a. Đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền miệng
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 15-11-2007 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới. Tăng cường hơn nữa cơng tác chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra, cung cấp tài liệu và hướng dẫn hoạt động theo chức năng đối với đội ngũ báo cáo viên của cấp uỷ ở các bộ, ban, ngành và địa phương. Tập trung xây dựng mạng lưới báo cáo viên ở cơ sở, bảo đảm sự hoạt động thống nhất của hệ thống báo cáo viên từ Trung ương đến cơ sở, làm cho những thông tin về thời sự đến được từng gia đình, từng người dân.
Kịp thời tổ chức thông tin và định hướng thông tin cho người nghe về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hố, khoa học, đối ngoại v.v.. Nội dung tuyên truyền phải luôn luôn được đổi mới, bổ sung, phù hợp với mỗi giai đoạn, đối tượng, gắn với yêu cầu của đối tượng. Nội dung đổi mới công tác tuyên truyền miệng phải bám sát các văn kiện, nghị quyết, chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, những sự kiện chính trị quan trọng ở trong nước và quốc tế để chủ động xây dựng kế hoạch và chương trình hoạt động hằng năm gắn với những thời điểm lịch sử và những sự kiện đột xuất. Nâng cao chất lượng thông tin theo hướng kết hợp vừa có thơng tin thời sự, vừa có báo cáo chuyên đề đi sâu vào những vấn đề lý luận cơ bản, có căn cứ thực tiễn, lập luận chặt chẽ. Thông báo quán triệt kịp thời những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, cung cấp kịp thời những thông tin định hướng quan trọng, kết hợp với việc mở rộng, đa dạng hố các nội dung thơng tin đáp ứng yêu cầu của từng loại đối tượng.
Về đổi mới phương thức tuyên truyền miệng, cần phải củng cố và duy trì thường xun chế độ thơng tin định kỳ cho báo cáo viên, vừa tổ chức hội nghị tại Trung ương vừa tổ chức hội nghị luân phiên ở các địa phương, tạo thành nền nếp cung cấp thông tin thông suốt, hướng mạnh về cơ sở, nhất là nông thôn và miền núi. Đẩy mạnh thông tin hai
chiều theo hướng dân chủ hố, tăng cường đối thoại, khơng áp đặt, một chiều, mà phải khách quan, đúng sự thật và sự thật phải lựa chọn thời điểm công bố phù hợp đảm bảo hiệu quả tuyên truyền cao. Thông qua nhiều hình thức phong phú, đa dạng để đưa thơng tin vào các đối tượng khác nhau, như thơng qua hoạt động của các đồn thể nhân dân, các câu lạc bộ v.v. để mở rộng hoạt động tuyên truyền miệng. Kết hợp thông tin tuyên truyền miệng với việc cung cấp các tài liệu, tư liệu, băng ghi âm, ghi hình, giúp người nghe có thơng tin nhanh, phong phú, hấp dẫn.
Tích cực đổi mới con người và phương tiện của công tác tuyên truyền miệng. Báo cáo viên, tuyên truyền viên giữ vai trò quyết định, song phương tiện hiện đại và đầy đủ sẽ nâng cao hiệu quả tuyên truyền miệng. Vì vậy phải tổ chức xây dựng lại đội ngũ báo cáo viên, lựa chọn những người có đủ phẩm chất, năng lực, thay thế những người không đủ tiêu chuẩn. Vừa chú trọng nâng cao chất lượng, vừa mở rộng đội ngũ sao cho cấp nào, ngành nào, nơi nào cũng có báo cáo viên hoạt động. Chú trọng xây dựng đội ngũ báo cáo viên ở Trung ương và đội ngũ cộng tác viên là những cán bộ lãnh đạo, các chuyên gia giỏi ở các bộ, ban, ngành Trung ương phục vụ cho hoạt động báo cáo viên. Thường xuyên tập huấn và bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực nghiệp vụ cho báo cáo viên. Hàng năm tổng kết rút kinh nghiệm và tăng cường tham quan thực tế, học tập kinh nghiệm hay. Nâng cấp cơ sở vật chất và hiện đại hoá các phương tiện hoạt động cho hệ thống các ban tuyên giáo, các trung tâm thông tin (hội trường, câu lạc bộ, xe ơ tơ, trang thiết bị truyền hình, in ấn v.v.) và trang bị các phương tiện hoạt động cho báo cáo viên.
b. Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các loại hình báo chí
Theo Luật Báo chí của nước ta, có 4 loại hình báo chí: báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử. Báo chí là cơng cụ truyền bá thông tin cho công chúng rộng rãi, công cụ dự báo, công cụ truyền bá và sáng tạo ra văn hố, thoả mãn nhu cầu giải trí của xã hội. Báo chí là lực lượng quan trọng trong hệ thống chính trị, là cơng cụ sắc bén của Đảng và Nhà nước ta trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá.
