Bảo hiểm xe cơ giớ

Một phần của tài liệu MOF-Giao trinh BH (Trang 51 - 57)

- Bên mua bảo hiểm hưởng mọi lợi nhuận và chịu mọi rủi ro

2.2.4. Bảo hiểm xe cơ giớ

2.2.4.1. Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới

Thông thường, khái niệm “Xe cơ giới” không chỉ là xe ô tô và xe máy như nhiều người vẫn nghĩ. Khái niệm “Xe cơ giới” trong các hợp đồng bảo hiểm thường khá rông, bao gồm: xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phịng (kể cả rơ-mc và sơ mi rơ-mc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo), xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật).

Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới (cịn được gọi là bảo hiểm thân xe) có đối tượng bảo hiểm là bản thân chiếc xe cơ giới có tham gia giao thơng, gồm: thân vỏ xe và máy móc thiết bị trên xe cơ giới. Để được bảo hiểm, xe cơ giới phải đảm bảo những điều kiện về mặt kỹ thuật và pháp lý cho việc lưu hành như: Người chủ xe phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy đăng ký xe, biển kiểm soát, giấy chứng nhận kiểm định về an tồn kỹ thuật và mơi trường,.... Xe cơ giới được cấu tạo từ nhiều chi tiết, bộ phận (tổng thành) máy móc thiết bị khác nhau như: Động cơ, hệ thống nhiên liệu, hệ thống điện, hệ thống truyền lực, hệ thống lái, hệ thống phanh và hộp số, bộ phận thân vỏ, lốp,... Với đặc thù đối tượng như vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm đã đưa ra nhiều dạng sản phẩm như: bảo hiểm toàn bộ xe; bảo

52

hiểm bộ phận cho một hoặc một số tổng thành của xe (bảo hiểm thân vỏ, bảo hiểm vỡ kính,...).

Theo nghiệp vụ bảo hiểm này, doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm những thiệt hại vật chất của bản thân chiếc xe được bảo hiểm trong tr- ường hợp xảy ra các rủi ro sau:

- Những rủi ro thông thường gắn liền với sự hoạt động của xe: Đâm va, lật đổ, lao xuống sông, xuống vực,…;

- Những rủi ro bất thường dễ phát sinh khác (cháy nổ,...);

- Những rủi ro khách quan có nguồn gốc tự nhiên (bão, lũ, lụt, sụt lở, sét đánh, động đất, mưa đá,...);

- Rủi ro khách quan có nguồn gốc xã hội (mất cắp, đập phá,...);

Ngoài những tổn thất vật chất của bản thân chiếc xe được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm còn bồi thường cho người được bảo hiểm những chi phí cần thiết và hợp lý mà họ đã chi ra khi phát sinh những tai nạn, sự cố thuộc phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm nhằm ngăn ngừa, hạn chế tổn thất phát sinh thêm, bảo vệ và đưa xe đến nơi sửa chữa và chi phí giám định tổn thất.

Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp bảo hiểm không nhận bảo hiểm và không chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất và chi phí sau:

- Những tổn thất, chi phí phát sinh trong trường hợp vi phạm pháp luật hoặc độ trầm trọng của rủi ro tăng lên: Hành động cố ý gây tai nạn của chủ xe, lái xe; lái xe khơng có bằng lái hoặc có nhưng khơng hợp lệ; lái xe sử dụng và bị ảnh hưởng của rượu bia, ma tuý hoặc các chất kích thích khác trong khi điều khiển xe; xe khơng có giấy chứng nhận đăng kiểm và bảo vệ môi trường hợp lệ (giấy chứng nhận an tồn kỹ thuật và mơi trường); xe chở chất cháy, nổ trái phép; xe chở quá trọng tải hoặc quá số hành khách quy định; xe đi vào đường cấm, đi đêm không đèn; xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, chạy thử.

- Những tổn thất, chi phí phát sinh do các rủi ro có tính “chính trị” với hậu quả lan rộng: Chiến tranh, khủng bố.

