Hình 3.15. Giản đồ TGA của mẫu CSTN
Hình 3.17. Giản đồ TGA của mẫu CSTN/BR
Qua giản đồ TGA và bảng 3.9 thấy rằng, CSTN và BR có nhiệt độ bắt đầu phân hủy lần lượt ở 278oC và 395oC; và nhiệt độ phân hủy mạnh nhất cũng lần lượt ở 356,3oC và 463,2oC. Khi CSTN và BR được phối trộn với nhau để tạo thành blend, khi đó nhiệt độ bắt đầu phân hủy của cao su blend là 301oC (nằm giữa của CSTN và BR), đồng thời xuất hiện 2 điểm nhiệt độ phân hủy mạnh nhất: (1) điểm đầu tiên là 370,6oC tương ứng với của CSTN và (2) điểm thứ 2 là 438,1oC tương ứng với của BR. Điều đó rõ ràng cho thấy, độ bền nhiệt của blend CSTN/BR chế tạo được nằm giữa độ bền nhiệt của CSTN với BR.
Mặt khác, blend CSTN/BR có giá trị nhiệt độ phân hủy mạnh nhất 1 và 2 thấy chúng tiến lại gần nhau so với nhiệt độ tương ứng ở CSTN và BR, điều đó càng thể hiện rõ hơn cho việc CSTN và BR chỉ có phần nào đó tương hợp nhau.
3.3.1.3. Nghiên cứu cấu trúc hình thái của vật liệu
Cấu trúc hình thái của blend CSTN/BR (tỷ lệ 75/25) sẽ được đánh giá qua hình ảnh chụp bằng kính hiển vi điện tử qt (SEM). Hình 3.18 là ảnh chụp SEM của mẫu cao su blend CSTN/BR (75/25) chế tạo được.
Hình 3.18. Ảnh SEM bề mặt gãy của mẫu blend CSTN/BR (75/25) 3.3.1.4. Nhiệt độ thủy tinh hóa của mẫu blend CSTN/BR
Phương pháp phân tích cơ - nhiệt động (DMA) được sử dụng để xác định nhiệt độ thủy tinh hóa của vật liệu và đươc tiến hành đo trên máy DMA 8000 (hãng PerkinElmer) ở khoảng nhiệt độ từ -120oC đến 20oC. Những kết quả phân tích thu được, được thể hiện trên các bảng 3.10 và hình 3.19 - 3.21 dưới đây.