Thông tin chung về Thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nguồn vốn ngân sách nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 43 - 45)

2.1 Khái quát về dự án nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội

2.1.1 Thông tin chung về Thành phố Hà Nội

Hà Nội là thủ đơcủa nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có vị trí địa lý phía Bắc tiếp giáp với Thái Nguyên, Vĩnh Phúc; phía Nam tiếp giáp với Hà Nam, Hòa Bình; phía Đơng tiếp giáp với Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng n; phía Tây giáp với

Hịa Bình, Phú Thọ, với diện tích khoảng 3.329 km2.

Theo số liệu của Tổng cục thống kế, hiện nay dân số của Hà Nội xấp xỉ 7,33 triệu người với dân số tại thành thị chiếm khoảng 3.93 triệu người, vùng nơng thơn chiếm khoảng 3,4 triệu người. Ngồi ra, thành phần dân nhập cư hàng năm từ các tỉnh, thành trong cả nước về Hà Nội sinh sống rất đông, sự dịch chuyển cơ cấu dân số từ nông thôn ra thành thị hiện nay của Hà Nội đang đáng báo động.

0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 2014 2015 2016 Thành thị Nơng thơn

Hình 4: Biểu đồdân số thành thị và nông thôn qua 3 năm tại Hà Nội (đơn vị: triệu người)- Nguồn Tổng cục Thống kê

Hà Nội là thủ đô của cả nước nhưng thu nhập bình quân trên đầu người thấp khoảng 5 triệu đồng/ tháng/người (theo số liệu của Tổng cục thống kê) nhưng lại có giá bất động sản cao khơng thua kém so với các nước phát triển. Với mức thu nhập bình quân của một hộ gia đình tại khu vực đô thị như thành phố Hà Nội (60 triệu đồng/năm) so với

giá mua một căn hộ chung cư giá trung bình hiện nay vào hơn 1.000 triệu đồng thì chỉ số giá nhà ở/thu nhập của Việt Nam ở vào khoảng 16,6. Trong khi chỉ số này ở Châu

Âu, Trung Đông và Bắc Mỹ là 6,59, Châu Phi là 2,21, Nam Á là 6,25, Đông Á là 4,15, Mỹ La tinh và Caribê là 2,38. Điều này đã khiến người dân Hà Nội, đặc biệt tầng lớp có thu nhập thấp, phải sống trong điều kiện chật chội, thiếu tiện nghi, có nhiều hộ dân tại Hà nội sống dưới mức 5 m2 một người.

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18

Châu Phi Mỹ la Tinh Đông Á Châu Âu Việt Nam

Hình 5: Biểu đồ chỉ số giá nhà ở/thu nhập củamột số khu vực- Nguồn [25]

Hiện nay tại Hà Nội bên cạnh những khu chung cư mới mọc thêm ngày càng nhiều, vẫn còn những bộ phận dân cư phải sống trong những điều kiện hết sức lạc hậu. Tại bãi An Dương, dải đất giữa sông Hồng thuộc địa phận Yên Phụ, Từ Liên, Phúc Xá, hàng trăm gia đình sống trong những ngơi nhà lợp mái tre xây từ nhiều năm trước, khơng có điện, khơng có trường học và khơng được chăm sóc về y tế.

Chính dự báo được nhu cầu của xã hội ngày càng lớn về nhà ở nên trong những năm gần đây Thành phố Hà Nội đã tập trung chỉ đạo đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có đủ năng lực tham gia thực hiện đầu tư xây dựng các dự án về nhà ở, đặc biệt là phát triển nhà ở xã hội.

Qua nhiều năm triển khai thực hiện, Hà Nội được coi là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước hiện nay trong vấn đề phát triển quỹ nhà ở xã hội. Được sự hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là những gói tín dụng ưu đãi, đã thúc đẩy các tổ chức, doanh

nghiệp đầu tư các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố, khuyến khích, hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân được vay vốn ưu đãi, giúp cho các đối tượng chính sách, người nghèo, người thu nhập thấp, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, cơng nhân,… có khả năng mua nhà ở và có cơ hội được cải thiện chỗ ở để an cư lập nghiệp. Mỗi năm, thành phố xây dựng mới hàng triệu mét vuông nhà nhưng chưa thể đáp ứng được nhu cầu về nhà ở của người dân đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Theo Sở Xây dựng Hà Nội, trong 6 năm gần đây, Hà Nội đã phát triển được thêm 15 triệu m2 nhà ở, trong đó, diện tích phát triển nhà ở theo dự án đạt 5,7 triệu m2 (chủ yếu tại khu vực đô thị), nhà ở do người dân tự xây dựng đạt 9,3 triệu m2, bình quân mỗi năm xây dựng được 2,5 triệu m2. Diện tích bình qn đầu người đạt khoảng

24m2/người [26].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý nguồn vốn ngân sách nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)