quản lý, sáng tác, biểu diễn cần có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận, chun mơn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho anh em văn nghệ sĩ. Các cơ quan quản lý nhà nước các cấp nghiên cứu bổ sung, ban hành cơ chế chính sách động viên khuyến khích hoạt động văn hố - văn nghệ, đồng thời tăng cường quản lý, kiểm tra, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật trên lĩnh vực văn hoá - văn nghệ. Các cơ quan sáng tác, biểu diễn, các văn nghệ sĩ cần bám sát thực tiễn, hướng mạnh về cơ sở, vừa phục vụ nhân dân, vừa phản ánh thực tiễn cuộc sống phong phú, sinh động của nhân dân trong các sáng tác của mình.
3.2.1.4. Nhóm giải pháp về tổ chức và cán bộ làm công tác tuyên truyền củaĐảng Đảng
a. Kiện tồn tổ chức bộ máy làm cơng tác tuyên truyền
Công tác tuyên truyền là nhiệm vụ của tồn Đảng, tồn hệ thống chính trị nhưng có đội ngũ và lực lượng chuyên trách, chuyên môn của các cơ quan Đảng nhà nước, đoàn thể nhân dân. Trong bối cảnh hội nhập, cần tổ chức bộ máy và các lực lượng tuyên truyền với quy mô như sau:
Hệ thống tuyên truyền của Đảng, bao gồm: các cấp uỷ đảng (với cương vị là người lãnh đạo, chỉ đạo và trực tiếp làm công tác tuyên truyền); hệ thống ban tuyên giáo của các cấp uỷ (là cơ quan chuyên môn); và đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của các cấp uỷ.
Hệ thống tun truyền của các đồn thể nhân dân trong đó nổi bật là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và 5 tổ chức chính trị - xã hội.
Hệ thống báo cáo viên, tuyên truyền viên của các ngành kinh tế - xã hội, các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp.
Hệ thống báo cáo viên, tuyên truyền viên của các lực lượng vũ trang. Hệ thống các cơ quan thơng tin đại chúng, báo chí, xuất bản.
Hệ thống các hội, các đơn vị sáng tạo và hoạt động văn học - nghệ thuật. Hệ thống các cơ quan chuyên ngành thực hiện tuyên truyền đối ngoại.
Các hệ thống cơ quan, lực lượng tuyên truyền trên cần được kiện toàn, củng cố từ Trung ương đến cơ sở, đặc biệt coi trọng việc kiện toàn, củng cố ở cấp cơ sở. Kiện toàn đồng bộ các hệ thống nêu trên, song cần thiết và cấp bách là kiện toàn hệ thống ban tuyên giáo của các cấp uỷ đảng.
Đối với cấp uỷ đảng, cần xác định rõ hơn vai trị trực tiếp làm cơng tác tun truyền. Lâu nay, ở nhiều nơi còn nhận thức chưa đầy đủ, cho rằng đó là nhiệm vụ của ban tuyên giáo. Cần phải nhận thức lại cho đầy đủ, rõ hơn vai trò của cấp uỷ vừa trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo vừa trực tiếp làm cơng tác tun truyền. Từ đó, Đảng phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lựa chọn những người am hiểu chun mơn, nghiệp vụ tun truyền, có trình độ lý luận, phẩm chất chính trị và có khả năng tuyên truyền, vận động, thuyết phục để bầu vào cấp uỷ.
Đối với ban tuyên giáo các cấp, bộ phận tham mưu và trực tiếp triển khai công tác tuyên truyền ở cấp Trung ương là Vụ Tun truyền, ở cấp tỉnh có phịng tun truyền. Cấp huyện, biên chế ít nên khơng có phịng chun mơn mà có cán bộ phụ trách. Đây là những đơn vị chun mơn có vai trị rất quan trọng trong việc tham mưu về công tác tuyên truyền, cần được quan tâm bố trí đủ cán bộ, có trình độ, năng lực, kinh nghiệm đủ sức gánh vác công việc. Bên cạnh đội ngũ này, ở các cấp, các ngành cần có đủ bộ máy, đội ngũ làm cơng tác tuyên truyền, được đào tạo chuyên nghiệp.
