhân dân nhận thức đúng tình hình quốc tế, để xác định tư tưởng vững vàng trong hội nhập. Công tác tuyên truyền phải tạo được thế chủ động và mở rộng hội nhập vì mục tiêu của Đảng, của dân tộc, chứ không phải để bị động, lúng túng dẫn đến đóng cửa hay hạn chế hội nhập quốc tế.