Trong thời gian tới, báo chí cần phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục triệt để những tồn tại yếu kém để thực hiện tốt vai trị tun truyền của mình, tập trung vào 2 nhiệm vụ chính. Một là: thông tin nhanh nhạy đầy đủ, đúng định hướng mọi diễn
biến của đời sống xã hội trong nước và tình hình thế giới. Hai là: đấu tranh, phản bác có hiệu quả những quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.
Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả các loại hình báo chí cần tập trung vào hai nhóm sau:
Các cơ quan quản lý báo chí, cơ quan chủ quản báo chí cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc Thông báo Kết luận số 162-TB/TW ngày 1-12-2004 của Bộ Chính trị. Rà sốt, bổ sung, thống nhất lại quy chế phối hợp, phân định trách nhiệm, quyền hạn giữa các cơ quan lãnh đạo, cơ quan chủ quản báo chí từ Trung ương xuống địa phương. Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương xây dựng quy chế hoạt động của tổ chức đảng trong cơ quan báo chí, đảm bảo vai trị lãnh đạo của Đảng đối với công tác thông tin. Phối hợp với các cơ quan chức năng, với Hội Nhà báo Việt Nam trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, nghiệp vụ cũng như trình độ chính trị cho đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên nhằm nhanh chóng nâng cao trình độ chính trị, chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ người làm báo, để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Tăng cường chỉ đạo các cơ quan chức năng và thực hiện nghiêm túc việc bổ nhiệm các vị trí quan trọng trong các cơ quan báo chí, kiên quyết không bổ nhiệm những người không đủ tiêu chuẩn vào các chức danh tổng biên tập, phó tổng biên tập. Tập trung chỉ đạo hoạt động của các phương tiện tuyên truyền, nhất là về những vấn đề quan trọng, nhạy cảm. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm sai phạm của các cơ quan báo chí và các nhà báo, phóng viên, biên tập viên báo chí.
Các cơ quan báo chí cần thực hiện phương châm tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng là kết hợp tốt giữa xây và chống, trong đó xây là chủ yếu. Kết hợp tuyên truyền chung và tuyên truyền theo chuyên đề, tuyên truyền thường xuyên và tuyên truyền theo từng đợt tập trung. Phối hợp các hình thức và nội dung tuyên truyền trên các phương tiện thơng tin đại chúng, đảm bảo tính định hướng chung đồng thời đa dạng, phong phú, hấp dẫn. Đào tạo đội ngũ phóng viên vừa có trình độ lý luận, phẩm chất chính trị vừa vững vàng chun mơn nghiệp vụ. Thường xuyên giáo dục, nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho phóng viên. Củng cố tổ chức đảng, tổ chức quần chúng trong các cơ
quan báo chí. Chú trọng bồi dưỡng kết nạp đảng viên mới, coi trọng cả số lượng và chất lượng đảng viên.
