Công tác tuyên truyền phần lớn mới tập trung phản ánh và xử lý những vấn đề có tính thời sự, chưa tập trung vào tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị một cách quy mơ, bài bản, nhất là tun truyền nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Chưa nghiên cứu một cách tổng thể và đầy đủ diễn biến tâm trạng các đối tượng cũng như các khuynh hướng tư tưởng mới, để đề ra nội dung, nhiệm vụ tuyên truyền phù hợp. Việc tuyên truyền các nghị quyết, chỉ thị của Đảng chưa thường xuyên, chưa chú trọng đổi mới khâu quán triệt, học tập nên vẫn còn một số nơi, nhất là ở cơ sở, chưa coi trọng đúng mức việc học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng. Việc tuyên truyền hoạt động các ngày lễ lớn còn tản mạn, chưa đi vào các sự kiện trọng điểm, chưa chú trọng đổi mới các hình thức tuyên truyền, hiệu quả chưa cao. Thời gian qua có tình trạng tổ chức q nhiều cuộc thi ở nhiều ngành, đoàn thể và địa phương nên hiệu quả tuyên truyền chưa thiết thực, gây tốn kém, lãng phí. Tun truyền điển hình tiên tiến thiếu sức hấp dẫn, thuyết phục, mới chỉ tập trung tuyên truyền về bản thân điển hình tiên tiến, chưa chú trọng việc tổng kết để nhân rộng điển hình. Đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái còn thụ động, “chạy theo sự kiện”, còn thiếu nhiều căn cứ lý luận và thực tiễn nên chưa đủ sức thuyết phục, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống cán bộ tư tưởng và các nhà khoa học vào cuộc đấu tranh này.
Trong công tác tuyên truyền gần đây xuất hiện biểu hiện khơng bình thường và đáng lo ngại. Đó là tun truyền theo kiểu áp đặt, chưa chú ý đến lắng nghe và đối thoại; nói khơng đi đơi với làm, nói những điều mà chính người đi tun truyền cịn chưa “thơng”. Nhiều cán bộ tuyên truyền còn thiếu gương mẫu. Mặc dù điều này đã được Hồ Chí Minh cảnh báo từ lâu: “Nếu đảng viên tư tưởng và hành động khơng nhất trí, thì khác nào một mớ cắt rời “trống đánh xi, kèn thổi ngược”. Như vậy, thì khơng thể lãnh đạo quần chúng, không thể làm cách mạng” [64, tr.288].
Phương châm của công tác tuyên truyền là gắn tuyên truyền, giải thích lý thuyết với việc minh hoạ bằng những những ví dụ trong thực tiễn. Nhưng, tiếc thay, lý thuyết thì rất hay, ai cũng hiểu, cũng thơng, nhưng nhìn vào thực tiễn cịn khơng ít những tiêu cực, bức xúc. Cơng tác tun truyền có lúc, có nơi xa rời thực tiễn, dẫn đến tư tưởng nhân dân hồi nghi, dao động, niềm tin chính trị giảm sút và thiếu bền vững. Theo báo cáo kết quả
điều tra dư luận xã hội về “xây dựng đội ngũ trí thức trong tình hình mới” của Ban Tuyên giáo Trung ương (tháng 4-2008), khi hỏi về tâm trạng đối với hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam, có 37% hài lịng; 35% ít hài lịng; 18% khơng hài lịng; 10% khó trả lời. Chỉ có 34% tán thành ý kiến “Chủ nghĩa xã hội là con đường duy nhất sớm đưa Việt Nam tiến tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.