- Trừ khi có thỏa thuận khác, doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường những tổn thất, chi phí phát sinh không phải là hậu quả của những sự cố ngẫu nhiên, khách quan, những tổn thất liên quan tới yếu tố chủ quan của chủ xe trong việc quản lý, bảo dưỡng xe như: Hao mòn tự nhiên, giảm dần chất lượng, hỏng hóc do khuyết tật hoặc hư hỏng thêm do sửa chữa; hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc thiết bị, kể cả máy thu thanh, điều hoà nhiệt độ, săm lốp bị hư hỏng mà không do tai nạn gây ra.

53

- Những quy định loại trừ riêng khác: Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ (trừ trường hợp có thoả thuận riêng); những thiệt hại là hậu quả gián tiếp như: Giảm giá trị thương mại, mất giảm thu nhập do ngừng sản xuất, sử dụng, khai thác.

Các chủ xe có thể thỏa thuận để tham gia bảo hiểm cho xe của mình theo một hoặc một số điều khoản bảo hiểm mở rộng như:

- Điều khoản bảo hiểm không khấu trừ khấu hao thay thế: Tham gia bảo hiểm theo điều khoản này, các chi phí thay thế bộ phận xe thuộc phạm vi bảo hiểm sẽ không bị khấu trừ khấu hao;

- Điều khoản bồi thường theo giới hạn trách nhiệm: Chủ xe có thể tham gia bảo hiểm với một số tiền bảo hiểm nhất định thấp hơn giá trị xe. Số tiền bảo hiểm này được thỏa thuận là giới hạn trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm. Theo điều khoản này những tổn thất và chi phí thuộc trách nhiệm bảo hiểm sẽ được bồi thường mà không bị áp dụng tỷ lệ bảo hiểm dưới giá trị. Tuy nhiên trong mọi trường hợp, người bảo hiểm không bồi thường vượt quá giới hạn trách nhiệm đã thỏa thuận;

- Điều khoản bảo hiểm thiệt hại xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam - Điều khoản bảo hiểm mất cắp bộ phận xe,….

2.2.4.2. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

Ở nhiều quốc gia (trong đó có Việt Nam), nghiệp vụ bảo hiểm này được triển khai dưới thức bắt buộc. Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm, chủ xe cơ giới (kể cả chủ xe là người nước ngoài) sử dụng xe cơ giới trên lãnh thổ nước Việt Nam có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ra đời xuất phát từ lợi ích chung của cộng đồng cũng như lợi ích riêng của từng người dân. Cụ thể, khi có tai nạn xảy ra, chủ phương tiện có thể lâm vào tình trạng khơng có (hoặc khơng đủ) khả năng tài chính để khắc phục sẽ để lại hậu quả lâu dài cho bản thân và người không may gặp tai nạn. Nhưng khi mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đứng ra giải quyết hậu quả bằng việc bồi thường tai nạn, giúp đỡ chủ phương tiện và người bị nạn giảm tổn thất về tài chính trên cơ sở sử dụng tiền phí bảo hiểm của nhiều người, giúp đỡ những người khơng may gặp rủi ro. Ngồi ra, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng sử dụng chính số tiền mua bảo hiểm bắt buộc của người dân để thực hiện cơng tác đề phịng và hạn chế tai nạn giao thông như xây dựng hành lang an tồn giao thơng, hỗ trợ xây dựng biển báo… góp phần làm giảm tai nạn giao thông. Như vậy, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là một trong những biện pháp nhằm bảo đảm an sinh xã hội và cũng chính xuất phát

54

từ lý do này mà hầu hết các nước trên thế giới đều coi bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là một trong những loại hình bảo hiểm bắt buộc cơ bản.

