Kết quả TGA của vật liệu từ CSTN, BR và một số blend CSTN/BR

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phối hợp phụ gia nano để nâng cao tính năng cơ lý, kỹ thuật cho vật liệu cao su thiên nhiên và một số blend của nó (Trang 93 - 157)

Qua bảng 3.13 cho thấy, khi phối trộn tạo thành blend CSTN/BR, nhiệt độ bắt đầu phân hủy của blend là 301oC, nhiệt độ phân hủy mạnh 1 là 370,6oC (tương ứng với nhiệt độ của CSTN) và nhiệt độ phân hủy mạnh 2 là 438,1oC (tương ứng với nhiệt độ của BR). Rõ ràng, độ bền nhiệt của blend CSTN/BR nằm giữa độ bền nhiệt của từng cao su đơn lẻ (CSTN và BR). Khi có NS hoặc NSTESPT, độ bền nhiệt của blend CSTN/BR đã tăng lên, khi mà nhiệt độ bắt đầu phân hủy và nhiệt độ phân hủy mạnh 1 có xu hướng tăng lên. Điều này là do bởi tác dụng che chắn của phụ gia gia cường vô cơ là nanosilica [65].

Qua hình ảnh FESEM bề mặt cắt của các vật liệu cao su nanocompozit trên cơ sở blend CSTN/BR (hình 3.23) cũng cho thấy, vật liệu CSTN/BR/NS (hình 3.23a) có các hạt NS với kích thước trong khoảng 100 – 200 nm, phân tán tương đối đồng đều,

mặc dù vẫn có chỗ chưa được đồng nhất do cịn có các hạt NS kích thước lớn; cịn vật liệu CSTN/BR/NSTESPT (hình 3.23b) có các hạt NSTESPT kích thước dưới 100 nm, phân tán đều đặn hơn hẳn, điều này là do NSTESPT có tương tác với nền cao su cũng tốt hơn so với NS.

Hình 3.23. Ảnh FESEM bề mặt cắt các mẫu vật liệu ((a) CSTN/BR/NS và (b)

CSTN/BR/NSTESPT)

Điều này được giải thích là do các hạt NS có tính ưa nước, trên bề mặt có nhiều nhóm hydroxyl (-OH) và năng lượng trên bề mặt lớn nên các hạt NS ln có xu hướng kết tụ tạo thành hạt lớn, dẫn đến khả năng phân tán trong nền cao su sẽ kém. Với NSTESPT, bề mặt của hạt NS trở nên kỵ nước hơn nên làm giảm khả năng tạo thành tập hợp lớn, các hạt kích thước nhỏ tách rời nhau. Các cầu kết nối TESPT trên bề mặt NS giúp liên kết NSTESPT – phân tử cao su tạo thành mạng lưới bền vững, chặt chẽ hơn. Chính điều đó đã giúp vật liệu sử dụng NSTESPT có tính chất cơ học và tính chất nhiệt được cải thiện tốt hơn so với vật liệu sử dụng NS. Điều này cũng phù hợp với kết quả đã đưa ra trong bảng 3.12 và 3.13 ở trên.

3.3.3. Nghiên cứu chế tạo vật liệu cao su nanocompozit trên cơ sở blend của CSTN/BR bằng cách phối hợp nanosilica và các phụ gia khác CSTN/BR bằng cách phối hợp nanosilica và các phụ gia khác

3.3.3.1. Ảnh hưởng của hàm lượng than đen phối hợp tới tính chất cơ lý của vật liệu blend CSTN/BR blend CSTN/BR

Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiếp tục tiến hành khảo sát hàm lượng phụ gia là than đen ảnh hưởng đến các tính chất cơ học của vật liệu nanocompozit trên cơ sở blend CSTN/BR được gia cường 12pkl NSTESPT. Ở đây, quy trình cơng nghệ chế tạo vật liệu và các thành phần phụ gia khác không đổi, khảo sát hàm lượng than đen thay đổi từ 0 đến 40pkl. Kết quả khảo sát hàm lượng than đen được trình bày

trong bảng 3.14 và hình 3.24.

