Biến đổi quan hệ dòng họ trong tang ma

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Biến đổi quan hệ dòng họ của người Tày ở xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 đến nay (Trang 79 - 90)

Chƣơng 2 : Dòng họ của ngƣời Tày ở xã Quang Lang

3.2.2Biến đổi quan hệ dòng họ trong tang ma

3.2. Biến đổi quan hệ dòng họ trong các nghilễ vòng đời

3.2.2Biến đổi quan hệ dòng họ trong tang ma

Tang ma là một trong những nghi lễ thể hiện văn hóa đặc sắc nhất của người Tày. Giống như nhiều dân tộc khác, tổ chức tang lễ là đưa linh hồn của người chết sang thế giới bên kia, về với tổ tiên và để xóa sạch mọi tội lỗi lúc sinh thời con người ta mắc phải, giúp linh hồn người chết sớm siêu thoát. Đây cũng là dịp để con cháu báo hiếu, trả nghĩa, đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ (La Công Ý 2010, tr. 286). Do vậy, trong các đám ma luôn tập trung đơng đủ anh em họ hàng gần xa, hàng xóm láng giềng, bạn bè. Ngày đó, nếu trường hợp gia đình nào khơng đến tiễn đưa người chết thì tức là gia đình đó đã cắt đứt quan hệ anh em họ hàng. “Đám ma luôn là ngày tập

trung đầy đủ anh em họ hàng, dù ở xa đến đâu người ta cũng về thắp nén nhang cho người đã khuất. Trừ khi họ từ mặt với anh em dịng họ thì khơng đến” (ơng Lơ Quốc K, 57 tuổi).

Từ xưa cho đến nay, tang ma người Tày được tổ chức khá cẩn trọng, linh đình, với nhiều nghi lễ rườm rà, tỉ mỉ và rất tốn kém. Chi phí cho một đám ma khá lớn, vượt qua khả năng kinh tế của nhiều gia đình. Đồng thời, đám ma là việc đột xuất nên nhiều gia đình chưa kịp chuẩn bị nên để tiến hành công việc thuận lợi họ phải nhờ tới sự hỗ trợ, giúp đỡ của dòng họ và hàng xóm.

73

Trong thời kỳ hợp tác hố nơng nghiệp và xây dựng chủ nghĩa xã hội, nghi lễ tang ma thường bị cho là chứa nhiều hủ tục mê tín dị đoan và chi phí tốn kém, nên chính quyền nhà nước đã vận động các gia đình khơng tổ chức đám ma rườm rà khi trong nhà có người thân qua đời. Có những nơi ở vùng Tày, mỗi khi có bản người chết thì lập tức lãnh đạo hợp tác xã hô hào bà con xã viên đến đem đi chôn ngay (Dương Thuấn, tr. 139). Do vậy, thời kỳ này quan hệ anh em dòng họ trong tang ma được xem là bị mờ nhạt. Khi trong dịng họ có người mất, anh em họ hàng và người thân chỉ đến phúng viếng, còn lại mọi việc đều do hợp tác xã đứng ra chỉ đạo và lo liệu.

Sau Đổi mới, việc tang ma của người Tày đã dần khôi phục các lễ nghi truyền thống sau một thời gian bị cấm kỵ. Theo phong tục cổ truyền,để linh hồn người chết được siêu thốt, đồng thời phù hộ cho con cháu bình an, người Tày phải tiến hành rất nhiều nghi lễ như: mời thầy cúng, lễ khâm niệm, lễ nhập quan, lễ vào đám, lễ trao nhà táng, cây hoa, đưa ma, hạ huyệt, cúng 49 ngày, 100 ngày, giỗ đầu, mãn tang… Trong đó, lễ tiết được coi trọng nhất là vào đám hay đưa tang, cần phải chọn ngày lành, giờ tốt. Chính vì điều này mà trước đây nhiều gia đình khơng chọn được ngày lành, tháng tốt đã kéo dài đám tang lên đến một tuần, thậm chí nửa tháng. Từ khi Nhà nước có các qui định mới về tang ma, cưới xin, lễ hội1, đám ma của người Tày đã được tổ chức đơn giản hơn, chỉ để người chết trong nhà không quá 48h đồng hồ. Tuy nhiên, các nghi lễ cổ truyền quan trọng trong tang ma vẫn được người Tày bảo lưu, thực hiện nhưng được rút gọn về mặt thời gian hơn.