Cần phải chính thức cơng nhận bộ máy, hoạt động của ban tuyên giáo cấp xã. Từ lâu, ban tuyên giáo các cấp đã đề nghị cho thành lập ban tuyên giáo cấp xã, nhưng chưa được chấp nhận. Tuy nhiên, do yêu cầu thực tiễn hầu hết các tỉnh (45/63 đơn vị) đã thành lập ban tuyên giáo cấp xã. Đề nghị Đảng cho chủ trương tổng kết đánh giá và thừa nhận mơ hình này, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuyên truyền đến sâu, rộng với cơ sở và đến với từng đối tượng.
b. Coi trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tuyên truyền của Đảng
Công tác tuyên truyền là một hoạt động xã hội đặc biệt, bởi đối tượng tác động ở đây là ý thức con người. Trong bối cảnh tồn cầu hố và hội nhập, ý thức con người phải chịu tác động của rất nhiều luồng tư tưởng, rất nhiều thông tin vừa đa dạng phong phú, vừa biến động khôn lường. Cán bộ làm công tác tuyên truyền, cũng như cán bộ làm công
tác tham mưu ở các ban Đảng cần phải có những tiêu chuẩn chung như: có trình độ lý luận và phẩm chất chính trị, có trình độ chun mơn, nghiệp vụ. Ngồi ra, cán bộ tuyên truyền cần có thêm những tiêu chuẩn riêng sau:
Có phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng, gương mẫu. Nếu khơng có phẩm chất đạo đức trong sáng thì làm tun truyền khó có sức thuyết phục, thậm chí cịn phản tun truyền.
Nắm vững nguyên lý tuyên truyền, nhạy bén chính trị, tư duy mạch lạc, diễn đạt rõ ràng, nói lưu lốt, có sức truyền cảm.
Đây là những tiêu chuẩn rất cần thiết của người làm tuyên truyền, vì nhiệm vụ của cơng tác tun truyền là nói để người ta hiểu và làm theo. Nếu người đi tuyên truyền mà khơng thể nói cho người ta hiểu được, hoặc người nghe “hiểu” nhưng nhìn thấy chính người đi tun truyền khơng thực hiện thì khơng thể làm cho họ “làm theo” được.
Vì vậy, người làm cơng tác tuyên truyền, trước hết phải hiểu, tin và làm theo chính điều mình cần phải tun truyền thì người nghe mới tin và làm theo. Nói tóm lại, người làm cơng tác tuyên truyền phải có niềm tin mãnh liệt, có tình cảm cháy bỏng thì làm tun truyền mới có hiệu quả. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã từng có những bài thơ, bài hát như một lời hiệu triệu có sức cổ vũ, động viên mạnh mẽ quần chúng. Nhưng hiện nay, đã xuất hiện tình trạng “nói khơng đi đơi với làm”, “nói một đằng, làm một nẻo” hoặc người tuyên truyền phải tuyên truyền những điều mà chính mình cịn hồi nghi. Nếu khơng khắc phục tình trạng này thì hiệu quả cơng tác tuyên truyền sẽ giảm sút.
Chính vì vậy, phải bắt đầu từ cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tuyên truyền. Trước hết, cán bộ tuyên truyền cần được bồi dưỡng theo những tiêu chuẩn chung của người cán bộ làm công tác tham mưu ở các ban Đảng. Ngoài ra cần chú ý một số giải pháp sau:
* Về đào tạo cán bộ: Ban Tuyên giáo Trung ương cần phối hợp với Học viện Báo chí và Tuyên truyền có kế hoạch đào tạo sinh viên chun ngành cơng tác tuyên truyền. Cần có chỉ tiêu cụ thể cho mỗi khố đào tạo, trong đó chia làm 2 đối tượng:
Một là, đối tượng dự thi theo kế hoạch tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
Hai là, đối tượng đào tạo theo cử tuyển của hệ thống tuyên giáo các cấp. Đối
tượng này đảm bảo 3 tiêu chí cử tuyển sau: có khả năng nói và viết tốt; ưu tiên vùng sâu, vùng xa và con em dân tộc thiểu số; sau khi ra trường được nhận về công tác tại hệ thống tuyên giáo các cấp.
