- Thanh tra chuyên ngành kinh doanh bảo hiểm
3. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm trong hoạt động đại lý bảo hiểm
3.1 Quyền của doanh nghiệp bảo hiểm.
Theo quy định tại Điều 29, Nghị định 45/2007/NĐ-CP của Chính phủ thì doanh nghiệp bảo hiểm có các quyền sau:
1. Lựa chọn đại lý bảo hiểm và ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm;
2. Quy định mức chi trả hoa hồng bảo hiểm trong hợp đồng đại lý bảo hiểm theo các quy định của pháp luật;
3. Nhận và quản lý tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp của đại lý bảo hiểm, nếu có thoả thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
4. Yêu cầu đại lý bảo hiểm thanh tốn phí bảo hiểm thu được theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm;
6. Được hưởng các quyền lợi hợp pháp khác từ hoạt động đại lý bảo hiểm.
3.1.1. Quyền lựa chọn đại lý bảo hiểm và ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm:
152
Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền được lựa chọn đại lý bảo hiểm và ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp bảo hiểm không được giao kết hợp đồng với đại lý bảo hiểm đã từng bị doanh nghiệp bảo hiểm khác buộc chấm dứt hợp đồng đại lý do vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật và hợp đồng đại lý trong thời hạn 3 năm kể từ ngày chấm dứt hợp đồng đại lý.
3.1.2. Quyền quy định mức chi trả hoa hồng bảo hiểm trong hợp đồng đại lý bảo hiểm theo các quy định của pháp luật:
Bộ Tài chính quy định tỷ lệ hoa hồng đại lý bảo hiểm tối đa mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép trả cho đại lý bảo hiểm đối với từng hợp nghiệp vụ bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm căn cứ vào quy định hiện hành về tỷ lệ hoa hồng tối đa này và điều kiện, đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp mình để xây dựng quy chế chi hoa hồng đại lý bảo hiểm áp dụng thống nhất và công khai trong doanh nghiệp bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm được chủ động sử dụng hoa hồng đại lý bảo hiểm chi cho đại lý bảo hiểm để thực hiện một hoặc các nội dung của hoạt động đại lý (Giới thiệu, chào bán bảo hiểm; Thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm; Thu phí bảo hiểm; Thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm; Thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm). Tuy nhiên, doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ nguyên tắc là: người thực hiện một hoặc các nội dung công việc nêu trên phải là đại lý của doanh nghiệp và tổng hoa hồng đại lý trả cho một hợp đồng bảo hiểm không vượt quá tỷ lệ tối đa cho phép theo quy định của pháp luật.
3.1.3. Quyền nhận và quản lý tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp của đại lý bảo hiểm:
Để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm trong trường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu, nhận và quản lý tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp của đại lý bảo hiểm. Các hành vi vi phạm hợp đồng đại lý điển hình như: đại lý chiếm dụng phí bảo hiểm thu được, trục lợi hoặc giúp khách hàng trục lợi bảo hiểm gây tổn
153
hại đến lợi ích của khách hàng và doanh nghiệp bảo hiểm,… sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng. Khi đó, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ được sử dụng khoản tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp này để bù đắp thiệt hại do đại lý gây nên.
Nếu doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng chính sách này thì các quy định cụ thể về ký quỹ hoặc thế chấp tài sản và cơ chế xử lý khoản ký quỹ, tài sản thế chấp phải được cụ thể hóa tại hợp đồng đại lý bảo hiểm.
3.1.4. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu đại lý bảo hiểm thanh tốn phí bảo hiểm thu được theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm:
Tùy theo mơ hình tổ chức kinh doanh của mình, doanh nghiệp bảo hiểm có thể thành lập bộ phận chuyên thu phí bảo hiểm hoặc thực hiện thu phí thơng qua hệ thống đại lý. Tại Việt Nam hiện nay, việc thu phí qua đại lý vẫn là hình thức được các doanh nghiệp áp dụng phổ biến nhất và được quy định như một trong các nhiệm vụ của đại lý. Việc đại lý thu phí bảo hiểm của khách hàng là thực hiện theo uỷ quyền của doanh nghiệp bảo hiểm trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm. Do đó, đại lý bảo hiểm phải có nghĩa vụ tuân thủ các thỏa thuận tại hợp đồng đại lý và các quy định có liên quan khác của doanh nghiệp bảo hiểm về quy trình, thủ tục thu phí bảo hiểm, quy định về hóa đơn, chứng từ liên quan đến thu phí…và ngược lại, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền u cầu đại lý thanh tốn phí bảo hiểm thu được cho doanh nghiệp theo các thoả thuận tại hợp đồng đại lý .
3.1.5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm:
Nhằm đảm bảo cho hợp đồng đại lý bảo hiểm có tính xác thực và được thực hiện, kịp thời hạn chế những rủi ro xảy ra khi có sự vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm, tránh những tổn thất cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền kiểm tra đột xuất hay kiểm tra theo kế hoạch, giám sát toàn bộ hay giám sát một phần nội dung hợp đồng đại lý bảo hiểm đối với đại lý bảo hiểm.