Tang ma là quy tắc ứng xử của gia đình, dịng họ và háng xóm với người đã khuất. Vì vậy, khi trong nhà có người chết, gia đình phải có trách nhiệm báo ngay cho anh em dịng họ và hàng xóm. Với quan niệm “nghĩa tử là nghĩa tận” khi có người chết, mọi thành viên trong dòng họ và Hội hiếu đều đứng ra giúp đỡ tang chủ, người giúp gạo, lợn, tiền, củi, rượu,…cao hơn cả vẫn

1Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

74

là tinh thần, trách nhiệm của anh em họ hàng và làng xóm với người đã mất. “Khi trong dịng họ có người chết, các gia đình tự động đến nhà tang chủ, vừa

để động viên chia buồn, vừa hỗ trợ, giúp đỡ” (Ông Vi Văn C, 82 tuổi)

“Hội hiếu” ở các thôn bản Tày là một tổ chức do cộng đồng lập nên để giúp đỡ gia đình tang chủ các cơng việc trong đám ma. Hội hiếu được thành lập nhiều năm về trước “từ đời các cụ”1, đến nay những người con Tày chỉ nối dõi theo mà khơng cịn nhớ rõ nó được ra đời từ năm nào. Trước đây, hội có tên gọi là “hàng phe” sau này đổi tên thành “hội hiếu”. Hội hiếu tập hợp tất cả các thành viên trong cộng đồng thơn bản cùng tham gia. Hội có quy ước, quỹ hội riêng, mà đứng đầu là trưởng hội và phó hội. Họ là những người có uy tín, tiếng nói được người dân thơn bản bầu ra theo từng nhiệm kỳ để vận hành hoạt động của hội.Trong làng có người mất, nhận được tin báo từ phía gia chủ, trưởng hội sẽ thơng báo tới tồn thể hội viên. Mỗi gia đình sẽ cử một thành viên đến giúp đỡ gia đình của tang chủ. Khi đi họ đem theo củi, gạo, rượu, tiền tùy theo quy định của hội. Thôn Khun Phang thành lập một hội hiếu chung phục vụ tang lễ của cả làng. Nhưng riêng thôn Làng Đăng lại chia thành hai hội, do đây là thơn có địa bàn cư trú rộng và đông dân cư hơn. Hai hội của thôn Làng Đăng được chia theo cụm dân cư với dải ngăn cách là đường quốc lộ, hội hiếu của mỗi cụm đều có trưởng hội, phó hội riêng và chỉ phục vụ tang lễ của người thuộc cụm đó.

Khi tập hợp đầy đủ hội viên tại gia đình tang chủ, trưởng hội sẽ cùng với trưởng họ nội bàn bạc các công việc như thời gian làm ma, giờ làm các lễ chính, địa điểm chơn cất và cả cơng tác nấu nướng. Hai người này cũng phân công anh em trong dòng họ cùng các hội viên các công việc: đào huyệt, khiêng quan, chôn cất, lo nấu nướng, dọn dẹp... Hội viên khi đến đều mang theo đồ dùng, dụng cụ và khi xong việc tự cầm về.

1 Theo chia sẻ của người Tày Quang Lang.

75

Thực tế ở Quang Lang cho thấy hội hiếu có vai trị rất quan trọng trong tang ma của người Tày. Tuy nhiên, nếu như hội hiếu đứng ra đảm nhận hầu hết mọi cơng việc tay chân, thì anh em trong dịng họ lại đảm nhận vai trò trong các lễ nghi. Bên cạnh đó, dịng họ cịn cùng với hội hiếu phối hợp với nhau gánh vác, lo toan tất cả các khâu đoạn trong tang ma. Ví dụ, trong cơng việc nấu nướng, dòng họ thường cử hai hoặc ba người đứng ra lo mua sắm lương thực, thực phẩm và lên thực đơn món ăn, cịn người trong hội hiếu phối hợp đứng ra thực hiện nấu nướng theo sự chỉ dẫn của người trong dòng họ tang chủ. Sự phối hợp giữa anh em trong họ và hội hiếu luôn nhịp nhàng, ăn ý, rất ít khi xảy ra mâu thuẫn. Thường trong cộng đồng thôn bản, người của hội hiếu cũng là anh em cùng dịng họ với người mất nên mọi cơng việc trong tang ma mỗi thành viên vừa đóng vai trị của người thân, vừa đóng vai trị của hội hiếu. Sự hiện diện của dòng họ và hội hiếu đều quan trọng và không thể thiếu với gia đình tang chủ. Cùng với dòng họ, sự hỗ trợ, giúp đỡ của hội hiếu, các công việc trong đám tang đều được lo toan vẹn toàn. Con cháu, người thân tang chủ trong đau thương, mất mát không phải lo lắng tổ chức. “Khi trong nhà có người mất, dịng họ cùng hội hiếu họp lại, bàn bạc để giúp

tang chủ lo các công việc trong tang ma” (ông Lô Duy M, 34 tuổi)