* Về tuyển dụng cán bộ: Hiện nay, hầu hết cán bộ làm công tác tuyên truyền được
đào tạo từ rất nhiều chuyên ngành, kể cả khoa học xã hội - nhân văn và khoa học tự nhiên, mà không được đào tạo chuyên sâu về chuyên ngành công tác tuyên truyền. Để khắc phục, cần có kế hoạch tuyển dụng cán bộ về làm cơng tác tun truyền từ hai nguồn sau:
Cần có quy chế tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành công tác tuyên truyền của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Đối tượng này nếu tuyển dụng vào Ban Tuyên giáo Trung ương thì phải đưa đi đào tạo ở ban tuyên giáo cấp tỉnh, nếu tuyển dụng cho ban tuyên giáo cấp tỉnh phải đưa đi đào tạo tại ban tuyên giáo cấp huyện. Thời gian đi đào tạo từ 2-3 năm. Việc này liên quan đến nhiều cấp, nên Ban Tuyên giáo Trung ương nên có quy chế chung, áp dụng trong tồn quốc, cơng khai rộng rãi.
Nên điều động cán bộ có năng lực về làm cơng tác tun truyền tại ban tuyên giáo các cấp. Trong thực tiễn, có nhiều người khơng được đào tạo chun ngành cơng tác tun truyền, nhưng nhờ có khả năng thiên bẩm, được rèn luyện qua thực tiễn nên làm cơng tác tun truyền có sức thuyết phục tốt. Cần tiếp tục tìm kiếm, phát hiện, điều động cán bộ như thế về làm công tác tuyên truyền. Tuy nhiên, cần bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho đối tượng này, kết hợp với khả năng thực tiễn và năng khiếu thiên bẩm, họ sẽ trở thành những cán bộ tuyên truyền xuất sắc. Ban Tuyên giáo Trung ương cần phối hợp với Học viện Báo chí và Tun truyền có kế hoạch và chương trình đào tạo thường xuyên những cán bộ mới được điều động về cơ quan tuyên giáo.
* Về bồi dưỡng cán bộ: Cán bộ làm công tác tuyên truyền nhất thiết phải được bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ công tác tuyên truyền. Ban Tuyên giáo Trung ương cần phối hợp với Học viện Báo chí và Tun truyền có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên
cho cán bộ trực tiếp làm công tác tuyên truyền và cán bộ làm cơng tác tun giáo nói chung. Cần có chương trình bồi dưỡng riêng cho từng đối tượng khác nhau. Phân rõ các đối tượng cần đào tạo: cấp lãnh đạo, cấp chuyên viên, người đã công tác lâu năm trong ngành, người mới vào ngành v.v.. Mỗi đối tượng cần có chương trình đào tạo riêng, phù hợp. Lâu nay, Ban tuyên giáo Trung ương có tổ chức một số lớp tập huấn nghiệp vụ, nhưng chưa phân rõ đối tượng. Cách làm này cần được cải tiến, nội dung tập huấn phải phù hợp với từng loại đối tượng, hiệu quả mới cao. Một đồng chí mới được điều động về làm trưởng ban tuyên giáo cấp tỉnh, thì nhu cầu tập huấn chun mơn, nghiệp vụ sẽ rất khác với một đồng chí đã làm từ 1 nhiệm kỳ trở lên.
Về công tác đào tạo cán bộ tuyên truyền, cần tham khảo và học tập những điểm tiến bộ trong công tác đào tạo người truyền giáo của các tơn giáo.
* Có chế độ chính sách ưu đãi cán bộ tun truyền
Cần thiết có chính sách ưu đãi mới thu hút được cán bộ tốt về công tác tại ngành. Chỉ so sánh trong các ban đảng, cán bộ uỷ ban kiểm tra có phụ cấp riêng, trong khi ban tun giáo khơng có phụ cấp riêng. Về quy hoạch, đào tạo, trong khi phó ban tổ chức, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra thường được cơ cấu cứng tham gia cấp uỷ, cịn phó ban tun giáo thì khơng thuộc cơ cấu cứng. Do đó, vừa khó khăn trong cơng tác chỉ đạo tun truyền, vừa khơng có cơ hội phát triển lên vị trí cao hơn. Vì vậy, Đảng cần có chủ trương chung, cơ cấu phó ban tuyên giáo phụ trách tun truyền tham gia cấp uỷ.
Có chính sách đãi ngộ, coi công tác tuyên truyền là một nghề “đặc biệt” và có chính sách ưu đãi, phụ cấp nghề nghiệp bằng hoặc cao hơn nghề dạy học. Có như vậy mới khuyến khích được người tài về lĩnh vực cơng tác “đặc biệt” này.
3.2.2. Kiến nghị