Bảng 3.14. Hàm lượng than đen phối hợp với NSTESPT ảnh hưởng đến tính chất cơ

học của vật liệu nanocompozit trên cơ sở blend CSTN/BR

Hình 3.24. Hàm lượng than đen ảnh hưởng đến độ bền kéo khi đứt và độ dãn dài khi

đứt của vật liệu trên cơ sở blend CSTN/BR

Qua bảng 3.14 và hình 3.24 cho thấy, khi tăng hàm lượng than đen, độ bền kéo khi đứt của vật liệu có xu hướng tăng lên và đạt giá trị cao nhất tại hàm lượng là 25 pkl. Nếu tăng tiếp hàm lượng than đen (> 25pkl) thì độ bền kéo khi đứt của vật liệu có xu hướng giảm nhẹ. Rõ ràng, khi hàm lượng than đen tăng lên, độ bền kéo khi đứt của vật liệu có sự dao động lên và xuống qua giá trị 25pkl, kết quả giá trị độ mài mòn của vật liệu cũng dao động xuống và lên khá tương đồng như vậy; nhưng

riêng độ dãn dài khi đứt ln có xu hướng giảm; với độ dãn dư và độ cứng của vật liệu lại có xu hướng tăng lên, song mức độ tăng hay giảm các giá trị là khá nhỏ.

Điều này được giải thích rằng, khi hàm lượng than đen dưới mức thích hợp (< 25pkl), vật liệu có cấu trúc chặt chẽ và đều đặn hơn là do than đen và phụ gia gia cường phân tán đồng đều, đồng nhất hơn trong nền cao su, hình thành mạng lưới phụ gia – cao su đan xen và chặt chẽ, giúp làm tăng các tính chất cơ học của vật liệu. Tuy nhiên, với hàm lượng than đen tăng lên vượt quá 25pkl, lượng than đen dư làm cho vật liệu kém bền chặt và kém linh động nên vật liệu trở nên cứng hơn; vì lý do đó độ cứng, độ dãn dư của vật liệu có xu hướng tăng lên, trong khi độ dãn dài khi đứt của vật liệu giảm xuống là như vậy, nhưng ở hàm lượng dưới 25 pkl thì hiệu ứng ảnh hưởng này được hạn chế hơn do phụ gia phân tán đồng đều trong nền cao su hơn. Rõ ràng, khi vượt quá hàm lượng thích hợp, tính chất kéo của vật liệu có sự thay đổi. Từ những kết quả nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn hàm lượng than đen 25 pkl phối hợp với 12 pkl NSTESPT để gia cường cho vật liệu blend CSTN/BR.

3.3.3.2. Ảnh hưởng của phụ gia D01 tới tính chất cơ lý của vật liệu

Để tăng cường khả năng phân bố và tăng tương tác giữa NS với các phân tử cao su trong nền cao su blend CSTN/BR, tác nhân kết nối silan là bis(3- trietoxysilylpropyl) tetrasulphit đã được sử dụng ở phần trên. Ngoài ra, để giảm độ nhớt cho hệ cao su cũng như tăng khả năng phân tán và tương tác giữa các cấu tử, đồng thời để tăng độ dãn dài khi đứt và độ bền mài mòn của vật liệu, một chất tương hợp từ dầu thực vật đã được đề cập đến trong nghiên cứu này, đó là dầu trẩu (trong nghiên cứu gọi là tác nhân D01), và được sử dụng với hàm lượng 2% so với cao su [134]. Dầu trẩu là dầu thực vật, thuộc loại dầu khô (nghĩa là tạo được màng tốt, tương tự như dầu hạt điều, dầu gai,…). Khả năng khô của dầu phụ thuộc vào số lượng của axit béo không no cấu thành lên (đây là bản chất hóa học của dầu), được xác định thơng qua chỉ số iơt. Do đó, dầu khơ được định nghĩa là loại dầu có chứa nhiều axit béo khơng no, trong phân tử axit có nhiều nối đơi, có chỉ số iơt nằm trong khoảng 130 – 200. Dầu trẩu có thành phần chủ yếu là các axit béo khơng no, trong đó axit α-eleostearic (80,0%), axit oleic (12,5%), một số axit no (khoảng 5,0%),… Dầu trẩu (tác nhân D01) được sử dụng như là một chất tương hợp (hay chất trợ phân tán). Trong phân tử axit α-eleostearic có 3 liên kết C=C liên hợp như hình 3.25.