Trong đám tang người Tày, nghi thức bắt buộc phải làm là mời thầy cúng. Trưởng họ phải đứng ra phân công một người trong họ nội đi mời thầy. Thầy cúng là người am hiểu mọi lễ nghi trong đám ma, xem ngày lành giờ tốt để tiến hành các lễ nghi và chọn hướng mồ mả…nên mời thầy cúng trong đám ma đến nay vẫn được duy trì. Ở Quang Lang hiện nay chỉ có duy nhất hai thầy cúng người Tày, còn lại là thầy người Nùng và người Kinh. Người Tày thường ưu tiên mời thầy trong dòng họ hoặc thầy đồng tộc. Nhưng cũng đã có nhiều trường hợp mời thầy người Nùng, với quan niệm thầy người Nùng trên cùng địa bàn cũng có thể hiểu và tiến hành tốt mọi khâu đoạn trong tang ma người Tày. “Khi có đám tang, trưởng họ sẽ phân cơng một người đi

76

có thì mời thầy là người Tày. Nhưng cũng có nhiều gia đình mời thầy người Nùng. Vì thầy người Nùng cũng hiểu và có nghi thức cúng tang ma gần giống như người Tày” (bà Vi Thị H, 79 tuổi).

Đồng thời, trưởng họ phân công một vài người là nam giới trung tuổi, có hiểu biết, ăn nói khơn khéo trong dịng họ đứng ra đón các đồn đến chia buồn cùng gia đình tang chủ. Quan trọng hơn, dịng họ phải chọn ra hai người một bên nội và một bên ngoại chuyên đốt hương, rót rượu cho thầy cúng trong suốt quá trình làm lễ cho đến khi hoàn tất tang lễ. Hai người này phải thường xuyên túc trực bên linh cữu, khơng được dời đi dù cho có việc gì xảy ra. Do vậy, họ phải là người có uy tín, trách nhiệm trong dịng họ. “Người phục vụ đốt hương, rót rượu cho thầy cúng được dòng họ cử ra, một người bên nội, một người bên ngoại. Họ giữ trong trách quan trọng nên phải là những người có uy tín”( ơng Vi Văn Ph, 47 tuổi).

Khi người thân trong gia đình có dấu hiệu lìa trần, người Tày có tục lệ tắm rửa cho người chết bằng nước lá thơm. Người tắm thường phải là em trai, con trai hoặc cháu trai người chết, sau đó họ mặc những bộ quần áo mới nhất, đẹp nhất cho người đã khuất. Tiếp đó họ phủ lên mặt người chết một tờ giấy bản màu trắng, có 3 lỗ thủng tương ứng hai mắt, chóp mũi. Người chết được đặt ở khu vực trước bàn thờ, quay đầu về phía bàn thờ tổ tiên và che bằng chiếc màn họ dùng khi còn sống.

Lễ khâm liệm: Khi thầy cúng bắt đầu lễ khâm liệm con cháu, họ hàng nội ngoại đều phải có mặt đầy đủ để làm lễ khâm niệm. Việc khâm niệm sẽ được tiến hành theo cách quấn vải trắng quanh người chết.

Tiếp đến là lễ nhập quan. Trước đây, khi trong nhà có người già yếu, ốm đau, bệnh tình lâu ngày khơng khỏi, người ta có thể chuẩn bị trước một chiếc áo quan. Việc đóng quan tài cũng phải được lựa chọn ngày lành, giờ tốt và thắp hương trình báo tổ tiên sự việc. Nhưng hiện nay việc chuẩn bị trước một cỗ quan tài khơng cịn nữa, thay vào đó khi có người chết họ sẽ đặt mua. Lễ nhập quan phải tiến hành vào giờ tốt, có mặt đầy đủ con cháu, họ hàng nội

77

ngoại gần xa bên thi hài. Sau khi thầy cúng đọc niệm chú, con cháu họ hàng sẽ nâng bốn góc chiếu đưa xác vào quan tài. Khi đọc xong tờ phan có ghi rõ họ tên, ngày sinh, ngày mất của người chết, tờ phan đó sẽ được đưa vào quan tài.

Lễ phát tang: sau lễ phát tang, con cháu, họ hàng bắt đầu mặc tang phục. Con trai mặc áo ngắn, quần lộn trái, buông gấu, đầu đội khăn vuông trắng, bên trên đội mũ rơm, tay chống gậy, đeo dao nhọn. Con gái, con dâu mặc áo dài trắng, quần khâu lộn bằng vải trắng, con dâu đội mũ bằng bồ đài trắng, phía trước che kín mặt, con gái quấn khăn trắng bên ngồi lọn tóc. Các cháu nội ngoại mặc áo trắng lộn trái, quấn khăn trắng, chắt quấn khăn vàng. Qua tang phục, ta có thể thấy rõ mối quan hệ trong dòng họ người Tày.

