độ chính sách đối với cơng tác tun truyền, sự lạc hậu của các phương tiện tuyên truyền của Đảng
Về bộ máy tổ chức, các ban tham mưu của Đảng cơ bản ổn định. Riêng Ban Tuyên giáo Trung ương hiện nay, với tên gọi đầu tiên là Ban Tuyên truyền cổ động, trải qua 79 năm đã có nhiều lần nhập, tách, đổi tên. Theo đó, chức năng, nhiệm vụ, bộ máy, cán bộ cũng thay đổi bổ sung, gây khơng ít khó khăn. Nhưng khó khăn nhất vẫn là chưa có hướng dẫn của Trung ương về thành lập ban tuyên giáo cơ sở. Nhiều năm qua, cơ quan tuyên giáo đã nhiều lần kiến nghị có 1 định biên và bộ máy tuyên giáo cơ sở, song vẫn chưa được thực hiện. Tuy nhiên, do yêu cầu thực tiễn, mặc dù Trung ương chưa có chủ trương, nhưng nhiều địa phương đã thành lập ban tuyên giáo cấp xã, có cán bộ chuyên trách hưởng lương, để triển khai hoạt động tuyên giáo ở cơ sở.
Công tác tư tưởng được coi là một lĩnh vực hoạt động đặc biệt, bởi đối tượng của nó là ý thức con người, là hệ tư tưởng xã hội. Nếu theo lý thuyết đó, thì người làm cơng tác tư tưởng phải được đào tạo theo những tiêu chí của một nghề đặc biệt. Nhưng trong thực tiễn, thì cán bộ tuyên giáo hầu hết được điều động từ các ngành khác về mà thiếu sự đào tạo một cách chuyên nghiệp. Hiện nay, có nhiều ngành có trường đào tạo cán bộ như: Học viện Thanh thiếu niên, Trường cán bộ Phụ nữ, Trường cán bộ Hội Nông dân,
Trường đại học Công đồn, Trường cán bộ Thanh tra v.v. nhưng chưa có trường đào tạo cán bộ tuyên giáo. Trên thực tế, có Học viện Báo chí và Tun truyền, nhưng cơng tác đào tạo lại độc lập, chưa gắn kết chặt chẽ với thực tiễn đào tạo bồi dưỡng cán bộ của hệ thống tuyên giáo các cấp. Chính vì vậy, sinh viên tốt nghiệp Học viện về cơng tác tại cơ quan tuyên giáo cũng khó tiếp cận ngay với cơng việc. Mặt khác, cán bộ ở các ban tun giáo có thực tiễn thì lại thiếu phần cơ sở lý luận. Thực trạng đó làm cho cán bộ tuyên giáo tác nghiệp rất khó khăn, trừ một số ít vừa được đào tạo chun mơn, vừa có thiên bẩm làm cơng tác tuyên giáo. Không những thế, việc thu hút cán bộ có trình độ, chun mơn, nghiệp vụ cao về công tác tại cơ quan tuyên giáo gặp rất nhiều khó khăn, do khơng
có chế độ chính sách đãi ngộ. Thơng thường, việc tuyển chọn cán bộ về cơ quan tuyên giáo việc đầu tiên được đặt ra là “nói được”, “viết được” chưa kể, để trở thành cán bộ tuyên truyền còn cần rất nhiều yếu tố, như năng khiếu nói, phẩm chất đạo đức tốt, bản thân gia đình phải gương mẫu, nhưng khơng có chế độ chính sách đãi ngộ.