Hình 3.25. Cấu tạo của axit α-eleostearic

Trong nghiên cứu này, quy trình cơng nghệ chế tạo vật liệu và các thành phần phụ gia khác không đổi, sử dụng các phụ gia nano với hàm lượng NSTESPT 12 pkl, than đen 25 pkl, bổ sung thêm 2% D01. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tác nhân D01 được thể hiện trong bảng 3.15.

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của D01 tới tính chất cơ học của vật liệu trên cơ sở

CSTN/BR gia cường NSTESPT và than đen

Từ kết quả bảng 3.15 ở trên cho thấy, khi có thêm tác nhân D01 (2%), các tính chất cơ học của vật liệu đã được cải thiện, trong đó độ bền kéo khi đứt đạt 20,01 MPa (tăng 4,2 % so với vật liệu CSTN/BR/NSTESPT/CB). Điều này có thể giải thích, vì D01 có khối lượng phân tử thấp, D01 vừa có khả năng hịa trộn than đen vừa có thể phối trộn tốt vào nền CSTN/BR và giúp giảm bớt độ nhớt của hệ cao su, làm cho các cấu tử phân tán dễ dàng vào nền cao su hơn; đồng thời D01 cũng giống như một chất hóa dẻo (làm cho độ cứng của vật liệu giảm xuống); hơn nữa D01 sẽ nằm trên bề mặt phân pha giữa các cấu tử, vừa làm cầu nối trung gian để liên kết các cấu tử không tương hợp với nhau nên D01 có tác dụng như một chất hoạt động bề mặt.

Hơn nữa, trong phân tử của axit α-eleostearic có nhiều nối đơi, càng dễ tham gia vào q trình đồng lưu hóa với nền CSTN/BR. Nhờ đó làm cho cấu trúc của vật liệu chặt chẽ và đều đặn hơn, tăng tương tác giữa các cấu tử trong vật liệu, dẫn tới tính chất cơ học của vật liệu tăng lên, nhất là độ bền mài mòn của vật liệu. Những

kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả của các tác giả [134] đã công bố.

Hình 3.26. Hình ảnh FESEM bề mặt cắt các mẫu vật liệu

(a) CSTN/BR/NSTESPT/CB và (b) CSTN/BR/NSTESPT/CB/D01

Qua hình ảnh (FESEM) bề mặt cắt của các vật liệu cũng cho thấy, với mẫu vật liệu có tác nhân D01, các hạt gia cường (NSTESPT và than đen) phân tán đều đặn, bề mặt mịn hơn (hình 3.26b); trong khi đó ở mẫu khơng có D01 (hình 3.26a) các hạt NSTESPT và than đen phân tán kém hơn và có xuất hiện tập hợp hạt kích thước khá lớn, bề mặt gồ ghề. Qua hình 3.26b cho thấy, khi có D01, CSTN và BR dễ tương hợp nhau hơn vì bề mặt cắt của vật liệu blend hầu như khơng thấy sự phân pha giữa CSTN và BR. Chính vì vậy, khi sử dụng thêm tác nhân D01, tính chất cơ học của vật liệu nanocompozit trên cơ sơ blend CSTN/BR được cải thiện hơn.

3.3.3.3. Ảnh hưởng của hàm lượng ống nano carbon (CNT) phối hợp tới tính chất cơ lý của vật liệu blend CSTN/BR cơ lý của vật liệu blend CSTN/BR

Trong các nghiên cứu ở trên, hàm lượng gia cường phối hợp thích hợp cho blend CSTN/BR (75/25) đã được xác định là 12 pkl NSTESPT và 25 pkl CB. Vì vậy, trong nghiên cứu này chúng tơi giữ ngun thành phần gia cường này, bổ sung 2% tác nhân D01 để tăng khả năng phân tán phụ gia gia cường cũng như tăng khả năng tương hợp của 2 cao su, và giữ nguyên các điều kiện gia công, chỉ thay đổi hàm lượng CNT để khảo sát. Mặt khác, trên cơ sở những kết quả của các tác giả khác đã công bố, khi phối hợp CNT với than đen để gia cường cho vật liệu cao su, cao su