Theo phong tục của người Tày, trong dịng họ có người mất, mỗi gia đình đều phải đem đến 2m vải để góp cùng với gia đình tang chủ làm khăn tang. “Khi trong dịng họ có người mất, anh em họ hàng đến phải mang theo

2m vải để làm khăn tang” (Lô T, 92 tuổi). Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây,

các gia đình khơng cịn góp vải làm khăn tang, thay vào đó là gia đình tang chủ sẽ chuẩn bị khăn tang cho họ hàng.

Lễ dâng cơm: tế vào thời gian các bữa ăn hàng ngày, mâm cơm có rượu, thịt, cơm đặt bên linh cữu, chờ con cháu, họ hàng đông đủ, thầy cúng xúc cơm, thịt tượng trưng để mời vong linh. Lễ dâng cơm thể hiện tấm lòng của con cháu với người đã chết “sống sao, chết vậy”.

Trong tang ma của người Tày, họ bên nội, bên ngoại và bên thơng gia đều có lễ tế đối với người đã mất theo các quy định, thể hiện tình cảm tiếc thương với những người đã mất. Lễ tế của họ nội thường là gà, xôi, gạo, chuối, hương dâng lên trước linh cữu. Thầy cúng sẽ đọc bài tế lễ theo danh sách con cháu, anh em họ hàng nội tộc. Con cháu, họ hàng quỳ bên linh cữu. Sau đó, thầy cúng sẽ gọi từng người theo vai vế, thứ bậc lên rót rượu, thắp nén nhang cho người đã khuất; Lễ tế của họ ngoại thường là một cây tiền, phong bì, nén hương. Anh em, con cháu họ ngoại quỳ bên linh cữu, thầy cúng đọc bài tế bao gồm tất cả tên họ theo thứ bậc họ bên ngoại của người chết;

78

Ngoài lễ tế của họ bên nội, bên ngoại, bên thông gia cũng chuẩn bị mâm lễ riêng để dâng lên tưởng liệm người đã chết. Trước đây lễ vật là một con lợn, gạo, rượu. Nhưng nay chuyển sang bằng tiền. Số tiền này do người trưởng họ bên thông gia tập hợp anh em trong họ cùng đóng góp. Thầy cúng bắt đầu đọc bài tế và đốt hương cho trưởng họ bên thông gia lên thắp nén hương cho người chết. Như vậy, qua lễ tế người chết cho ta thấy rõ quan hệ dòng họ của người Tày qua tang ma.

Lễ đưa tang: khi tiếng trống đưa tang cất lên, tất cả anh em, họ hàng, làng xóm tập trung lại tại nhà gia chủ để bắt đầu đưa linh cữu người chết ra đồng. Sau đó con trai, con gái, con dâu, con rể lấy thân mình làm cầu cho linh hồn bố mẹ sang thế giới bên kia. Sau khi ra khỏi nhà, quan tài được đặt lên đòn khiêng, thầy cúng niệm thần chú, tung vài nắm gạo và tiền qua nhà táng để bố thí cho những hồn ma vất vưởng, rồi đưa quan tài ra nơi chôn cất. Đi đầu là một người cầm bó đuốc, người này là con cháu họ hàng, với ý nghĩa soi đường cho người chết về cõi âm. Tiếp là người gánh đồ lễ, tiền vàng mã để dải dọc đường từ nhà đến nơi chôn cất. Đi sau hai người này là thầy cúng, con cháu, họ hàng thân thích, rồi mới đến hàng xóm láng giềng. Ra đến nơi an táng, trước khi chôn cất, con cháu, họ hàng sẽ làm lễ tiễn biệt người chết sang thế giới bên kia. Sau khi thầy cúng niệm thần chú xong, tiến hành hạ huyệt và đắp đất thành nấm mồ.

Để hoàn thành việc đưa linh hồn người chết về với tổ tiên, người Tày còn tổ chức cúng tuần đầu, cúng 49 ngày, cúng 100 ngày, giỗ đầu, lễ mãn tang sau 2 hoặc 3 năm, vài năm sau đó tiến hành cải táng với ý nghĩa thay nhà mới cho người chết. Trong những ngày này, anh em họ hàng nội ngoại, thơng gia ln có mặt đầy đủ. Trong tang ma của người Tày, trách nhiệm nặng nền hơn cả vẫn thuộc về người con trai trưởng. Họ phải là người đầu tiên đứng ra lo liệu tang ma cho bố mẹ. Đồng thời, con trai trưởng cũng là người đại diện cho gia đình đi tế lễ, phúng điếu họ hàng nội ngoại và thơng gia. “Người Tày chúng tơi có tục lệ “sống con út, chết con cả” khi bố mẹ chết đi, người con cả

79

phải đứng ra tập hợp anh em cùng lo tang ma. Hoặc thay mặt cho anh em trong họ đi tế lễ họ hàng nội ngoại, thơng gia khi có người chết. Anh trưởng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Biến đổi quan hệ dòng họ của người Tày ở xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 đến nay (Trang 79 - 90)