• Giám sát chặt chẽ đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản. Ban hành quy định trách nhiệm và chế tài xử lý vi phạm cụ thể cho các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, các nhà thầu về công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, dự toán, thiết kế bản vẽ thi công, tổ chức đấu thầu và thi
công…
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội với các dự án nhà ở xã hội
Tổ chức quản lý nguồn vốn đối với các dự án nhà ở xã hội là một lĩnh vực rộng bao gồm nhiều nội dung nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng nhà ở xã hội phù hợp với chiến lược phát triển KT-XH trong từng thời kỳ nhất định để nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nhà ở cho nhân dân. [17] Sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn VĐT do Nhà nước quản lý, chống thất thốt, lãng phí, bảo đảm dự án được xây dựng đúng quy hoạch, mỹ quan, bền vững, đảm bảo môi trường sinh thái, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong đầu tư xây dựng nhà ở, áp dụng công nghệ tiên tiến với chi phí hợp lý, tổ chức quản lý chặt chẽ theo đúng trình tự xây dựng đối với các dự án nhà ở xã hội thuộc nguồn vốn NSNN. Vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh,
vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của
các cơ quan quản lý Nhà nước, chủ đầu tư, tổ chức tư vấn và nhà thầu trong quá trình
đầu tư và xây dựng, nhằm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư.
Chất lượng của công tác quản lý đầu tư sẽ tạo điều kiện cho việc tiết kiệm hay thất thốt, lãng phí VĐT. Chính do những thiếu sót trong cơng tác quản lý nguồn vốn ngân
sách Nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội đã làm cho VĐT bị thất thốt, lãng phí. Một số dự án đầu tư dàn trải, chưa đúng đối tượng, không mang lại hiệu quả như mong muốn chính là những nguyên nhân làm cho VĐT kém hiệu quả.
1.4.1 Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến việc quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội nước đối với các dự án nhà ở xã hội
1.4.1.1 Năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ
[21] Năng lực quản lý của người lãnh đạo có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác quản lý ngân sách nhà nước nói chung và quản lý nguồn vốn ngân sách nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội nói riêng. Nếu năng lực của người lãnh đạo yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý, các chiến lược khơng phù hợp với thực tế thì việc quản lý nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội sẽ khơng hiệu quả, dễ gây tình trạng chi vượt quá thu, đầu tư giàn trải, phân bổ đầu tư tại các dự án khơng hợp lý; có thể dẫn đến tình trạng thất thốt, lãng phí ngân sách, khơng thúc đẩy được phát triển các dự án nhà ở xã hội, sự phát triển của nền kinh tế và đảm bảo các vấn đề xã hội…
Năng lực chuyên môn của các bộ phận quản lý ngân sách nhà nước là yếu tố quyết định hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn ngân sách đối với các dự án nhà ở xã hội. Nếu cán bộ quản lý có năng lực chun mơn cao sẽ giảm thiểu được sai lệch trong cung cấp thông tin của đối tượng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại các dự án nhà ở xã hội, kiểm sốt được tồn bộ nội dung chi, nguyên tắc chi và tuân thủ theo các quy định về quản lý ngân sách nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội, đảm bảo đúng đối tượng và dự toán đã đề ra.
Bên cạnh đó, cán bộ cơng chức cũng cần phải có tư cách đạo đức tốt, nâng cao ý thức chịu trách nhiệm cá nhân, không được phép nhận hối lộ, thông đồng, gian lận….
Những nhân tố này ảnh hưởng lớn đến quá trình quản lý nguồn vốn ngân sách nhà
nước đối với các dự án nhà ở xã hội (do vốn đầu tư xây dựng tại các dự án nhà ở xã hội thường lớn) làm cho giảm hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước nghiêm trọng.