blend, hàm lượng CNT thay thế than đen ở hàm lượng gia cường thích hợp từ 0,5 đến 5 pkl. Riêng trong trường hợp này, CNT phối hợp thêm vào hợp phần cao su gia cường CB và NS ở hàm lượng thích hợp rồi. Do vậy, hàm lượng CNT phù hợp để phối hợp sẽ thấp hơn so với cách giảm hàm lượng than đen để thay thế bằng CNT. Chính vì vậy, hàm lượng CNT bổ sung vào được chọn từ 0,3 tới 1,2 pkl vào thành phần đơn. CNT được lựa chọn là loại đã được biến tính bề mặt gắn PEG (CNTPEG) (nêu trong mục 3.1.1). Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng 3.16.

Bảng 3.16. Hàm lượng CNTPEG phối hợp ảnh hưởng đến tính chất cơ học của vật

liệu trên cơ sở blend CSTN/BR gia cường NSTESPT và than đen

Nhận thấy rằng, hàm lượng CNTPEG phối hợp vào hợp phần cao su blend CSTN/BR/NSTESPT/CB tăng lên đến 0,6 pkl, độ bền kéo khi đứt của vật liệu tăng thêm 10,3%; độ dãn dài dư và độ cứng tăng không nhiều, lần lượt là 3,87% và 0,7%. Riêng độ mài mòn và độ dãn dài khi đứt giảm tương ứng khoảng 12,6% và 6,4%. Nếu hàm lượng CNTPEG tiếp tục tăng (> 0,6pkl) thì độ bền kéo khi đứt và độ dãn dài khi đứt của vật liệu lại giảm, còn độ mài mòn lại tăng. Riêng độ dãn dài dư và độ cứng vẫn tiếp tục tăng. Song mức độ tăng, giảm là không nhiều.

Điều này được giải thích như sau: trong hợp phần cao su blend CSTN/BR gia cường NSTESPT phối hợp với than đen ở hàm lượng thích hợp rồi, khi phối hợp thêm CNTPEG nhưng chỉ với một lượng CNTPEG nhỏ cũng đã có thể tạo thành mạng lưới gia cường mới của CNTPEG đan xen vào các mạng lưới gia cường của NSTESPT và than đen sẵn có trong vật liệu, làm tăng tính năng cơ học cho vật liệu [55, 65].

Tuy nhiên, với hàm lượng CNTPEG vượt quá giới hạn nhất định, chúng giảm khả năng phân tán đồng đều trong vật liệu, khi mà lượng dư sẽ tập hợp (co cụm) lại thành pha riêng, làm cản trở tương tác giữa các cấu tử với nhau hay giữa phụ gia với các phân tử cao su, như vậy một số tính chất cơ học của vật liệu sẽ giảm xuống. Với

độ cứng và độ dãn dài dư xu hướng tăng, còn độ dãn dài khi đứt vẫn giảm xuống, do sự có mặt của CNTPEG cũng như các chất gia cường “cứng” khác (như than đen) làm cản trở tính linh động của các phân tử cao su. Tuy nhiên, mức độ tăng hay giảm của các tính chất cơ học là khơng nhiều vì hàm lượng CNTPEG bổ sung vào cao nhất cũng chỉ 1,2 pkl (lượng không lớn) nên sự tác động tiêu cực cũng không quá mạnh. Trên cơ sở những kết quả khảo sát thu được, hàm lượng CNTPEG là 0,6 pkl được lựa chọn để gia cường phối hợp với 12 pkl NSTESPT và 25 pkl CB cho blend CSTN/BR (75/25) để nghiên cứu tiếp theo.

3.3.3.4. Cấu trúc hình thái của vật liệu

Sử dụng kính hiển vi điện tử quét trường phát xạ (FESEM) để nghiên cứu, đánh giá cấu trúc hình thái của vật liệu. Trên hình 3.27 là hình ảnh chụp (FESEM) bề mặt gãy của mẫu vật liệu cao su nanocompozit trên cơ sở blend CSTN/BR (có sử dụng 2% tác nhân D01) với 12 pkl NSTESPT và 25 pkl than đen có phối hợp thêm 0,6 pkl CNTPEG (Hình 3.27a) và 1,2 pkl CNTPEG (Hình 3.27b).