Theo quy tắc bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, bên thứ ba là những người bị thiệt hại về thân thể và/hoặc tài sản do việc sử dụng xe cơ giới gây ra, trừ những người sau:

- Lái xe, phụ xe trên chính chiếc xe đó;

- Người trên xe và hành khách trên chính chiếc xe đó;

- Chủ sở hữu xe trừ trường hợp chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng chiếc xe đó.

Phạm vi bồi thường thiệt hại bao gồm:

- Thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra.

- Thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách do xe cơ giới gây ra.

Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau:

- Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe và/hoặc lái xe, hoặc của người bị thiệt hại;

- Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe và/hoặc lái xe cơ giới;

- Lái xe khơng có giấy phép lái xe hợp lệ đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có giấy phép lái xe;

- Thiệt hại có tính chất gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại;

- Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn; - Chiến tranh và các nguyên nhân tương tự như chiến tranh;

- Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: Vàng bạc, đá quý, tiền, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.

Ngoài việc tham gia nghiệp vụ này ở mức trách nhiệm bắt buộc (mức tối thiểu bắt buộc phải tham gia), tùy theo nhu cầu và khả năng tài chính của mình, các chủ xe có thể mua thêm bảo hiểm này dưới hình thức tự nguyện.

2.2.4.3. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hoá vận chuyển trên xe

55

Đối tượng bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm này là trách nhiệm bồi th- ường của chủ xe đối với thiệt hại của hàng hóa chuyên chở trên xe theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa giữa chủ xe và chủ hàng.

Bảo hiểm này chỉ áp dụng cho những xe có giấy phép kinh doanh vận tải hàng hoá. Trong lĩnh vực này, khi nhận hàng để chuyên chở, chủ xe phải có nghĩa vụ đưa hàng hố đến điểm giao hàng cuối cùng một cách đầy đủ và nguyên vẹn. Chủ xe phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại của hàng hoá mà họ nhận chuyên chở xảy ra do lỗi của họ hoặc người làm công của họ. Trên cơ sở mức trách nhiệm đã thoả thuận trên hợp đồng và được ghi nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm, người bảo hiểm sẽ bồi thường số tiền mà theo luật định chủ xe phải chịu trách nhiệm bồi thường cho chủ hàng. Cụ thể, người bảo hiểm chịu trách nhiệm đối với:

- Số liền mà chủ xe phải chịu trách nhiệm bồi thường cho chủ hàng theo quy định của pháp luật

- Các chi phí cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa, giảm nhẹ tổn thất tăng thêm cho hàng hóa; bảo quản, xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi hàng hóa trong q trình vận chuyển do hậu quả của tai nạn; chi phí giám định tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm.

Doanh nghiệp bảo hiểm loại trừ những loại trừ chung tương tự như bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe đối với người thứ ba. Bên cạnh đó, trong nghiệp vụ này doanh nghiệp bảo hiểm cịn có thể đưa ra những loại trừ riêng, bao gồm:

- Hàng hóa lưu thơng trái phép

- Tổn thất hàng hóa do sự bắt giữ của cơ quan nhà nước

- Tổn thất do hàng hóa bị xơ lệch, va đập trong q trình vận chuyển nà không phải do xe đâm va, lật đổ.

- Xe vận chuyển chất nổ trái phép - Xe chở quá trọng tải

- Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ Việt nam cần có thỏa thuận riêng

Về nguyên tắc, khi xe chuyên chở hàng vượt quá tải trọng cho phép là sự vi phạm quy định về an tồn giao thơng, bảo hiểm sẽ từ chối bồi thường. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế tình hình giao thơng vận tải ở nước ta hiện nay, doanh nghiệp bảo hiểm có thể giải quyết bồi thường nếu mức độ quá tải không quá lớn (một số doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra quy định là tối đa đến 20 % tải trọng cho phép). Số tiền bồi thường giảm đi bởi tỷ lệ: Tải trọng cho phép của xe/ Tải trọng thực tế của xe.

