KINH NGHIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA MỘT SỐ NGÂN

Một phần của tài liệu 0617 hoạt động bảo lãnh tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 37 - 41)

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI KHÁC Ở VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC CHO BIDV THÁI BÌNH

1.3.1. Kinh nghiệm về hoạt động bảo lãnh của một số Ngân hàng thươngmại nước ngoài ở Việt Nam mại nước ngoài ở Việt Nam

Tại Việt Nam, các Ngân hàng nước ngoài và Chi nhánh Ngân hàng nước ngồi cũng đang tích cực thu hút khách hàng, mở rộng thị trường trong đó có cả hoạt động bảo lãnh. Trên phương diện cạnh tranh đây là các đối thủ đáng gờm của các Ngân hàng thương mại trong nước. Mặt khác đây cũng là nơi mà ta có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế trong quản lý, vận hành của hoạt động bảo lãnh Ngân hàng.

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng HSBC

Ngày 01/01/2009, HSBC chính thức đưa Ngân hàng con vào hoạt động tại Việt Nam với tên Ngân hàng TNHH Một thành viên HSBC (Việt Nam) với 100% vốn thuộc sở hữu của Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải, đơn vị sáng lập và là thành viên chính thức của tập đồn HSBC. Hiện tại Ngân hàng HSBC là ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam xét về vốn đầu tư, mạng lưới, chủng loại sản phẩm, số lượng nhân viên và khách hàng. HSBC quan tâm về những chính sách phát triển kinh tế cũng như môi trường đầu tư liên quan. HSBC xem mở rộng thị trường hoạt động trong đó có hoạt động bảo lãnh là một trong những ưu tiên hàng đầu. Cụ thể HSBC sẽ xem xét các cơ hội đầu tư nếu có tính khả thi tốt, tất cả nhằm mục đích phát triển và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

HSBC có quy trình bảo lãnh chặt chẽ, ưu tiên tính an tồn và rõ ràng dựa trên các tiêu chuẩn quy tắc quốc tế, có tính chun nghiệp cao. HSBC xem xét rất kỹ các tiêu chí về tính khả thi của một phương án bảo lãnh như tính hiệu quả, khả năng hoàn trả vốn, các yếu tố tác động đến phương án cũng

như tài sản đảm bảo cho việc phát hành bảo lãnh...

Trong quy trình bảo lãnh, bên cạnh việc phân cấp nghiệp vụ, việc giám sát luôn được tiến hành sát sao nhằm đảm bảo tính hệ thơng chặt chẽ, minh bạch theo đúng các quy định đã đề ra. Ngân hàng này cũng có một bộ phận chuyên trách hỗ trợ về pháp luật trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng ANZ

Ngân hàng ANZ thực hiện mở rộng và phát triển khách hàng theo hướng thỏa mãn tối đa các nhu cầu của khách hàng. Cụ thể đối với mỗi khách hàng có nhu cầu khác nhau, ANZ giúp khách hàng xác định các rủi ro mà họ có thể gặp phải và cung cấp các sản phẩm tương ứng để hạn chế rủi ro đó. Trong mọi trường hợp, ANZ ln có những giải pháp giúp khách hàng giảm thiểu rủi ro, bảo vệ và đảm bảo lợi ích của khách hàng.

Ngân hàng ANZ tận dụng lợi thế mạng lưới và uy tín quốc tế để thực hiện xác nhận bảo lãnh theo yêu cầu và nghiệp vụ này đã trở thành thế mạnh của Ngân hàng này. Đây là một dịch vụ được đánh giá là ít rủi ro và đem lại nguồn thu phí đáng kể.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triểnViệt Nam - Chi nhánh Thái Bình Việt Nam - Chi nhánh Thái Bình

Thơng qua việc tìm hiểu hoạt động thực tế trong lĩnh vực bảo lãnh của một số Ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam, ta có thể rút ra được một số kinh nghiệm trong việc phát triển hiệu quả trong hoạt động bảo lãnh đối với Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam - Chi nhánh Thái Bình. Cụ thể như sau:

- Tăng cường mở rộng mạng lưới, nâng cao uy tín để tạo sự tin tưởng đối với các khách hàng khi sử dụng dịch vụ bảo lãnh tại Ngân hàng.

- Thực hiện hoạt động bảo lãnh theo quy trình chặt chẽ, mang tính chun nghiệp cao. Trong quá trình phát hành bảo lãnh phải xem xét kỹ càng

các yếu tố có thể ảnh hưởng đến khoản cấp bảo lãnh cho khách hàng như phương án kinh doanh, tài sản thế chấp... để vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng vừa đảm báo tính an tồn trong hoạt động của Ngân hàng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn là chương cung cấp cơ sở luận của đề tài nghiên cứu. Chương 1 đã hệ thống hóa nội dung lý luận về bảo lãnh và hiệu quả bảo lãnh ngân hàng. Luận văn đã luận giải khái niệm, chức năng, vai trò, đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng; Phân loại bảo lãnh ngân hàng theo các góc độ khác nhau, xác định các loại rủi ro trong nghiệp vụ này. Trên cơ sở đó, luận văn nghiên cứu hiệu quả hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại thông qua các tiêu chí đánh giá, nhân tố ảnh hưởng và kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam. Đây là những nội dung lý luận quan trọng để vận dụng phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh của BIDV Thái Bình trong chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÁI BÌNH

Một phần của tài liệu 0617 hoạt động bảo lãnh tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w