1.4.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý nguồn vốn ngân sách nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội
Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý, quyền hạn trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận, mối quan hệ của từng bộ phận trong quá trình thực hiện từ lập, chấp hành, quyết tốn và kiểm toán chi ngân sách nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp sẽ nâng cao chất lượng quản lý, hạn chế tình trạng sai phạm trong quản lý. Quy trình quản lý được bố trí càng khoa học thì càng góp phần
quan trọng làm nâng cao chất lượng của thông tin tới cấp ra quyết định quản lý chi ngân sách nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội, giảm các yếu tố sai lệch thông tin.
1.4.1.3 Công nghệ quản lý quản lý nguồn vốn ngân sách nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội
Việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong công tác quản lý ngân sách nhà nước nói chung và quản lý chi ngân sách nhà nước đối với các dự án nhà ở nói riêng sẽ giúp tiết kiệm thời gian xử lý cơng việc, đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu, tạo tiền đề cho những quy trình cải cách hành chính, cải cách nghiệp vụ một cách hiệu quả. Nó trở thành một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước hiện nay.
1.4.2 Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội các dự án nhà ở xã hội
1.4.2.1 Điều kiện kinh tế- xã hội
Quản lý ngân sách nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn địa phương đều chịu ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế xã hội. Với môi trường kinh tế ổn định, vốn đầu tư sẽđược cung cấp đầy đủ, đúng tiến độ. Ngược lại nền kinh tế mất ổn định, mức tăng trưởng kinh tế chậm Nhà nước sẽ thắt chặt tín dụngđể kìm chế lạm phát, các dự
án sẽ bị điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư, chi ngân sách nhà nước giảm. Lạm phát cũng làm cho giá cả nguyên vật liệu tăng, làm chi phí cơng trình tăng điều này có thể hỗn thực hiện dự án vì khơng đủ vốn đầu tư để thực hiện. Vì vậy, có thể nói các yếu tố về
kinh tế – xã hội có ảnh hưởng khơng nhỏ đến quản lý chi ngân sách nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội tại địa phương.
1.4.2.2 Cơ chế chính sách và các quy định của nhà nước về ngân sách nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội
Pháp luật là công cụ không thể thiếu trong việc quản lý Nhà nước nói chung và quản lý chi ngân sách nhà nói riêng. Hệ thống pháp luật có vai trị hướng dẫn và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong xã hội hoạt động theo trật tự, trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo sự công bằng. Môi trường pháp lý là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới quản lý chi ngân sách nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội. Định mức chi tiêu của Nhà nước là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự
toán và kiểm soát chi tiêu với các dự án nhà ở xã hội. Việc ban hành các định mức chi một cách khoa học, cụ thể, kịp thời sẽ góp phần khơng nhỏ trong việc quản lý ngân sách nhà nước được chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn. Ngoài ra, sự phân định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, các cấp chính quyền cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng công tác quản lý ngân sách nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội. Chỉ trên cơ sở phân công trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng của từng cơ quan, địa phương sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý chi ngân sách nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội đạt hiệu quả, khơng lãng phí cơng sức, tiền của. Sự phân định trách nhiệm, quyền hạn phải được thể chế hóa thành Luật để các cơ quan cũng như từng cá nhân có liên quan biết được phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình trong thực hiện nhiệm vụ, qua đó cơng việc được tiến hành trôi chảy, dựa trên nguyên tắc rõ ràng, minh bạch không đùn đẩy trách nhiệm, và trách nhiệm giải trình rõ ràng sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản lý chi ngân sách nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội.
1.4.2.3 Khả năng về nguồn lực ngân sách nhà nước
Dự toán về chi ngân sách đối với các dự án nhà ở xã hội được lập ln ln dựa và tính tốn có khoa học của nguồn thu ngân sách, tức là căn cứ vào thực tiễn thu ngân sách các năm trước và dự báo tăng thu trong năm nay mà đề ra kế hoạch thu, chi ngân sách. Căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương để lập dự toán chi ngân sách nhà nước đối với các dự án nhà ở xã hội hàng năm [21].
1.5 Các tiêu chí đánh giá việc quản lýnguồn vốn ngân sách Nhà nước đối với các
dự án nhà ở xã hội