Sử dụng và nâng cao hiệu quả mạng internet phục vụ công tác tuyên truyền của Đảng. Mạng internet được đưa vào sử dụng tại Việt Nam từ năm 1997, nhưng mới qua hơn 10 năm, đã có hơn 20% dân số truy cập mạng internet, là một trong những nước đạt mức cao. Mặc dù có những mặt tiêu cực do ảnh hưởng của thông tin xấu, nhưng mạng internet đã tạo ra môi trường thuận lợi trong việc đáp ứng quyền tự do ngôn luận, báo chí, tự do thơng tin ở Việt Nam. Và chính nó cũng đặt ra những yêu cầu cao hơn trong công tác tuyên truyền của Đảng để đáp ứng với yêu cầu hội nhập. Hiện nay ta cũng đã có 88 tờ báo điện tử, hàng nghìn trang thơng tin điện tử, 20 nhà cung cấp dịch vụ internet. Thơng tin trên mạng có tác động trực tiếp, mạnh mẽ, nhanh chóng đến các tầng lớp nhân dân, trong đó có nhiều thơng tin của các thế lực thù địch, phản động nhằm chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ ta. Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, chúng ta không thể ngăn cấm được thông tin trên mạng. Thực tế vừa qua có nhiều thơng tin xấu vẫn tồn tại trên mạng, và có thơng tin xấu mới xuất hiện thì lại lan truyền rất nhanh chóng. Do đó, chúng ta phải nhanh chóng xây dựng những kênh thông tin trên mạng để đấu tranh trực diện, liên tục với thông tin xấu, đồng thời thực hành tuyên truyền một cách nhanh chóng hiệu quả. Để làm được điều này, cần có chiến lược đầu tư cơng nghệ thơng tin, đào tạo nguồn lực con người giỏi công nghệ thông tin, tinh thông nghiệp vụ tuyên truyền và thu hút đội ngũ chuyên gia giỏi trên mọi lĩnh vực tham gia vào công tác đấu tranh trên mạng. Các cơ quan chức năng cần phải tăng cường quản lý thông tin trên mạng internet, đồng thời triệt để sử dụng iternet phục vụ cho công tác tuyên truyền của Đảng. Xây dựng những kênh thông tin trên môi trường mạng vừa tin cậy đối với Đảng, Nhà nước, vừa thân thiện với cộng đồng mạng để thông tin tuyên truyền trên mạng một cách nhanh nhạy, hiệu quả.
c. Tăng cường sử dụng các loại hình văn hố - văn nghệ trong tun truyền
Có nhiều phương thức tuyên truyền, nhưng có thể nói, văn hố - văn nghệ giữ vị trí hàng đầu, bởi lẽ, mục tiêu của tuyên truyền là đưa được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đến với người dân. Đồng thời thông qua tuyên
truyền nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Khi chủ trương, đường lối của Đảng, thông qua lao động sáng tạo của văn nghệ sĩ thăng hoa thành những tác phẩm văn hố, văn nghệ sẽ có ý nghĩa tuyên truyền sâu rộng và sức sống lâu bền. Hồ Chí Minh ln đề cao vai trị của văn hố đối với tun truyền: “Văn hố có liên hệ với chính trị rất mật thiết. Phải làm thế nào cho văn hoá vào sâu trong tâm lý quốc dân, nghĩa là văn hoá phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ” [54, tr.126]. Người nói: “Văn hố phải soi đường cho quốc dân đi” [54, tr.126]; “Nhiệm vụ của người cán bộ văn hoá là phải dùng văn hoá để tuyên truyền cho việc cần kiệm xây dựng Nhà nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội” [65, tr.59].
Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) đã khẳng định quan điểm cơ bản: “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là động lực, vừa là mục tiêu phát triển kinh tế xã hội”. Hiện nay nước ta có một hệ thống thiết chế văn hoá - văn nghệ rất lớn bao gồm các cơ quan báo chí - xuất bản, nhà bảo tàng, triển lãm, đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, thư viện, phòng đọc, trung tâm văn hố thơng tin, cơ sở in và đơn vị phát hành sách nhà nước... Những thiết chế văn hố - văn nghệ đó cùng với đội ngũ văn nghệ sĩ đơng đảo đã góp phần đưa thơng tin đến người dân một cách nhanh chóng, hấp dẫn, tác động trực diện tâm tư tình cảm của người dân.
Trong công tác tuyên truyền, cần phát huy triệt để vai trị của tất cả các loại hình văn hố - văn nghệ sau: loại hình văn chương (gồm văn xi, thơ ca); loại hình thơng tin (triển lãm, quảng cáo, thơng tin cổ động); loại hình báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử); loại hình xuất bản (sách viết, sách điện tử, băng đĩa, tranh ảnh, lịch, in, phát hành); loại hình văn hố (theo nghĩa hẹp: bảo tồn, bảo tàng, thư viện, nhà truyền thống, tín ngưỡng, tập tục, ẩm thực v.v.); loại hình nghệ thuật biểu diễn (kịch, tuồng, chèo, ca múa nhạc, văn nghệ quần chúng, lễ hội, nhiếp ảnh v.v.).
Hiện nay nước ta đang xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, do đó, đã và đang xuất hiện một thị trường văn hoá tác động mạnh mẽ vào đời sống tinh thần nhân dân. Việc sử dụng các loại hình văn hố trong nền kinh tế thị trường cần phải đảm bảo hài hồ giữa lợi ích tun truyền chính trị với lợi ích kinh tế. Các cơ quan chức năng cần phải tăng cường công tác chỉ đạo,