CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu
2.4.1. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu của nghiên cứu được tính theo cơng thức sau:
n=Z 1−α 2 2 p(1− p) d2 Trong đó: n: là cỡ mẫu
Z1-a
2 2
= 1,96; với mức ý nghĩa α = 0,05
p: Tỷ lệ khách hàng hài lòng về dịch vụ lấy mẫu tại nhà, p = 0,5 (Tỷ lệ KH hài lòng với dịch vụ khám chữa bệnh dựa trên một nghiên cứu trước của Phạm Nhật Yên (Đánh giá sự hài lòng của người bệnh về dịch vụ khám chữa bệnh tại khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu của BV Bạch Mai)[36]
d: độ chính xác kỳ vọng giữa kết quả thu được từ mẫu với kết quả thực của quần thể nghiên cứu. Cân đối giữa nguồn lực và yêu cầu khoa học của nghiên cứu, lấy d= 0,05
Áp dụng cơng thức tính cỡ mẫu trên ta được n= 384. Tuy nhiên do đây là điều tra cộng đồng, người thu thập số liệu phải đến tận nhà từng đối tượng nghiên cứu đã được lấy mẫu xét nghiệm và trả kết quả trước đây, nên cũng có nhiều người khơng gặp hoặc khơng muốn tham gia nghiên cứu nên chúng tôi chọn thêm 20% để dự phịng thiếu cỡ mầu. Vì vậy cỡ mẫu sẽ lấy trịn là 460 người.
2.4.2. Chọn mẫu
Do sự hài lòng của đối tượng nghiên cứu tuỳ thuộc khá nhiều vào đặc điểm bản thân và các đặc tính về kinh tế, văn hố, xã hội nên chúng tôi đã áp dụng các chọn mẫu hai giai đoạn, cụ thể là:
- Giai đoạn 1: Chọn ra quận/huyện theo phương pháp phân tầng sau đó chọn
ngẫu nhiên đơn theo 3 bước sau:
Bước 1: Phân nhóm quận/huyện: Chia 30 quận huyện của Hà Nội ra
thành 03 nhóm (các quận nội thành Hà Nội cũ, các quận nội thành Hà Nội mới và các Huyện ngoại thành) (dựa theo cách phân loại năm 2009 và năm 2013).
Bước 2: Chọn quận/ huyện nghiên cứu: Trong mỗi nhóm chọn 1
quận/huyện bằng cách bốc thăm ngẫu nhiên, chúng tơi chọn được 3 quận/huyện là: Hồn Kiếm (đại diện các quận cũ), Bắc Từ Liêm (đại diện các quận mới) và Đan Phượng (đại diện cho các huyện).
Bước 3: Tính số lượng mẫu cần thu thập cho mỗi đơn vị / quận huyện:
Dựa vào tỷ lệ KH đã sử dụng dịch vụ tại nhà tại 3 quận, huyện Hồn Kiếm, Bắc Từ Liêm, Đan Phượng chúng tơi tính được số mẫu cần thu thập cho mỗi quận/ huyện theo bảng như sau
STT Tên Quận/ Huyện Số lượng KH Tỷ lệ Số mẫu cần thu thập
1 Hoàn Kiếm 1907 66,09% 304
2 Bắc Từ Liêm 845 28,83% 133
3 Đan Phượng 178 5,08% 23
Tổng 2930 100% 460
- Giai đoạn 2: Chọn đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi áp dụng phương pháp chọn ngẫu nhiên hệ thống để chọn đối tượng nghiên cứu cho mỗi quận/huyện, cụ thể là:
Chọn đối tượng nghiên cứu tại quận Hoàn Kiếm:
Bước 1: Lập danh sách khung mẫu KH đã sử dụng dịch vụ (vị trí các phường được sắp xếp bảng chữ cái theo A, B, C).
Bước 2: Tính khoảng cách chọn: hệ số k = 1907/304 6,27 làm tròn bằng 6, tức là cứ 6 người sẽ có 1 người được chọn vào mẫu.
Bước 3: Chọn người đầu tiên (i1) vào mẫu: Do hệ số k được làm tròn lên nên để đảm bảo tất cả các đối tượng có tên trong khung mẫu đều có cơ hội ngẫu nhiên được chọn vào mẫu, chúng tôi đã chọn đối tượng i1 theo cách chọn ngẫu nhiên từ 1 – 1907.
Bước 4: Chọn người tiếp theo: Các đối tượng tiếp theo sẽ được chọn bằng cách cộng thêm với hệ số k, đến khi hết danh sách thì lại quay lại đầu danh sách chọn tiếp đến khi đủ 304 đối tượng.
Chọn đối tượng nghiên cứu tại quận Bắc Từ Liêm
Tương tự phương pháp chọn mẫu như tại quận Hoàn Kiếm, tại Bắc Từ Liêm chọn ra 133 người trong tổng 845 người với khoảng cách mẫu là: 845/133 6,35, làm tròn thành 6.
Chọn đối tượng nghiên cứu tại huyện Đan Phượng:
Tương tự phương pháp chọn mẫu như tại quận Hoàn Kiếm và Bắc Từ Liêm, tại Đan Phượng chọn ra 23 người trong tổng 178 người với khoảng cách mẫu là: 178/23 7,73 làm tròn lên 8.