56

Bảo hiểm này có đối tượng bảo hiểm là tính mạng, sức khỏe của những người được chuyên chở trên xe cơ giới nhưng không phải với tư cách là hành khách. Tùy theo từng loại xe và mục đích sử dụng xe, chủ xe có thể tham gia bảo hiểm cho lái xe, phụ xe hoặc bảo hiểm cho người ngồi trên xe.

Đối với bảo hiểm tai nạn lái phụ xe, người được bảo hiểm trong nghiệp vụ bảo hiểm này là các lái xe, phụ xe làm việc trên các xe cơ giới (trừ xe mô tô, xe gắn máy). Người tham gia bảo hiểm là các tổ chức, cá nhân sử dụng xe vào mục đích kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa.

Người tham gia bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe là các tổ chức, cá nhân sử dụng xe vào mục đích phục vụ việc đi lại của cán bộ, nhân viên, công nhân, bạn bè, người thân... của tổ chức, cá nhân ấy. Nói cách khác, người tham gia bảo hiểm không sử dụng xe vào mục đích kinh doanh vận tải. Người được bảo hiểm là những người ngồi trên xe (gồm cả lái xe) khi xảy ra rủi ro được bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm được tính trên số chỗ ngồi được thiết kế trên xe theo năm.

Phạm vi của bảo hiểm tai nạn lái xe, phụ xe và người ngồi trên xe ao gồm những tai nạn xảy ra khi người được bảo hiểm đang ở trên xe, lên xuống xe trong quá trình xe đang tham gia giao thông, trừ các trường hợp:

- Người được bảo hiểm cố ý gây thiệt hại.

- Người được bảo hiểm điều khiển xe khơng có Giấy phép lái xe hợp lệ, có nồng độ cồn trong máu vượt quá tỷ lệ cho phép theo quy định của pháp luật.

- Xe khơng có Giấy chứng nhận kiểm định an tồn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ hợp lệ, xe đi đêm khơng có đèn chiếu sáng bên trái.

- Xe chở chất cháy nổ trái phép.

- Xe sử dụng để tập lái, đua, chạy thử sau khi sửa chữa. - Xe đi vào đường cấm, khu vực cấm.

- Xe chở quá số chỗ ngồi cho phép. - Chiến tranh, khủng bố.

- Tai nạn ngoài lãnh thổ Việt Nam.

2.2.4.5. Bảo hiểm tai nạn hành khách đi lại trong nước

Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm tai nạn hành khách là tính mạng, sức khỏe của hành khách được chuyên chở trên các phương tiện vận tải công cộng được Nhà nước cho phép kinh doanh vận tải hành khách. Người tham gia bảo hiểm là các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng các phương tiện như: ôtô ca, ôtô buýt, tàu hỏa, máy bay, ca nô, tàu

57

thủy, phà, cáp treo. Người được bảo hiểm là hành khách được đơn vị vận tải tiếp nhận chuyên chở trên các phương tiện kể trên. Các đối tượng không thuộc người được bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm này bao gồm:

- Nhân viên áp tải bưu kiện, nhân viên các đơn vị vận tải hành khách đi làm nhiệm vụ vận tải trên các phương tiện đó.

- Lái xe, phụ xe trên các phương tiện vận tải hành khách.

Phạm vi bảo hiểm này bao gồm những tai nạn do đâm va, đổ xe, cháy xe, bão lụt, sét đánh,… hoặc người khác hành hung làm thiệt hại thân thể người được bảo hiểm, xảy ra:

- Trong suốt cuộc hành trình bắt đầu từ khi người được bảo hiểm lên phương tiện vận tải ở nơi đi và kết thúc khi đến địa điểm quy định đã ghi trong vé hoặc giấy chứng nhận thay vé.

- Khi phương tiện tạm dừng ở dọc đường để tiếp nhiện liệu, để người được bảo hiểm nghỉ hoặc do sự cố dọc đường.

Doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với thiệt hại thân thể của người được bảo hiểm trong trường hợp người được bảo hiểm có một

Một phần của tài liệu MOF-Giao trinh BH (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)