Đội ngũ cán bộ của Ban Tun giáo Trung ương trình độ học vấn cịn hạn chế: tiến sĩ, thạc sĩ 26%; đại học, cao đẳng 55%. Đáng chú ý, trình độ lý luận chính trị cử nhân và cao cấp rất thấp chỉ đạt 40,8% [7, tr.696]. Đây là đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu cho Đảng về công tác tư tưởng và trực tiếp truyền bá hệ tư tưởng vô sản, lẽ ra phải được đào tạo đảm bảo cơ bản có trình độ lý luận chính trị cử nhân và cao cấp nhưng con số 40,8 % quả thật còn quá thấp so với yêu cầu. Số còn lại, 50,2% cán bộ chưa được đào tạo trình độ lý luận cao cấp và cử nhân chính trị sẽ gặp khơng ít khó khăn trong cơng tác, khó có thể tun truyền có tính thuyết phục về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đội ngũ cán bộ cấp tỉnh chỉ có 62% được đánh giá là có trình độ học vấn được đào tạo phù hợp với công tác tuyên giáo. Con số này ở cấp huyện chỉ chiếm 44%, cấp xã 11,25% [7, tr.697-698-701].
Cùng với sự bất cập, yếu kém về tổ chức, cán bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện hoạt động của cán bộ tuyên giáo còn lạc hậu, thiếu thốn. Ngay ở Ban Tuyên giáo Trung ương, cơ quan đầu não cung cấp và chỉ đạo tun truyền thì hệ thống máy vi tính vừa thiếu, vừa lạc hậu. Các phương tiện phục vụ cho nghiệp vụ tuyên truyền như máy ảnh, máy ghi âm, camera, laptop, được coi là xa xỉ đối với cán bộ tuyên giáo. Chưa kể kỹ năng sử dụng cơng nghệ thơng tin của cán bộ tun giáo cịn thua xa cán bộ khối nhà nước.
* Nguyên nhân của hạn chế và yếu kém
Nhận thức của cấp uỷ đảng, chính quyền, các ngành, các cấp về vai trị, vị trí của cơng tác tun truyền cịn hạn chế, chưa thấy hết được vị trí đi trước và sức mạnh của công tác tuyên truyền. Việc quan tâm chỉ đạo, đầu tư nguồn lực cho công tác này chưa đúng tầm với vai trị, vị trí quan trọng của nó. Thậm chí có biểu hiện cịn coi nhẹ cơng tác tuyên truyền. Có nhiều hoạt động lớn (như đại hội của tổ chức Đảng, đồn thể…) thường
chỉ coi trọng cơng tác tổ chức, công tác hậu cần, phục vụ, mà chưa coi trọng cơng tác tun truyền (có thể có đủ cả các tiểu ban tổ chức, hậu cần v.v. nhưng tiểu ban tuyên truyền thì ít được nghĩ tới hoặc lồng ghép vào các tiểu ban). Công tác quản lý xã hội, quản lý kinh tế, xây dựng Đảng cịn khơng ít yếu kém, khuyết điểm. Mặt trái của kinh tế thị trường xuất hiện nhiều vấn đề phức tạp gây khó khăn cho cơng tác tuyên truyền. Sự phối hợp giữa các lĩnh vực công tác tuyên truyền có tiến bộ, nhưng cịn thiếu đồng bộ, chưa huy động được sức mạnh tổng hợp, nên có lúc, có nơi cịn thụ động trong cách giải quyết. Sự chống phá của các thế lực thù địch ngày càng gia tăng, thông qua nhiều thủ đoạn tinh vi, phương tiện mới, như: internet, điện thoại di động, blog, truyền hình vệ tinh v.v.. Nguồn kinh phí phục vụ cho tun truyền, nhìn chung được cấp từ ngân sách chi thường xuyên, do nhận thức của cán bộ phụ trách tài chính khơng thấy hết được vai trị, vị trí của cơng tác tun truyền, cho nên khơng có cơ chế chính sách đặc thù phục vụ cơng tác này. Trình độ, năng lực cán bộ tuyên truyền chưa đáp ứng được yêu cầu, nặng về giáo điều mà thiếu kiến thức thực tiễn trong nước cũng như nước ngoài. Trong khi cán bộ khối nhà nước, khối kinh tế thường xuyên đi nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm với nước ngồi, tiếp cận với tình hình mới, thì cán bộ tuyên truyền, cơ bản nghiên cứu tài liệu, kinh điển, với phương thức, phương tiện cũ rích, sáo mịn. Bộ máy tổ chức cịn nhiều bất cập, những kiến nghị, đề xuất từ thực tiễn chưa được quan tâm giải quyết kịp thời.