Hình 3.27. Ảnh FESEM bề mặt gãy của mẫu vật liệu trên cơ sở blend CSTN/BR

(75/25) được gia cường 12 pkl NSTESPT và 25 pkl CB có phối hợp thêm CNTPEG 0,6 pkl (a) và 1,2 pkl (b)

Nhận thấy rằng, với ảnh mẫu vật liệu gia cường thêm 0,6 pkl CNTPEG, trên bề mặt gãy của vật liệu có cấu trúc đều đặn và bền chặt, các chất gia cường NSTESPT, CB và CNTPEG phân tán đều đặn, đan xen vào nhau và đều ở mức độ nanomet (dưới 100nm - Hình 3.27a). Trong khi đó, với mẫu vật liệu gia cường phối hợp thêm 1,2 pkl CNTPEG, các chất gia cường phân tán khơng cịn đồng đều nữa mà có chỗ CNTPEG dư đã tập hợp lại thành những cụm riêng (Hình 3.27b). Chính vì vậy, các tính năng cơ học của vật liệu đã giảm xuống như phần 3.3.3.3 ở trên đã chỉ rõ.

CNTPEG co cụm

3.3.4. Nghiên cứu một số tính chất của vật liệu cao su nanocompozit trên cơ sở blend CSTN/BR blend CSTN/BR

3.3.4.1. Ảnh hưởng của q trình biến tính tới tính chất nhiệt của vật liệu trên cơ sở blend CSTN/BR blend CSTN/BR

Tính chất nhiệt là một trong nhiều tính chất quan trọng của vật liệu polyme cũng như cao su, thơng qua đó ta có thể biết được khả năng ứng dụng của vật liệu. Trong nghiên cứu này, phương pháp phân tích nhiệt trọng lượng (TGA) được sử dụng để đánh giá tính chất nhiệt của vật liệu. Kết quả phân tích nhiệt trọng lượng của các mẫu vật liệu cao su gồm có: CSTN, BR, CSTN/BR, CSTN/BR/NSTESPT, CSTN/BR/NSTESPT/CB và CSTN/BR/NSTESPT/CB/CNTPEG được thể hiện trong bảng 3.17 và các hình ở PL4 và PL5 (trong phần phụ lục).

Bảng 3.17. Tính chất nhiệt của vật liệu từ CSTN, BR và một số blend CSTN/BR

Kết quả bảng 3.17 cho thấy, CSTN và BR có nhiệt độ bắt đầu phân hủy tương ứng ở 278oC và 395oC; còn nhiệt độ phân hủy mạnh nhất 1 tương ứng ở 356,3oC và 463,2oC. Với mẫu blend CSTN/BR (75/25) gia cường 12 pkl NSTESPT và 25 pkl CB, nhiệt độ bắt đầu phân hủy của vật liệu là 317oC và phân hủy mạnh đầu tiên là 374,6oC (tương ứng của CSTN), nhiệt độ phân hủy mạnh thứ 2 là 433,7oC (tương ứng của BR). Khi có thêm 0,6 pkl CNTPEG, nhiệt độ bắt đầu phân hủy của vật liệu tăng thêm tăng 3oC và đạt 320oC, nhiệt độ phân hủy mạnh nhất 1 (ứng với CSTN) là 377,2 oC (tăng 2,6oC) và nhiệt độ phân hủy mạnh thứ 2 (ứng với BR) là 433,4oC (giảm 0,3oC).

Như vậy, sự có mặt của CNTPEG ở hàm lượng thích hợp đã giúp cho CSTN với BR tương hợp nhau hơn (nhiệt độ phân hủy mạnh nhất của hai cấu tử thu hẹp lại

gần nhau hơn) và làm tăng độ bền nhiệt của vật liệu khi mà nhiệt độ bắt đầu phân hủy tăng thêm tương ứng 3 oC và 19 oC so với CSTN/BR/NSTESPT/CB và CSTN/BR.

3.3.4.2. Nghiên cứu quá trình sinh nhiệt do chuyển động quay và ma sát của vật liệu

Một trong những ứng dụng điển hình của vật liệu cao su nanocompozit trên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phối hợp phụ gia nano để nâng cao tính năng cơ lý, kỹ thuật cho vật liệu cao su thiên nhiên và một số blend của nó (Trang 93 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)