Quy định về biên khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu MOF-Giao trinh BH (Trang 128 - 130)

- Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật Trên thực

2.3.3 Quy định về biên khả năng thanh toán

129

Khả năng thanh tốn là chỉ tiêu tài chính quan trọng để đánh giá năng lực hoạt động của một DNBH. Việc đảm bảo khả năng thanh tốn của DNBH chính là bảo vệ quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm. Chính vì vậy, khả năng thanh tốn của DNBH là một nội dung điều chỉnh quan trọng của Luật kinh doanh bảo hiểm.

Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm tại thời điểm tính biên khả năng thanh tốn. Các tài sản tính biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm tính thanh khoản. Các tài sản bị loại trừ tồn bộ hoặc một phần khi tính biên khả năng thanh tốn của doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm:

- DNBH phải luôn duy trì khả năng thanh tốn trong suốt q trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

- DNBH được coi là có đủ khả năng thanh tốn khi đã trích lập đầy đủ dự phịng nghiệp vụ theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và có biên khả năng thanh tốn khơng thấp hơn biên khả năng thanh tốn tối thiểu theo quy định của Chính phủ (doanh nghiệp cung cấp sản phẩm liên kết đầu tư

phải đáp ứng yêu cầu cao hơn về biên khả năng thanh tốn).

- DNBH được coi là có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi biên khả năng thanh tốn của doanh nghiệp đó thấp hơn biên khả năng thanh tốn tối thiểu theo quy định Chính phủ. Trong trường hợp này, DNBH phải báo cáo ngay Bộ Tài chính về thực trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán và các biện pháp khắc phục. Đồng thời DNBH phải có trách nhiệm thực hiện các biện pháp sau:

+ Lập phương án khơi phục khả năng thanh tốn, củng cố tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo Bộ Tài chính và thực hiện phương án đã được Bộ Tài chính chấp thuận;

+ Thực hiện yêu cầu của Bộ Tài chính về việc khôi phục khả năng thanh toán.

Quy định về biên khả năng thanh toán tối thiểu

1. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ là số lớn hơn của một trong hai kết quả tính tốn sau:

a) 25% tổng phí bảo hiểm thực giữ lại tại thời điểm tính biên khả năng thanh tốn;

130

b) 12,5% của tổng phí bảo hiểm gốc và phí nhận tái bảo hiểm tại thời điểm tính biên khả năng thanh tốn.

2. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:

a) Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn 5 năm trở xuống bằng tổng của 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và 0,1% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;

b) Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn trên 5 năm bằng tổng của 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro.

3. Biên khả năng thanh toán tối thiểu đối với các hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư thực hiên theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.

Một phần của tài liệu MOF-Giao trinh BH (Trang 128 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)