Đảng đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế
Trước yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, tổ chức và cán bộ làm công tác tuyên giáo ngày càng được củng cố kiện toàn từ Trung ương đến cơ sở. Ngày 11-4-2007, Bộ Chính trị ra Quyết định số 44- QĐ/TW về hợp nhất Ban Khoa giáo Trung ương và Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương thành Ban Tuyên giáo Trung ương. Ngày 28-8-2008, Bộ Chính trị ra quyết định số 80- QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy Ban Tuyên giáo Trung ương gồm 20 đơn vị: Văn phòng Ban; Văn phịng Hội đồng Lý luận, phê bình, văn học, nghệ thuật Trung ương; Trung tâm Nghiên cứu Khoa học, nghiệp vụ và tư liệu; Trung tâm Thơng tin
cơng tác tun giáo; Tạp chí Tun giáo; Tạp chí Thơng tin đối ngoại; Cơ quan thường trực tại Thành phố Hồ Chí Minh; Cơ quan Thường trực tại Thành phố Đà Nẵng; Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội; Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam; Vụ Tuyên truyền; Vụ Tổng hợp; Vụ Văn hố - Văn nghệ; Vụ Báo chí - Xuất bản; Vụ Tổ chức và Cán bộ; Vụ Lý luận chính trị; Vụ Thơng tin đối ngoại và Hợp tác quốc tế; Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Vụ Giáo dục và Đào tạo; Vụ các vấn đề xã hội. Đội ngũ cán bộ Ban Tuyên giáo Trung ương hiện có hơn 300 người, trong đó: giáo sư, phó giáo sư - 4,6%; tiến sĩ, thạc sĩ - 26%; đại học, cao đẳng - 55%. Trình độ lý luận chính trị cử nhân và cao cấp - 40,8% [7, tr.693].
Tổ chức ban tun giáo cấp tỉnh được kiện tồn, trung bình có từ 22 đến 25 cán bộ; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 46 cán bộ, cơ cấu 5 đến 7 phịng
chun mơn, do đồng chí uỷ viên ban thường vụ tỉnh, thành uỷ làm trưởng ban. Đáng chú ý, theo tinh thần Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 15-10-2007 của Ban Bí thư Trung ương về “Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới”, 48/63 tỉnh, thành phố đã thành lập Trung tâm thông tin công tác tuyên giáo, 6 tỉnh thành lập phịng Thơng tin cơng tác tun giáo. Đảng uỷ khối các cơ quan Trung ương, Đảng uỷ khối doanh nghiệp Trung ương thành lập Trung tâm bồi dưỡng chính trị. Đó là cơ sở, là điều kiện thuận lợi để tổ chức các hoạt động tuyên truyền. Đội ngũ cán bộ ban tun giáo cấp tỉnh có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ - 9,24%; đại học - 70,91%; cao đẳng - 3,79%; trong đó cán bộ có trình độ lý luận chính trị cử nhân và cao cấp - 52,36% [7, tr.694].
Ban tuyên giáo cấp huyện có từ 3 - 6 cán bộ, do đồng chí uỷ viên ban thường vụ huyện uỷ làm trưởng ban. Trình độ học vấn tiến sĩ, thạc sĩ - 3,42%; đại học - 76,02%; cao đẳng - 5,7 %. Trình độ lý luận chính trị cử nhân và cao cấp - 52,91 % [7, tr.694].
Mơ hình ban tun giáo cấp xã đã và đang được kiện tồn. Tính đến ngày tháng 7- 2008, cả nước có 42 tỉnh, thành phố đã thành lập được ban tuyên giáo cấp xã, trong đó có 5.645 cán bộ chun trách, cịn lại là kiệm nhiệm. Đây là bước phát triển mới về tổ chức bộ máy cán bộ tuyên giáo. Hiện nay, Trung ương chưa có quy định về bộ máy, tổ chức và cán bộ đối với ban tuyên giáo cấp xã. Nhưng xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, các
tỉnh, các huyện đã chủ trương bố trí bộ máy, cán bộ, cấp lương cho cán bộ ban tuyên giáo cấp xã. Đây là điều kiện quan trọng, tạo thuận lợi cho công tác tun giáo nói chung và cơng tác tuyên truyền nói riêng đi sâu đi sát cơ sở.